Tự lấy cao răng – Những điều nên biết

Tự lấy cao răng không chỉ giúp chúng ta chủ động trong việc vệ sinh răng miệng, loại bỏ cao răng, mà còn có thể tiết kiệm chi phí lâu dài. Thế nhưng, lấy cao răng như thế nào đúng cách cho bản thân? Điều này lại là câu hỏi không phải ai cũng có thể tìm ra lời giải đáp.

Bạn đang đọc: Tự lấy cao răng – Những điều nên biết

1. Cao răng và nguyên nhân vì sao cần xử lý cao răng

1.1. Cao răng

Cao răng không phải là vấn đề hiếm gặp trong đời sống. Thậm chí, không nhiều người có thể tránh gặp hiện tượng này. Cao răng là sản phẩm của hiện tượng các mảng bám quanh răng bị vôi hóa bởi các muối vô cơ canxi photphat khi kết hợp cùng vụn thức ăn, axit, nước bọt, vi khuẩn và các yếu tố khoang miệng. Cao răng có màu đậm dần theo thời gian, có thể xuất hiện với màu vàng ngà, nâu đỏ hoặc màu đen nên thường khá dễ nhận biết.

Tự lấy cao răng – Những điều nên biết

Cao răng là hiện tượng rất dễ bắt gặp trong đời sống hằng ngày

1.2. Cần lấy cao răng vì những nguyên nhân thiết thực

Từ lâu, các sản phẩm răng miệng luôn hướng đến việc làm trắng, ngừa cao răng, cho thấy cao răng có rất nhiều vấn đề nguy cơ. Trên thực tế, cao răng không chỉ có những nguy hiểm ngầm mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến chúng ta. Việc không lấy cao răng để lại nhiều hậu quả như:
– Gây màu cho răng, ảnh hưởng trực tiếp đến thẩm mỹ
– Tình trạng sâu răng
– Tạo môi trường cho vi khuẩn trú ngụ và phát triển, dễ gây nên tình trạng viêm nhiễm, làm tiêu xương răng, gây hiện tượng hôi miệng, tụt lợi mất thẩm mỹ cùng tình trạng ê buốt răng.
– Làm sưng lợi, viêm lợi
– Viêm nha chu cùng nguy cơ hỏng mô giữ răng cùng biến chứng răng yếu, mất răng nếu không được điều trị sớm.

2. Một số vấn đề quan trọng cần lưu ý trước khi lấy cao răng

2.1. Có thể tự thực hiện lấy cao răng không?

Cao răng có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên răng: trên bề mặt răng, mặt trong của răng, kẽ răng, dưới nướu,… Thêm vào đó, cao răng thường bán rất chắc vào răng. Việc sử dụng tăm hay bàn chải đánh răng thông thường không thể giúp loại bỏ cao răng được. Đây cũng chính là điều mà các chuyên gia thường khuyến cáo. Chính vì thế, người có vấn đề cao răng nên đến các cơ sở răng hàm mặt để được thăm khám và lấy cao răng đúng cách.

Tìm hiểu thêm: Các loại ung thư gan và cách phòng tránh

Tự lấy cao răng – Những điều nên biết

Việc tự lấy cao răng không hề đơn giản

2.2. Chỉ định và chống chỉ định các đối tượng lấy cao răng

Những người nên sớm đến các cơ sở nha khoa để lấy cao răng bao gồm:
– Người đến chu kỳ chỉ định lấy cao răng
– Cao răng quá nhiều
– Cao răng dẫn đến các bệnh lý như viêm nướu, viêm nha chu,…
– Được chỉ định lấy cao răng trước khi thực hiện các dịch vụ như tẩy trắng răng, trám răng, niềng răng,…
– Chỉ định vệ sinh răng miệng trước khi phẫu thuật, xạ trị.

Đình chỉ việc lấy cao răng với các bệnh nhân:

– Đang viêm nướu, viêm nha chu trong đợt viêm cấp tính

– Có vấn đề hoặc bẩm sinh không thể há miệng lớn.

– Có thói quen thở bằng miệng, không có khả năng thở bằng mũi, hoặc do bệnh tắc nghẽn đường hô hấp trên.

– Có bệnh viêm tủy cấp không chịu được độ rung của máy lấy cao răng

– Bệnh mãn tính cơ thể như đái tháo đường, rối loạn đông máu,…

– Có bệnh lý gây lây truyền qua đường nước bọt

– Không hợp tác với nha sĩ hoặc có vấn đề về thần kinh, vận động, không thể cố định trong quá trình lấy cao răng.

– Phụ nữ mang thai giai đoạn đầu hoặc cuối thai kỳ

– Trẻ dưới 10 tuổi.

2.3. Trước khi lấy cao răng

Dù không thể tự lấy cao răng nhưng việc lấy cao răng khá đơn giản, nhanh chóng và không mất nhiều thời gian. Trước khi lấy cao răng hầu như không cần chuẩn bị gì nhiều ngoài việc nên lựa chọn đúng nơi lấy cao răng uy tín, an toàn cho mình. Để thực hiện điều này, bạn nên cân nhắc đến việc lựa chọn các cơ sở nha khoa được cấp phép hoạt động, có thiết bị, công nghệ hiện đại, đội ngũ bác sĩ chất lượng và quy mô lớn. Trong một số trường hợp, việc đang bị các bệnh lý răng miệng cấp tính sẽ khiến việc lấy cao răng phải đình chỉ. Do đó, bạn cũng có thể xem xét trước vấn đề này để việc đi lấy cao răng được thuận lợi.

3. Quy trình lấy cao răng và việc chăm sóc hiệu quả

3.1. Quy trình

Trước khi lấy cao răng, bệnh nhân sẽ được kiểm tra sức khỏe răng miệng tổng quát nhằm xác định tình trạng, vị trí cao răng và tư vấn phương pháp phù hợp. Như chúng ta đã biết việc lấy cao răng không phải áp dụng cho mọi đối tượng ở mọi thời điểm, có những khi cần hoãn lấy cao răng với bệnh nhân. Do đó, việc kiểm tra, khai thác bệnh sử trước lấy cao răng rất quan trọng.

Sau đó, nhằm hạn chế số lượng vi khuẩn trong khoang miệng, tránh những biến chứng mà việc lấy cao răng có thể để lại, trước khi lấy cao răng, nha sĩ sẽ tiến hành làm sạch răng miệng cho bệnh nhân. Sau đó là quá trình lấy cao răng với thiết bị nha khoa chuyên dụng nhằm loại bỏ toàn bộ cao răng, mảng bám kể cả ở các vị trí khó nhìn. Quá trình này hiện nay hầu như được thực hiện bằng công nghệ hiện đại, không gây tổn thương cho răng lợi nên trước đó rất ít trường hợp cần dùng đến gây tê khi làm cao răng.

Sau quá trình lấy cao răng là việc làm nhẵn, làm bóng răng, nhằm giúp hạn chế quá trình mảng bám, cao răng hình thành. Đây là bước quan trọng và cũng là điểm khắc phục tình trạng răng bị lỗ hoặc không nhẵn bóng của các phương pháp lấy cao răng cũ trước đây.

Vệ sinh răng miệng là bước cuối để hoàn thiện việc lấy cao răng. Sau đó, các bác sĩ sẽ kiểm tra lại và hướng dẫn bệnh nhân thực hiện những vấn đề về việc chăm sóc răng đúng cách, phòng ngừa tình trạng cao răng và bệnh lý răng miệng.

3.2. Chăm sóc phòng ngừa

Trong một số trường hợp cần điều trị các bệnh lý liên quan, các bác sĩ sẽ lưu ý bệnh nhân thực hiện điều này. Ngoài ra, việc vệ sinh đúng cách phòng ngừa cao răng và bệnh lý răng miệng rất cần thiết:
– Vệ sinh đúng cách: ngày đánh răng sáng tối và vệ sinh răng miệng sau khi ăn với chỉ nha khoa và nước súc miệng. Chọn bàn chải và loại kem đánh răng phù hợp để hạn chế tình trạng xước lợi, chảy máu, viêm nhiễm ở răng.
– Tránh các loại thực phẩm nhiều đường, đồ cay nóng cho răng hoặc đồ uống quá lạnh. Nên ăn các thức ăn nhiều chất xơ, giàu vitamin, nên bổ sung canxi phù hợp với cơ thể.
– Lưu ý việc dùng chất kích thích, vì đây là những nguyên nhân lớn dễ hình thành cao răng và chứng hôi miệng.
– Kiểm tra, chăm sóc răng miệng, lấy cao răng định kỳ 6 tháng 1 lần.

Tự lấy cao răng – Những điều nên biết

>>>>>Xem thêm: Cách điều trị viêm đại tràng co thắt

Lấy cao răng định kỳ để kiểm soát sức khỏe răng miệng

Nếu bạn đang tìm cách tự lấy cao răng, hãy lưu ý những điều trên đây. Thêm vào đó, hiện nay, có khá nhiều sản phẩm quảng cáo về việc giúp tự lấy cao răng tại nhà. Việc không hiểu về cao răng có thể khiến chúng ta dễ sa đà vào những sản phẩm này mà quên mất việc cốt yếu trong điều trị và chăm sóc cao răng. Và đừng quên, cần chăm sóc răng miệng, khám định kỳ để kiểm soát tốt tình trạng và các bệnh lý răng miệng nguy cơ cho bản thân.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *