Tử cung đôi và những ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản

Tử cung đôi là một trong những dị tật có thể xuất hiện ở tử cung. Tuy không gây ảnh hưởng tới sinh hoạt hằng ngày nhưng dị tật này lại ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe sinh sản.

Bạn đang đọc: Tử cung đôi và những ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản

Tử cung đôi là gì?

Tử cung đôi và những ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản

Hình ảnh minh họa tử cung bình thường và tử cung đôi

Tử cung còn được gọi là dạ con. Tử cung là bộ phận quan trọng trong thực hiện chức năng sinh sản của chị em phụ nữ.

Tử cung của người bình thường có dạng rỗng và trông giống quả lê ngược. Tử cung đôi là tình trạng tử cung có dị tật, bao gồm các dạng:

Tử cung vách ngăn

Đây là dạng tử cung xuất hiện vách ngăn ở giữa. Ngoài ra, các cấu trúc khác hoàn toàn bình thường

Tử cung hai sừng (còn gọi là tử cung trái tim)

Đây là dạng dị tật khiến tử cung bị chia làm đôi. Mỗi phần của tử cung sẽ nối trực tiếp với một buồng trứng. Tuy nhiên thì tử cung hai sừng vẫn có chung một đường nối với bộ phận âm đạo.

Hai tử cung

Trường hợp này, tử cung được chia làm 2 bộ phận hoàn toàn tách biệt. Hai tử cung được nối riêng với hai buồng trứng và có hai âm đạo hoàn toàn khác biệt.

Các dạng dị tật tử cung trên đều khiến cho lòng tử cung trở nên nhỏ hẹp. Trong trường hợp chị em mang thai, lượng máu và dưỡng chất nuôi thai nhi sẽ bị phân tán. Thêm vào đó do những cấu trúc bất thường của tử cung mà khiến cho việc nuôi dưỡng thai nhi hay sinh con trở nên khó khăn hơn.

Phương pháp chẩn đoán

Do tử cung đôi không có biểu hiện bất thường nào nên việc phát hiện rất khó khăn. Phần lớn chị em chỉ phát hiện ra tình trạng này trong quá trình khám sức khỏe sinh sản.

Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu về bệnh lý viêm chân răng mãn tính

Tử cung đôi và những ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản

Hình ảnh tử cung đôi thông qua siêu âm

Thông thường các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra vùng bụng dưới và  vùng chậu. Trong trường hợp nghi có những bất thường, bác sĩ sẽ chỉ định làm các xét nghiệm hình ảnh chuyên sâu. Các xét nghiệm chẩn đoán thường được sử dụng là:

Siêu âm

Siêu âm tử cung được thực hiện thông qua ổ bụng hoặc qua siêu âm đầu dò.

Sonohogramogram

Xét nghiệm này giúp phát hiện những bất thường trong cấu trúc tử cung với độ chính xác cao

Chụp MRI – Cộng hưởng từ

Phương pháp này sử dụng song vô tuyến và từ trường để tạo ra các hình ảnh cắt ngang giúp theo dõi cấu trúc tử cung.

Chụp X quang cản quang vòi trứng

Phương pháp này giúp bác sĩ xác định cụ thể kích thước cũng như cấu trúc tử cung và vòi trứng.

Nguyên nhân gây nên tử cung đôi

Nguyên nhân gây nên hiện tượng tử cung bất thường này là do rối loạn khi phôi thai phát triển. Trong quá trình hình thành, hai ống Mullerian sẽ sáp nhập và hình thành nên tử cung bình thường. Tuy nhiên, do quá trình này bị rối loạn khiến tử cung không hoàn chỉnh. Từ đó gây nên những dị tật tử cung ở các mức độ khác nhau. Hiện nay, những bất thường trong quá trình sáp nhập này vẫn chưa được các nhà khoa học tìm ra câu trả lời chính xác. Song, yếu tố di truyền được đánh giá là một trong những nguyên nhân hàng đầu của hiện tượng này.

Những ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản

Chị em có tử cung bất thường vẫn có cuộc sống sinh hoạt bình thường. Rất nhiều trường hợp chị em vẫn sinh hoạt vợ chồng và mang thai thành công. 

Ảnh hưởng của tử cung đôi tới chị em chưa mang thai

Chị em chưa mang thai có thể gặp tình trạng kinh nguyệt bất thường. Một số chị em có thể đối mặt với tình trạng vô sinh.

Ảnh hưởng của tử cung đôi tới mẹ bầu

Tử cung đôi và những ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản

>>>>>Xem thêm: Cách chữa bệnh trào ngược dạ dày

Một trường hợp mang thai của mẹ có tử cung vách ngăn

Với mẹ bầu, dị tật cấu trúc tử cung ảnh hưởng rất lớn tới thai nhi và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Do cấu trúc dị thường của tử cung, trước hết sẽ gây ra các trở ngại sau:

  • Trong quá trình thụ tinh, dị dạng tử cung khiến tỷ lệ trứng gặp tinh trùng giảm.
  • Trứng đã thụ tinh sẽ di chuyển vào tử cung để làm tổ. Do dị tật ở tử cung, nên các niêm mạc cũng có xu hướng mỏng hơn, giảm tỷ lệ thai làm tổ thành công.
  • Trong quá trình thai nhi phát triển, kích thước thai tăng dần. Do kích thước tử cung bị giảm đi rất nhiều nên mẹ đối mặt với nguy cơ bong nhau, vỡ ối, sinh non…. là rất cao. Ngoài ra, do với các dạng tử cung sừng, tử cung có vách hay hoàn toàn 2 tử cung đều chỉ có 1 động mạch cung cấp máu cho mỗi bên thay vì cả hai nên lượng máu cung cấp cho thai nhi bị giảm đáng kể. Thai nhi không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất thường nhẹ cân, suy dinh dưỡng, chậm phát triển hơn so với các thai nhi ở người mẹ bình thường.
  • Quá trình sinh của mẹ sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Khi mẹ mang thai đơn, thai nhi sẽ phát triển ở một tử cung, tử cung còn lại có xu hướng nằm thấp hơn gây cản trở trong giai đoạn chuyển dạ. Vì vậy, với hầu hết các ca mẹ tử cung dị thường đều được chỉ định sinh mổ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Vì vậy, chị em cần hết sức chú ý theo dõi sức khỏe trong quá trình mang thai để ngăn ngừa những rủi ro có thể xảy ra.

Phương pháp điều trị

Thông thường nếu chị em không xuất hiện bất cứ bất thường nào thì không cần can thiệp phẫu thuật. Tuy nhiên, nếu có mong muốn mang thai, chị em phải đi thăm khám và được đánh giá chi tiết về tình trạng sức khỏe cũng như nguy cơ tiềm ẩn. Trong nhiều trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật, nhằm:

  • Tạo hình tử cung (tử cung sừng, hai tử cung).
  • Loại bỏ vách ngăn (tử cung vách), tăng diện tích tử cung.
  • Loại bỏ tử cung kém hoạt động, tránh ảnh hưởng tới thai nhi khi mang thai.

Trên đây là một số kiến thức về một số dạng dị tật bẩm sinh ở tử cung mà chị em có thể gặp phải. Tùy mức độ bất thường của tử cung sẽ có những mức ảnh hưởng khác nhau. Tuy nhiên, chị em không nên quá hoang mang, lo lắng. Cách tốt nhất là chủ động thăm khám sức khỏe sinh sản định kỳ. Trong trường hợp có những bất thường, trong đó có bất thường của tử cung hãy tham vấn ý kiến bác sĩ và điều trị trước khi có kế hoạch mang thai. Thêm vào đó, chị em cần theo dõi sát sao sức khỏe thai kỳ. Ngoài ra chị em cần chủ động chăm sóc bản thân thông qua chế độ ăn uống, sinh hoạt, làm việc một cách khoa học để có một sức khỏe tốt.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *