Từ A đến Z tiểu cầu là gì?

Ai cũng biết rằng tiểu cầu là thành phần quan trọng cấu tạo máu, tuy nhiên bạn có biết cấu tạo của tiểu cầu là gì, tiểu cầu sinh ra từ đâu và chức năng của nó như thế nào? Bài viết dưới đây cung cấp những thông tin hữu ích từ A đến Z tiểu cầu là gì bạn đọc nên tham khảo.

Bạn đang đọc: Từ A đến Z tiểu cầu là gì?

Tiểu cầu là gì?

Tiểu cầu là 1 trong 3 loại tế bào máu cơ bản quan trọng (hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu), có kích thước rất nhỏ, đường kính từ 1-4 mm. Số lượng tiểu cầu bình thường trong máu dao động từ 150.000 – 450.000 /ml. Trong máu, tiểu cầu thường có hình đĩa hoặc hình bầu dục. Khi ra ngoài cơ thể, hình dáng tiểu cầu thay đổi rất vô định.

Tiểu cầu được sinh ra ở đâu?

Từ A đến Z tiểu cầu là gì?

Tiểu cầu là thành phần quan trọng trong máu

Tiểu cầu được sinh ra ở tủy xương bởi các tế bào mẫu tiểu cầu có nhân lớn – CFU-GEMM (megakaryocyte). Từ các mảnh nhỏ của tế bào mẫu tiểu cầu sẽ phát triển, dài ra nối với nhau thành chuỗi các tế bào tiền tiểu cầu. Tiếp đó, các chuỗi tế bào tiền tiểu cầu này sẽ giải phóng ra các tế bào tiểu cầu đơn lẻ hoặc các nhóm tế bào. Mỗi tế bào mẫu tiểu cầu có thể sinh ra khoảng 3000 tế bào tiểu cầu.

Trung bình 1 ngày, có khoảng 35000 đơn vị tế bào tiểu cầu được sinh ra, và số lượng này có thể tăng lên ở những người mắc bệnh suy giảm tiểu cầu miễn dịch. Việc sản xuất của tế bào mẫu tiểu cầu megakaryocyte có thể bị can thiệp bởi các kháng thể kháng tiểu cầu, làm tăng tốc độ sản sinh tế bào tiểu cầu.

Các rối loạn có liên quan tới chức năng tủy xương có thể gây rối loạn sinh tiểu cầu, như làm tăng hoặc giảm số lượng tiểu cầu được sinh ra. Các rối loạn này có thể là các bệnh lý gây loạn tủy, suy tủy…, các thuốc ảnh hưởng tới chức năng tủy: hóa, xạ trị trong điều trị ung thư…

Tiểu cầu có tồn tại mãi trong máu?

Thông thường, đời sống của tế bào tiểu cầu kéo dài từ 5-7 ngày.

Trong cơ thể, cơ quan đảm nhiệm vai trò tiêu hủy các tế bào tiểu cầu già là lá lách. Lách là nơi bắt giữ và tiêu hủy tiểu cầu cũng như các tế bào máu khác trong cơ thể.

Những phát triển bất thường của lá lách như lách to có thể làm tăng quá trình bắt giữ và tiêu hủy tiểu cầu, gây giảm số lượng tiểu cầu trong máu ngoại vi. Do vậy trong nhiều trường hợp giảm tiểu cầu nghiêm trọng, bệnh nhân có thể được chỉ định phẫu thuật cắt lách nhằm giảm quá trình tiêu hủy tiểu cầu.

Chức năng của tiểu cầu là gì?

Tiểu cầu tham gia và đóng vai trò quan trọng trong quá trình đông máu, giúp hình thành các cục máu đông và bảo vệ tính toàn vẹn của mạch máu.

Khi có vết thương, vết rách gây chảy máu, các tế bào tiểu cầu gần đó sẽ nhận được tín hiệu để vây đến vết thương. Tại đây các tế bào tiểu cầu sẽ tiếp tục giải phóng các hoạt chất báo hiệu cho các tế bào tiểu cầu khác kéo đến, kết dính và kích hoạt các yếu tố đông máu khác, tạo ra các cục máu đông tại vị trí tổn thương, ngăn cản quá trình rò rỉ và chảy máu.

Do vậy, nếu cơ thể thiếu tiểu cầu, quá trình đông máu sẽ không thể diễn ra bình thường, làm kéo dài thời gian đông máu, thậm chí gây chảy máu khó cầm. Nếu không có đủ tiểu cầu để cầm máu, cơ thể sẽ xuất hiện những

Tìm hiểu thêm: Nổi hạch ở nách có nguy hiểm không?

Từ A đến Z tiểu cầu là gì?

>>>>>Xem thêm: Đoán biết sức khỏe qua… nước tiểu

Xét nghiệm máu chẩn đoán nồng độ tiểu cầu trong máu

vết bầm tím do máu rò ra ngoài lòng mạch và được gọi là hiện tượng xuất huyết. Thiếu tiểu cầu có thể gây ra rất nhiều bệnh lý chảy máu rất khác nhau : xuất huyết giảm tiểu cầu, xuất huyết dưới da, xuất huyết tiêu hóa, chảy máu cam, chảy máu chân răng, xuất huyết nội sọ…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *