Từ A – Z về bệnh viêm hồi tràng

Bệnh viêm hồi tràng là tình trạng bề mặt niêm mạc hồi tràng bị viêm, có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Viêm hồi tràng cần được phát hiện sớm và điều trị đúng khách để không diễn tiến thành mạn tính. 

1. Bệnh viêm hồi tràng là gì?

Hồi tràng là đoạn sau của tá tràng và hỗng tràng. Đây là bộ phận ít người biết tới, chiếm khoảng 1/2 chiều dài dưới của ruột non. Hồi tràng có đường kính nhỏ hơn ruột non và nối với đại tràng thông qua van hồi manh tràng. Hồi tràng có cấu trúc tương tự ruột non với mặt ngoài được bảo vệ bằng phúc mạc, mặt trong gồm các lớp cơ giúp di chuyển thức ăn tiêu hóa dọc ruột.Viêm hồi tràng là tình trạng viêm nhiễm tại lớp niêm mạch bộ phận này do nhiều nguyên nhân khác nhau. 

benh viem hoi trang 1

Viêm ở vị trí hồi tràng

2. Nguyên nhân gây ra bệnh viêm hồi tràng

2.1 Nhiễm trùng

Tình trạng nhiễm trùng tại đường ruột gây viêm tại một số bộ phận có thể do vi khuẩn hoặc virus gây ra. Con đường chủ yếu là thông qua thức ăn khiến vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể gây ngộ độc. Bệnh viêm hồi tràng thường do một số vi khuẩn gây nên như: E Coli, Shigella, Salmonella, Campylobacter. 

Một dạng viêm hồi tràng do nhiễm trùng mà ít người biết tới là viêm đại tràng giả mạc do khuẩn Clostridium difficile (C. difficile). Chứng rối loạn này chủ yếu do suy giảm hệ miễn dịch hoặc lạm dụng kháng sinh trong thời gian dài. Tác hại lớn nhất của kháng sinh là tiêu diệt cả vi khuẩn có ích trong đường ruột. Kích thích khuẩn C. difficile sinh sôi và giải phóng độc tố dẫn tới sốt, đau bụng…

Người bệnh thường gặp triệu chứng tiêu chảy, khiến cơ thể bị mất nước trầm trọng. Một số loại ký sinh trùng như Giardia khi xâm nhập vào cơ thể cũng có khả năng gây tiêu chảy nặng. Khi uống nước không vệ sinh như nước ao, nước hồ, vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể gây bệnh. 

2.2 Do thiếu máu cục bộ ở hồi tràng

Giống như ở các cơ quan khác, hồi tràng cũng được các mạch máu nuôi dưỡng. Động mạch cung cấp máu cho hồi tràng có thể bị xơ vữa, ứ tắc gây tình trạng thiếu máu ở hồi tràng. Cơ quan này không được cung cấp đủ máu để hoạt động, dẫn tới tình trạng viêm nhiễm. 

Thiếu máu cục bộ ở hồi tràng còn có thể  do những lý do cơ học như:

– Thoát vị bẹn (một phần hồi tràng kẹt bên trong điểm yếu của thành bụng khiến đoạn này bị thiếu máu)

– Xoắn ruột (tắc nghẽn do xoắn quai ruột)

Khi huyết áp giảm làm giảm lưu lượng máu tới hồi tràng, gây thiếu máu tại đây. Các triệu chứng điển hình như sốt, đau bụng, thường xuyên đi ngoài…

benh viem hoi trang 2

Viêm hồi tràng do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra

2.3 Nhiễm hóa chất dẫn tới bệnh viêm hồi tràng

Một số loại hóa chất khi vào cơ thể có thể gây hại cho đường ruột, kể cả hồi tràng dẫn đến tình trạng viêm nhiễm, tổn thương. Trong đó, tác dụng phụ của thuốc xổ cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới viêm hồi tràng. 

3. Dấu hiệu bệnh viêm hồi tràng

3.1 Đau bụng do bệnh viêm hồi tràng

Khi bị viêm hồi manh tràng, triệu chứng phổ biến nhất là đau bụng. Cảm giác nặng bụng, cơn đau giảm bớt khi đi đại tiện, trung tiện. Đau tăng khi táo bón. Đau bụng là dấu hiệu chung của nhiều bệnh đường tiêu hóa, bởi vậy không thể dựa vào triệu chứng này để chẩn đoán bệnh cụ thể. 

3.2 Tiêu chảy

Triệu chứng xảy ra từ mức vừa phải cho đến nặng. Nếu đi ngoài 20 lần mỗi ngày thì được coi là bị tiêu chảy nặng. Lúc này, cơ thể mất nước, tụt huyết áp, tim đập nhanh. 

3.3 Sốt

Người bệnh viêm hồi tràng còn có thể bị sốt, giảm cân bất thường. Tình trạng tiêu chảy kéo dài khiến cơ thể mất nước, mệt mỏi, chán ăn dẫn đến giảm cân hoặc bị sốt.

3.4 Phân có lẫn máu

Do niêm mạc hồi tràng bị tổn thương, thời gian dài có thể dẫn tới xuất huyết. Thức ăn khi di chuyển qua hồi tràng lẫn máu được đẩy ra ngoài. tuy nhiên nếu hiện tượng chảy máu với lượng ít thì người bệnh ít khi nhận ra.

3.5 Táo bón

Người bị viêm hồi tràng có thể bị táo bón do có sự tắc nghẽn trong đường ruột.

Ngoài những biểu hiện trên, tùy theo mức độ bệnh và cơ địa mỗi người mà bệnh có thể gây ra các triệu chứng khác. Người bệnh cần được khám và thực hiện các phương pháp chẩn đoán để có thể xác định bệnh chính xác. 

benh viem hoi trang 4

Viêm hồi tràng gây nhiều cảm giác khó chịu cho người bệnh

4. Bệnh viêm hồi tràng có nguy hiểm không?

Viêm hồi tràng có thể không gây biến chứng nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Nếu không xử lý dứt điểm thì bệnh rất dễ tái phát và chuyển thành mạn tính. Lúc này việc chữa bệnh sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Vì niêm mạc hồi tràng đã xuất hiện những tổn thương sâu và rộng hơn. Thậm chí có trường hợp người bệnh phải chấp nhận sống chung với viêm hồi tràng cả đời.

Viêm hồi tràng mạn tính lâu năm có thể dẫn đến những biến chứng như: 

– Giãn hồi tràng cấp tính (2-6%) 

– Thủng hồi tràng (2,8%)

– Chảy máu nặng (1-5%)

– Ung thư hồi tràng là 1 trong 5 loại ung thư nguy hiểm nhất tại Việt Nam

5. Cần làm gì khi bị bệnh viêm hồi tràng

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh viêm hồi tràng. Tùy từng nguyên nhân cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị sao cho phù hợp. Việc cần làm đầu tiên là xác định chính xác bệnh lý và được tư vấn chữa trị.

Thông thường, bác sĩ có thể cho người bệnh uống các loại thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm, thuốc ức chế miễn dịch, thuốc chống tiêu chảy… Người bệnh có thể được khuyến cáo bổ sung vitamin B12, sắt, canxi… để bồi bổ. Tuy nhiên, người bệnh không được tự ý mua thuốc tây về dùng mà cần theo hướng dẫn của bác sĩ. 

Bên cạnh việc điều trị bệnh bằng thuốc, người bị viêm hồi tràng nên để ý một số vấn đề như sau:

– Tránh ăn thức ăn dễ kích ứng như đồ cay nóng, đồ sống, chất kích thích

– Bổ sung nhiều chất xơ, vitamin cho cơ thể bằng cách ăn nhiều rau củ quả. 

– Bổ sung thêm men vi sinh có lợi cho cơ thể bằng việc ăn sữa chua và thực phẩm tự nhiên.

– Uống nhiều nước, bổ sung thêm các loại nước ép và sinh tố. 

– Hạn chế sử dụng thực phẩm từ sữa, đồ ăn béo

Trong sinh hoạt, người bệnh nên lưu ý:

– Ăn thành nhiều bữa nhỏ

– Ăn uống đúng giờ, tránh ăn uống thất thường. Ngủ đủ giấc.

– Rèn luyện thể dục thể thao 

– Giữ tâm trạng vui vẻ, thoải mái, tránh căng thẳng, stress kéo dài. 

Để sớm phát hiện và điều trị bệnh viêm hồi tràng kịp thời, hạn chế thấp nhất nguy cơ bệnh chuyển mãn tính, người bệnh cần thăm khám ngay khi nghi ngờ mắc bệnh. Bên cạnh đó, cần áp dụng lối sống lành mạnh, bổ sung dinh dưỡng khoa học để tránh rủi ro bị bệnh.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Nguồn bài viết: Benhvienthucuc.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *