Tự khám trĩ và cách điều trị hiệu quả

Trĩ là bệnh thường gặp nhất trong các bệnh hậu môn trực tràng với tỷ lệ bệnh nhân chiếm khoảng 20 – 45% dân số, trong đó dân văn phòng là đối tượng mắc bệnh trĩ nhiều nhất. Bệnh trĩ có thể tự khám và điều trị hiệu quả.

Bạn đang đọc: Tự khám trĩ và cách điều trị hiệu quả

Bệnh trĩ có thể tự khám để phát hiện

Những biểu hiện của bệnh trĩ thường dễ phát hiện với những dấu hiệu đặc trưng như:

– Chảy máu: Ở giai đoạn đầu, máu chảy rất kín đáo, chỉ có một vài giọt được phát hiện khi thấm vào giấy vệ sinh. Về sau, bệnh nhân khi bị táo bón khiến việc đi vệ sinh gặp khó khăn có xuất hiện máu chảy thành giọt hay thành tia. Muộn hơn, cứ mỗi lần đi cầu, đi đứng nhiều hoặc ngồi xổm thì máu lại chảy. Có khi máu chảy rất nhiều khiến bệnh nhân phải vào cấp cứu. Đôi khi, máu từ búi trĩ chảy ra đông lại trong lòng trực tràng gây đi cầu ra máu cục.

Tự khám trĩ và cách điều trị hiệu quả

Bệnh trĩ có thể tự phát hiện bằng những dấu hiệu lâm sàng

– Sa trĩ: đây cũng là triệu chứng thường gặp. Nếu trĩ sa độ 1, 2 thì không gây phiền hà nhiều. Nếu trĩ sa độ 3, bệnh nhân rất khó chịu khi đi cầu, đi đứng nhiều, làm việc nặng. Nếu trĩ sa đến độ 4, bệnh nhân thường xuyên bị đau đớn khó chịu.

– Các triệu chứng khác: Búi trĩ có thể không đau, hay bệnh nhân chỉ thấy cộm, vướng nhưng cũng có thể gây đau thực sự và thường xảy ra khi: tắc mạch, sa trĩ nghẹt, nứt kẽ hậu môn; bệnh nhân có cổ áp xe đi kèm, gây đau, chảy dịch nhầy ở hậu môn, sa trĩ nặng, hoặc ngứa hậu môn.

Những dấu hiệu của bệnh thường dễ nhận biết chỉ cần người bệnh chú ý quan sát và theo dõi là hoàn toàn có thể “bắt bệnh” dễ dàng ngay từ giai đoạn sớm.

Bệnh trĩ càng chữa trị sớm càng tốt

Bệnh trĩ thưởng không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tuy nhiên nó luôn là nỗi ám ảnh của người bệnh. Nguyên nhân là do tâm lý e ngại vì bệnh ở vùng kín đáo nên nhiều người thường ngại ngùng nhất là phụ nữ.

Chính vì vậy ngay sau khi tự “bắt bệnh” thấy dấu hiệu mắc bệnh trĩ cần đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn điều trị phù hợp. Để xóa bỏ những đau đơn, người bệnh cần vượt qua nỗi sợ hãi, ngại ngùng, chữa trị bệnh trĩ kịp thời.

Tìm hiểu thêm: Tiểu đêm nhiều lần, nguyên nhân do đâu?

Tự khám trĩ và cách điều trị hiệu quả

Cắt trĩ là phương pháp hiệu quả giúp điều trị bệnh trĩ

Bí quyết chấm dứt nỗi khổ bệnh trĩ

Bệnh trĩ thường tiến triển qua nhiều giai đoạn tùy vào mức độ phát triển của bệnh mà sau thăm khám bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp chữa trị hiệu quả nhanh chóng. Theo các chuyên gia, việc điều trị bệnh trĩ có thể tiến hành với những phương pháp sau:

Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt: Việc điều trị bệnh trĩ dù bằng phương pháp nào thì lựa chọn cách thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt cho lành mạnh luôn được khuyến cáo. Theo đó, người bênh nên tăng cường chất xơ, ăn đồ mát, uống nhiều nước, tập thể dục, vận động thường xuyên… để giảm bớt khó chịu, ngăn chặn bệnh tiến triển nặng hơn.

Điều trị nội khoa: Với các trường hợp trĩ mới ở mức độ nhẹ, bác sĩ có thể chỉ định dùng một số loại thuốc giúp giảm triệu chứng đau tạm thời cho người bệnh nhưng không điều trị triệt để.

Các thủ thuật: muốn điều trị bệnh trĩ triệt để, cần phải triệt tiêu hoàn toàn búi trĩ bằng các thủ thuật hay phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ và thắt các tĩnh mạch trĩ tận.

Tự khám trĩ và cách điều trị hiệu quả

>>>>>Xem thêm: Chạy thận nhân tạo là gì? dùng thuốc thường xuyên

Cắt trĩ longo tại bệnh viện Thu Cúc

Cắt trĩ bằng phương pháp Longo: Đây là phương pháp phẫu thuật hiện đại được ưa chuộng nhất hiện nay giúp giảm thiểu tối đa cảm giác đau sau mổ đồng thời giúp người bệnh phục hồi nhanh chóng. Hơn nữa cắt trĩ theo phương pháp Longo còn có tỷ lệ tái phát rất thấp phù hợp với các loại trĩ có biến chứng độ 3, độ 4, trĩ nội lớn, trĩ vòng… Phương pháp này có thể áp dụng được cho mọi đối tượng, từ người bị huyết áp cao, tiểu đường,….

Phẫu thuật cắt trĩ theo phương pháp Longo tại Bệnh viện Thu Cúc được thực hiện rất nhanh chóng, kéo dài khoảng 10 – 15 phút. Bệnh nhân có thể xuất viện sau 48 – 72 giờ và có thể trở lại sinh hoạt bình thường trong vòng 2 tuần.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *