Từ A đến Z về viêm màng bồ đào mắt

Viêm màng bồ đào mắt là bệnh lý nhãn khoa nhiễm trùng màng bồ đào. Bệnh lý nhãn khoa viêm màng bồ đào mắt nhận biết thế nào và điều trị ra sao? Trong bài viết sau, Thu Cúc TCI sẽ chia sẻ với bạn câu trả lời cho câu hỏi đó, đừng bỏ qua, bạn nhé!

Bạn đang đọc: Từ A đến Z về viêm màng bồ đào mắt

1. Khái niệm, phân loại và đặc điểm bệnh lý viêm màng bồ đào

Viêm màng bồ đào – một bộ phận của mắt, có cấu tạo gồm 3 phần: Phần phía trước là mống mắt, phần ở giữa là thể mi và phần phía sau là màng mạch hay còn gọi là hắc mạc. Theo đó, viêm màng bồ đào là tình bệnh lý nhãn khoa nhiễm trùng một trong ba thành phần cấu tạo màng bồ đào. Tùy thuộc thành phần nhiễm trùng, viêm màng bồ đào có viêm màng bồ đào trước, viêm màng bồ đào trung gian và viêm màng bồ đào sau. Trong đó:

– Viêm màng bồ đào trước: Được xác định khi mống mắt và thể mi nhiễm trùng.

– Viêm màng bồ đào trung gian.

– Viêm màng bồ đào sau: Được xác định khi hắc mạc và có thể là cả võng mạc nhiễm trùng.

Mặc dù có thể khác nhau về vị trí nhiễm trùng, cả 3 dạng viêm màng bồ đào trên đều sở hữu 6 đặc điểm sau: Thứ nhất, có tỷ lệ mắc cao. Thứ hai, tuổi tác không phải yếu tố nguy cơ (người trẻ và người già có nguy cơ viêm màng bồ đào như nhau). Thứ ba, không lây nhiễm. Thứ tư, có căn nguyên phức tạp. Thứ năm, biến chứng nguy hiểm. Thứ sáu, tái phát dễ dàng.

2. Nguyên nhân viêm màng bồ đào

Viêm màng bồ đào mắt có thể phát sinh do nhiều nguyên nhân, trong đó có cả nguyên nhân đã rõ ràng và nguyên nhân chưa rõ ràng. Về nguyên nhân đã rõ ràng, chúng ta có thể kể đến:

– Nhiễm trùng do vi sinh vật, cụ thể là do vi khuẩn (như tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, lậu cầu, trực khuẩn,…), virus (như Herpes Simplex Virus), nấm (như Candida albicans), ký sinh trùng (như Toxoplasma Gondii,…).

Từ A đến Z về viêm màng bồ đào mắt

Viêm màng bồ đào có thể khởi phát do nấm Candida albicans

– Nhiễm trùng do thực phẩm, hóa chất và một số tác nhân khác.

– Bệnh tự miễn: Màng bồ đào của bệnh nhân bị kháng thể được sản sinh từ chính cơ thể bệnh nhân phá hủy.

– Chấn thương cơ học trực tiếp ở mắt: Như chấn thương xuyên, chấn thương đụng, chấn thương đập,…

– Bệnh lý toàn thân khác bệnh tự miễn: Như Behcet, Collagenose, bệnh lý về da, bệnh lý về máu, Sarcoidose.

3. Dấu hiệu viêm màng bồ đào

Viêm màng bồ đào một khi tồn tại thì thường sẽ biểu hiện rõ ràng. Theo đó, biểu hiện của bệnh lý nhãn khoa này là:

– Biểu hiện ở mắt: Mắt đỏ, chảy nước mắt liên tục, đau âm ỉ và nhạy cảm với ánh sáng.

– Biểu hiện ở thị lực: Thị lực suy giảm, nhìn thấy mọi vật bị bao phủ bởi một màn sương hoặc nhìn thấy bóng đen trôi lập lờ như ruồi, muỗi bay trước mắt.

Mặc dù hầu hết viêm màng bồ đào sẽ biểu hiện rõ ràng, vẫn có một số trường hợp bệnh lý nhãn khoa này tồn tại âm thầm và chỉ được phát hiện khi bệnh nhân thăm khám với chuyên gia.

Tìm hiểu thêm: Bà bầu bị viêm kết mạc có ảnh hưởng đến thai nhi không và lưu ý?

Từ A đến Z về viêm màng bồ đào mắt

Viêm màng bồ đào có biểu hiện ruồi muỗi bay

4. Biến chứng viêm màng bồ đào

Như đã chia sẻ trong phần đặc điểm, viêm màng bồ đào có thể biến chứng. Biến chứng nguy hiểm nhất của viêm màng bồ đào là mù lòa. Ngoài mù lòa, các biến chứng khác của viêm màng bồ đào cũng ảnh hưởng tiêu cực vô cùng nghiêm trọng đến thị lực:

– Tăng nhãn áp: Tăng nhãn áp là biến chứng có tỷ lệ xuất hiện vô cùng lớn của viêm màng bồ đào. Biến chứng này xuất hiện do một đợt viêm màng bồ đào cấp có thể làm đồng tử hoặc một góc tiền phòng tắc nghẽn, tăng dịch tích tụ.

– Đục thủy tinh thể: Đục thủy tinh thể thường là biến chứng của viêm màng bồ đào trước mạn tính hay viêm mống mắt thể mi mạn tính. Bên cạnh đó thì đục thủy tinh thể cũng có thể là biến chứng của việc điều trị thời gian dài viêm màng bồ đào bằng corticoid.

– Phù hoàng điểm dạng nang: Phù hoàng điểm dạng nang thường là biến chứng của viêm màng bồ đào trung gian và viêm màng bồ đào sau hay viêm hắc mạc.

– Teo nhãn cầu: Xảy ra khi màng bồ đào viêm thời gian dài khiến thể mi giảm tiết dịch không phục hồi.

– Tổ chức hóa dịch kính.

– Bong dịch kính.

– Bong võng mạc.

5. Chẩn đoán và điều trị bệnh lý nhãn khoa viêm màng bồ đào

5.1. Chẩn đoán viêm màng bồ đào mắt

Để chẩn đoán viêm màng bồ đào, bệnh nhân có thể sẽ được: Kiểm tra thị lực bằng bảng đo thị lực, thăm khám bằng đèn soi đáy mắt, thăm khám bằng đèn khe sinh hiển vi, kiểm tra nhãn áp,…

Ngoài ra, chuyên gia nhãn khoa cũng có thể sẽ chỉ định bệnh nhân viêm màng bồ đào thực hiện thêm các khảo sát khác, đặc biệt là nếu: Chuyên gia nhãn khoa nghi ngờ bệnh nhân có các vấn đề tiềm ẩn khác viêm màng bồ đào, bệnh nhân có tiền sử viêm màng bồ đào, viêm màng bồ đào đặc biệt nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cả hai mắt,… Các khảo sát thêm này trong hầu hết các trường hợp là: Xét nghiệm máu, chụp X-quang, chụp cắt lớp đáy mắt.

Từ A đến Z về viêm màng bồ đào mắt

>>>>>Xem thêm: Tân mạch võng mạc: Triệu chứng và điều trị

Chuyên gia nhãn khoa thăm khám và điều trị viêm màng bồ đào

5.2. Điều trị viêm màng bồ đào mắt

Điều trị viêm màng bồ đào có nhiều phương pháp, mỗi phương pháp phù hợp với một bệnh nhân. Mặc dù khác nhau, chúng đều có chung mục tiêu. Mục tiêu đó là: Hạn chế triệu chứng viêm màng bồ đào và kiểm soát nguyên nhân viêm màng bồ đào. Theo đó, chúng ta có hai phương pháp điều trị viêm màng bồ đào là: Điều trị nội khoa và điều trị ngoại khoa, lần lượt được chỉ định cho bệnh nhân viêm màng bồ đào nhẹ và bệnh nhân viêm màng bồ đào nặng.

5.2.1 Điều trị nội khoa

Điều trị nội khoa, bệnh nhân chủ yếu được dùng các thuốc chống viêm steroid đường nhỏ, đường uống, đường tiêm, thuốc điều trị nhiễm trùng (hầu hết là thuốc kháng sinh), thuốc kháng virus,…

Riêng đối với viêm màng bồ đào trước, bệnh nhân sẽ được nhỏ Atropin làm giãn đồng tử để hạn chế nguy cơ đồng tử dính. Chỉ với việc nhỏ Atropin, 70% hiệu quả điều trị viêm màng bồ đào trước đã được đảm bảo cho bệnh nhân.

5.2.2. Điều trị ngoại khoa

Điều trị ngoại khoa, bệnh nhân được phẫu thuật, chủ yếu là phẫu thuật cải thiện biến chứng viêm màng bồ đào. Các phẫu thuật đó có thể là: Phẫu thuật điều trị tăng nhãn áp, phẫu thuật điều trị đục thủy tinh thể, phẫu thuật điều trị tổ chức hóa dịch kính, phẫu thuật điều trị bong võng mạc,…

Như vậy, bài viết đã chia sẻ với bạn thông tin cơ bản về viêm màng bồ đào. Để biết các thông tin chuyên sâu khác về bệnh lý nhãn khoa này, liên hệ Thu Cúc TCI, bạn nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *