Viêm ruột thừa ở trẻ em diễn tiến vô cùng nhanh, có thể làm trẻ tử vong trong vài ngày. Chính vì vậy, ghi nhớ các triệu chứng viêm ruột thừa ở trẻ em để kịp thời phát hiện bệnh là rất cần thiết. Trong bài viết này, Thu Cúc TCI xin chia sẻ với bố mẹ thông tin về biểu hiện bệnh lý viêm ruột thừa, đừng bỏ lỡ, bố mẹ nhé!
Bạn đang đọc: Từ A đến Z về triệu chứng viêm ruột thừa ở trẻ em
1. Viêm ruột thừa: Khái niệm, nguyên nhân và biến chứng
1.1. Khái niệm
Ruột thừa là một bộ phận của ống tiêu hóa, dài vài cm, nằm tại ngã ba ruột non – ruột già và nối trực tiếp với manh tràng (đoạn đầu ruột già). Đặt trong tổng thể ổ bụng, ruột thừa thường ở bụng dưới. Số ít trường hợp, ruột thừa sẽ ở các vị trí lân cận khác, như ở giữa hoặc bên trái bụng chẳng hạn.
Theo đó, khi ruột thừa trẻ nhiễm trùng, chúng ta nói trẻ bị viêm ruột thừa.
Khi ruột thừa trẻ nhiễm trùng, chúng ta nói trẻ bị viêm ruột thừa.
1.2. Nguyên nhân
Viêm ruột thừa mọi trường hợp đều phát sinh từ một trong hai nguyên nhân: Tắc nghẽn lòng ruột thừa và loét niêm mạc ruột thừa. Trong đó:
– Tắc nghẽn lòng ruột thừa: Là nguyên nhân gây viêm ruột thừa phổ biến hơn. Tắc nghẽn lòng ruột thừa là tình trạng khởi phát từ các dị vật như thức ăn, ký sinh trùng, sỏi phân, khối u hoặc khối hạch phì đại. Khi tắc nghẽn, áp lực lòng ruột thừa tăng do dịch ruột thừa tồn đọng. Đồng thời, sự tồn đọng dịch ruột thừa cũng là điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn phát triển và tấn công thành ruột thừa. Tất cả đó, cuối cùng đưa đến tình trạng viêm ruột thừa (viêm ruột thừa do tắc nghẽn lòng ruột thừa được gọi là viêm ruột thừa tắc nghẽn).
– Loét niêm mạc ruột thừa: Sự viêm bắt đầu từ niêm mạc rồi lan tỏa đến các lớp bên dưới, làm thành ruột thừa sưng và hệ thống mạch máu nuôi dưỡng ruột thừa tắc nghẽn. Ruột thừa thiếu máu nuôi dưỡng và viêm (viêm ruột thừa do loét niêm mạc ruột thừa được gọi là viêm ruột thừa xuất tiết).
1.3. Biến chứng
Là một cấp cứu ngoại, viêm ruột thừa phải được xử trí cực kỳ nhanh chóng. Nếu không, ruột thừa viêm có thể hoại tử, vỡ ra, giải phóng các tác nhân tiêu cực vào ổ bụng, làm trẻ viêm phúc mạc, nhiễm khuẩn huyết (hay còn gọi là nhiễm trùng máu), suy đa tạng và tử vong.
Tìm hiểu thêm: Điểm mặt 5 guyên nhân đau đầu ở trẻ em và cách xử trí
Nhiễm trùng máu là một trong các biến chứng của viêm ruột thừa
2. Triệu chứng
Bởi viêm ruột thừa vô cùng nguy hiểm, bố mẹ hãy ghi nhớ những triệu chứng bệnh được chia sẻ sau đây để kịp thời phát hiện và xử trí bệnh cho trẻ, bố mẹ nhé.
2.1. Triệu chứng viêm ruột thừa ở trẻ em: Giai đoạn sớm
Theo chuyên gia, triệu chứng viêm ruột thừa giai đoạn sớm có thể khác nhau ở mỗi trẻ và rất khó chẩn đoán. Nó có thể là cảm giác chán ăn, ăn không ngon miệng. Trẻ cũng bị đau bụng nhưng vị trí không rõ ràng sau đó cơn đau chuyển dần xuống vùng bụng dưới.
2.1. Triệu chứng viêm ruột thừa ở trẻ em: Giai đoạn tiến triển
– Triệu chứng hệ tiết niệu: Theo thời gian, cơn đau bụng sẽ tăng lên. Tuy nhiên cơn đau không phải lúc nào cũng giới hạn ở vị trí ruột thừa. Nếu ruột thừa nằm gần bàng quang, trẻ có thể gặp một số triệu chứng về hệ tiết niệu, như đi tiểu thường xuyên hoặc đau khi đi tiểu.
– Triệu chứng hệ tiêu hóa: Nôn và buồn nôn có thể đi cùng với đau bụng do viêm ruột thừa. Các triệu chứng này thường xuất hiện sau một vài giờ. Tiêu chảy hoặc táo bón cũng có thể là triệu chứng của viêm ruột thừa. Khó tiêu nhẹ hoặc thay đổi thói quen đi tiêu có thể xảy ra trước khi cơn đau bụng xuất hiện.
– Sốt: Viêm ruột thừa có thể gây ra sốt nhẹ ở trẻ. Sốt cao trên 38 độ C thường là dấu hiệu cho thấy ruột thừa bị vỡ.
– Triệu chứng khác: Trẻ kém hoạt bát, không di chuyển nhiều vì sợ vận động sẽ làm tăng cơn đau ở bụng. Trẻ có xu hướng nằm nghiêng người hoặc nằm với tư thế co đầu gối để bớt đau. Đây cũng là những dấu hiệu mà các bậc phụ huynh cần lưu ý.
>>>>>Xem thêm: Điều trị nổi mề đay ở trẻ em trường hợp là nổi mề đay
Sốt là một trong các dấu hiệu nhận biết viêm ruột thừa
3. Viêm ruột thừa: Chẩn đoán và điều trị
3.1. Chẩn đoán
Để chẩn đoán xác định bệnh lý viêm ruột thừa, trẻ cần được thăm khám lâm sàng và thăm khám cận lâm sàng. Trong đó:
– Thăm khám lâm sàng, bao gồm: Khai thác tiền sử và dấu hiệu bệnh lý đồng thời tiến hành một số kiểm tra vùng bụng như: Kiểm tra mức độ đau của bùng (bằng cách ấn tay lên vùng đau; nếu phúc mạc lân cận cũng viêm, cơn đau sẽ có xu hướng tồi tệ hơn), kiểm tra mức độ cứng của bụng,…
– Thăm khám cận lâm sàng, bao gồm: Xét nghiệm máu (được thực hiện với mục đích định lượng bạch cầu, xác định tình trạng viêm), xét nghiệm nước tiểu (được thực hiện với mục đích loại trừ nguyên nhân gây đau là do viêm hệ tiết niệu, sỏi thận,…), chụp X-quang bụng, chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ,…
3.2. Điều trị
Có 2 phương pháp điều trị viêm ruột thừa ở trẻ là: Phẫu thuật cắt ruột thừa – mổ hở và phẫu thuật cắt ruột thừa – mổ nội soi. Tùy tình trạng nặng – nhẹ của viêm ruột thừa, chuyên gia sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp cho trẻ. Theo đó:
– Nếu trẻ viêm ruột thừa nhẹ: Chuyên gia sẽ phẫu thuật cắt ruột thừa – mổ nội soi cho trẻ. Để thực hiện phẫu thuật này, chuyên gia sẽ mở một đường nhỏ hơn 5cm, sau đó chèn các dụng cụ đặc biệt và một máy quay vào bụng trẻ, thông qua đường mổ đã mở và tiến hành loại bỏ ruột thừa tổn thương. Mổ nội soi viêm ruột thừa là phương pháp được ưu ái lựa chọn hơn, do mổ phương pháp này, trẻ ít đau, hồi phục nhanh và ít để lại sẹo.
– Nếu trẻ viêm ruột thừa nặng (ruột thừa đã vỡ, vi khuẩn đã di chuyển vào ổ bụng hoặc áp xe đã xuất hiện xung quanh ruột thừa): Trẻ bắt buộc phải phẫu thuật cắt ruột thừa – mổ hở (chuyên gia sẽ mở một đường từ 5 – 10 cm trên bụng trẻ). Chỉ và chỉ khi cắt ruột thừa bằng phương pháp này, chuyên gia mới có thể làm sạch hoàn toàn khoang bụng hay còn gọi là dẫn lưu áp xe trước khi mổ ruột thừa cho trẻ.
Phía trên là triệu chứng viêm ruột thừa và nhiều thông tin hữu ích khác về bệnh lý này. Nếu còn thắc mắc cần giải đáp chi tiết một cách nhanh chóng, liên hệ Thu Cúc TCI ngay, bố mẹ nhé!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.