Nội soi dạ dày là phương pháp chẩn đoán hình ảnh nhằm sàng lọc và điều trị bệnh đường tiêu hóa. Trước khi đi nội soi dạ dày có phải nhịn ăn không là thắc mắc chung của nhiều người. Nếu phải nhịn ăn thì cần nhịn bao lâu trước khi tiến hành nội soi dạ dày?
Bạn đang đọc: Trước khi nội soi dạ dày có phải nhịn ăn không?
1. Khi nào cần nội soi dạ dày?
Nội soi là kỹ thuật sử dụng ống soi dẫn vào đường tiêu hóa. Trên đầu ống soi có gắn nguồn chiếu sáng và một camera giúp thu lại hình ảnh tại khu vực cần khảo sát. Màn hình máy tính bên ngoài sẽ hiển thị hình ảnh mà ống soi khảo sát tới. Bác sĩ trực tiếp quan sát tại màn hình để nhìn ra những tổn thương trong lòng đường tiêu hóa.ư
Phương pháp nội soi dạ dày được chỉ định ở trong các trường hợp sau:
– Phát hiện và điều trị các vấn đề như loét dạ dày, trào ngược dạ dày, xuất huyết dạ dày, giãn tĩnh mạch thực quản…
– Cần lấy các dị vật trong đường tiêu hóa.
– Tìm kiếm và phát hiện vi khuẩn HP trong dạ dày.
– Tầm soát ung thư sớm.
Ngoài ra, khi bạn nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu dưới đây thì cần tới bệnh viện kiểm tra ngay:
– Đau ở vị trí thượng vị dạ dày.
– Hay ợ chua, ợ hơi.
– Luôn có cảm giác bị trào ngược.
– Chán ăn.
– Chậm tiêu và đầy hơi.
– Buồn nôn hoặc nôn hoặc nôn ra máu.
– Mỗi lần đi ngoài thì thấy máu lẫn trong phân.
– Viêm họng không khỏi, tái đi tái lại nhiều lần.
– Nuốt đau hoặc khó nuốt khi ăn/uống, cảm giác vướng ở cổ họng.
– Sụt cân nhanh mà không biết nguyên nhân là gì.
– Gia đình có người từng bị nhiễm vi khuẩn HP…
Nội soi dạ dày có vai trò quan trọng trong chẩn đoán và sàng lọc các bệnh lý đường tiêu hóa
2. Trước khi nội soi dạ dày có phải nhịn ăn không?
Nội soi dạ dày có phải nhịn ăn không? Nếu có thì phải nhịn ăn trong bao lâu trước khi nội soi dạ dày? Nếu lỡ ăn thì có thể thực hiện nội soi dạ dày được không? Tất cả những thắc mắc này sẽ được giải đáp ở dưới đây.
2.1. Nhịn ăn là điều bắt buộc
Trước ngày nội soi dạ dày thì bạn cần nhịn ăn để đảm bảo an toàn và tăng hiệu quả quan sát. Bạn nên nhịn ăn ít nhất 6 giờ để khi nội soi, bác sĩ dễ dàng quan sát rõ lớp niêm mạc dạ dày và tránh xảy ra trường hợp bị trào ngược, sặc thức ăn. Đồng thời, các loại sữa uống, nước có màu như nước ngọt, nước hoa quả, cà phê,..cũng không được sử dụng.
Thời điểm nội soi dạ dày phù hợp nhất là vào buổi sáng. Bởi sau một đêm, thức ăn sẽ được tiêu hóa hết. Với trường hợp nội soi khi bị hẹp môn vị thì cần nhịn ăn lâu hơn, từ 12 – 24 tiếng. Ở một số trường hợp phải đặt ống bơm rửa dạ dày trước khi nội soi.
Nên nhịn ăn ít nhất 6 tiếng trước khi nội soi
2.2. Tại sao ăn rồi lại không thể nội soi dạ dày
Nếu bạn không nhịn ăn thì đồng nghĩa với việc không thể thực hiện nội soi dạ dày vì:
– Cản trở việc quan sát dạ dày khiến cho kết quả quan sát thiếu chính xác: Nếu trong dạ dày người bệnh còn thức ăn thì sẽ gây cản ngại camera ghi hình, đồng thời tạo ra một lớp nhầy phủ lên bề mặt niêm mạc, dẫn đến khó quan sát và độ chính xác thấp
– Dễ khiến bạn bị trào ngược, sặc thức ăn: Trong quá trình đưa ống nội soi qua hầu họng xuống thực quản và dạ dày thì bạn sẽ có cảm giác buồn nôn. Điều này có nguy cơ sặc thức ăn, nước vào phổi nếu dạ dày của bạn còn nhiều nước và thức ăn.
3. Những lưu ý khác
Bên cạnh lưu ý “nội soi dạ dày có phải nhịn ăn không” thì có một số lưu ý khác bạn cũng cần biết đó là:
3.1. Thông báo về các loại thuốc đang dùng
Có một số loại thuốc sẽ ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm vi trùng HP trong dạ dày. Do đó bạn cần thông báo với bác sĩ về các loại thuốc mà bản thân đang sử dụng. Bác sĩ sẽ lưu ý và chỉ định bạn cần ngưng sử dụng từ 2-4 tuần trước khi thực hiện nội soi.
Bên cạnh đó, nếu bạn có dùng các thuốc kháng đông hoặc chống ngưng tập tiểu cầu thì phải ngưng từ 3-7 ngày tùy từng loại (trong trường hợp can thiệp thủ thuật điều trị). Mục đích để dự phòng xuất huyết trong và sau thủ thuật. Các loại thuốc điều trị cao huyết áp, thuốc tim mạch không có tác dụng chống đông vẫn có sử dụng bình thường.
Tìm hiểu thêm: Nội soi nhuộm màu có gì khác biệt về khả năng chẩn đoán?
Thông báo ngay cho bác sĩ về các loại thuốc đang dùng
2.3. Sắp xếp người chăm sóc đi cùng
Với người cao tuổi, trẻ nhỏ hoặc người được can thiệp nội soi để điều trị thì cần có người đi cùng để chăm sóc, hỗ trợ.
Bên cạnh đó, hiện nay nội soi gây mê là phương pháp nội soi phổ biến. Nếu thực hiện phương pháp này, tốt nhất bạn không nên tự điều khiển xe lúc về. Vì không loại trừ khả năng cơ thể bị ảnh hưởng tác dụng phụ của thuốc gây mê. Điều này cực kỳ nguy hiểm khi tự mình lái xe trên đường. Để đảm bảo an toàn, hãy đi cùng với người thân để được chở về nhà.
2.4. Sẵn sàng tâm lý thoải mái
Mang một tâm lý thoải mái là rất cần thiết và giúp cho quá trình nội soi diễn ra thuận lợi. Lo lắng và sợ sệt quá mức sẽ ảnh hưởng tới quá trình cũng như kết quả nội soi.
Phương pháp nội soi ngày nay rất hiện đại nên không gây đau hay khó chịu. Với phương pháp gây mê, bạn sẽ ngủ một giấc ngắn và khi tỉnh dậy thì mọi thứ đã xong xuôi.
>>>>>Xem thêm: Siêu âm buồng trứng có thể phát hiện được bệnh lý nào?
Đo huyết áp trước khi tiến hành nội soi
2.5. Lựa chọn nội soi ở chỗ uy tín
Chọn địa chỉ uy tín, chất lượng tốt có ý nghĩa lớn tới kết quả thăm khám. Tốt nhất bạn nên tham khảo nhiều nơi trước khi đưa ra lựa chọn cuối cùng.
Tại Hà Nội, Hệ thống y tế Thu Cúc TCI cũng là cái tên mà bạn có thể tham khảo. Hiện nay các gói tầm soát ung thư tại Thu Cúc TCI có ứng dụng phương pháp nội soi hiện nhằm mục đích sàng lọc tổn thương tối ưu, không bỏ sót. Hai công nghệ nội soi gồm công nghệ nội soi dải tần ánh sáng hẹp NBI 5P và công nghệ nội soi cao cấp MCU được ứng dụng rộng rãi. Hai công nghệ này với nhiều ưu điểm không chỉ mang lại kết quả chuẩn xác mà còn giúp bạn cảm thấy nhẹ nhàng, không hề khó chịu trong quá trình thực hiện
Trên đây câu trả lời cho thắc mắc “nội soi dạ dày có phải nhịn ăn không?”. Chúc bạn có một buổi nội soi thuận lợi và nhẹ nhàng nhé!