Nhiều người bị bệnh đại tràng thường thắc mắc xuất huyết đại tràng nên ăn gì? Chế độ ăn uống có liên quan mật thiết với sức khỏe đặc biệt là các bệnh ở hệ tiêu hóa. Bổ sung đúng loại thực phẩm sẽ giúp các tổn thương mau lành. Ngược lại nếu ăn uống sai cách sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Bạn đang đọc: Tư vấn bị bệnh xuất huyết đại tràng nên ăn gì?
1. Xuất huyết đại tràng là gì?
Muốn tìm hiểu về xuất huyết đại tràng nên ăn gì bạn cần tìm hiểu về khái niệm của bệnh xuất huyết đại tràng. Xuất huyết đại tràng là tình trạng có máu đỏ chảy ra từ hậu môn lẫn trong phân hoặc có xuất hiện cục máu đông. Nguyên nhân là do đại tràng xuất hiện tổn thương dẫn tới xuất huyết. Tùy thuộc vào lượng máu xuất hiện sẽ đánh giá được tình trạng xuất huyết có nguy hiểm hay không. Phần lớn các tình trạng xuất huyết đại tràng đều nhẹ và sẽ tự chấm dứt. Tuy nhiên cũng có trường hợp chảy máu quá nhiều dẫn tới mất máu. Dấu hiệu khi bị thiếu máu là: Chóng mặt, mệt mỏi, lả người,…
Xuất huyết đại tràng còn khiến người bệnh đau bụng, nôn ra dịch có lẫn máu. Xuất huyết đại tràng là một trong các biến chứng nguy hiểm ở hệ tiêu hóa và cần được cấp cứu kịp thời để tránh chảy máu ồ ạt gây tử vong.
Xuất huyết đại tràng là biến chứng khá phổ biến ở hệ tiêu hóa
2. Triệu chứng khi bị xuất huyết tại đại tràng
Bệnh xuất huyết đại tràng sẽ gây ra nhiều triệu chứng khác nhau. Phần lớn người bệnh sẽ xuất hiện các dấu hiệu đặc trưng như:
2.1 Đi ngoài ra máu
Dấu hiệu bị đại tràng dễ nhận biết nhất là phân có lẫn máu. Trường hợp nhẹ khi quan sát kỹ phân mới thấy vài giọt máu. Đối với trường hợp nặng phân có lẫn cả máu tươi, cục máu đen lổn nhổn, mùi hôi khó chịu
2.2 Đau bụng
Do niêm mạc đại tràng bị tổn thương nên khi đại tràng co bóp sẽ tác động và vết loét gây ra cơn đau. Mức độ đau có thể diễn ra âm ỉ hoặc dữ dội tùy thuộc vào tình trạng tổn thương. Cơn đau có thể lan ra khắp vùng bụng và cả phần sau lưng. Ngoài đau bụng người bệnh còn toát mồ hôi, cứng bụng, mặt tái xanh.
2.3 Chán ăn
Đại tràng gặp vấn đề sẽ gây ảnh hưởng lên toàn bộ hệ tiêu hóa. Người bệnh sẽ thường xuyên bị đầy bụng, khó tiêu, đắng miệng dẫn tới giảm vị giác, chán ăn.
2.4 Nôn ra máu
Xuất huyết đại tràng khiến người bệnh nôn ra máu. Tùy thuộc vào vị trí xuất huyết và mức độ viêm loét mà tính chất nôn khác nhau. Người bệnh có thể nôn ra máu đen như hắc ín hoặc máu tươi. Đôi khi trong dịch nôn có lẫn cả thức ăn do máu tụ lại ở dạ dày một thời gian rồi mới trào ra ngoài.
2.5 Thiếu máu
Xuất huyết đại tràng kéo dài có thể khiến người bệnh bị thiếu máu. Biểu hiện nhận biết là người bệnh xanh xao, chóng mặt, hoa mắt, cơ thể suy nhược. Trường hợp mất máu nặng có thể bị tụt huyết áp, khó thở dẫn tới ngất xỉu.
2.6 Sốc
Cơ thể mất trên 20% thể tích máu sẽ rơi vào tình trạng tụt huyết áp, tim lạnh, tím tái, tụt huyết áp. Trường hợp nặng người bệnh sẽ bị co giật do thiếu oxy.
Nôn ra máu là một trong các biểu hiện của bệnh
3. Chế độ ăn uống khi bị xuất huyết đại tràng
Nên ăn gì khi bị xuất huyết đại tràng là điều mà nhiều người băn khoăn. Các bác sĩ chuyên khoa đã đưa ra một số gợi ý dành cho bạn:
3.1 Người bị xuất huyết đại tràng nên ăn gì?
– Thực phẩm giàu tinh bột: Gạo tẻ, bánh mỳ, khoai,…sẽ giúp giảm tiết dịch vị tại hệ tiêu hóa, làm lành các tổn thương
– Thực phẩm chứa đạm dễ tiêu: Cá, thịt nạc, sữa đậu nành có vai trò trung hòa acid dịch vị
– Thực phẩm giàu các loại vitamin: Phần lớn các loại trái cây đều tốt cho cơ thể vì chúng cung cấp đầy đủ vitamin, khoáng chất. Nhóm thực phẩm này còn giúp cơ thể tăng cường sức để kháng để chống chọi lại mọi bệnh tật
– Nhóm chất ít xơ sợi: Khoai lang, các loại hạt đậu, cà rốt,…Các loại rau củ non có tác dụng làm lành niêm mạc dạ dày
– Bổ sung thực phẩm chứa nhiều Kali: Củ dền, chuối, dưa hấu, đậu nành,…Các thực phẩm này giúp kích thích hệ tiêu hóa, nhuận tràng
Tìm hiểu thêm: Thoát vị bẹn người già là gì? Nguyên nhân, triệu chứng
Xuất huyết đại tràng nên ăn gì? Nên bổ sung các loại tinh bột dễ tiêu hóa
3.2 Người bị xuất huyết đường tiêu hóa nên kiêng ăn gì?
Bên cạnh việc bổ sung các thực phẩm tốt thì người bệnh cũng cần hạn chế ăn một số thực phẩm sau:
– Thực phẩm chế biến sẵn: Lạp xưởng, xúc xích, đồ ăn nhanh,…chứa nhiều chất bảo quản, chất béo khó tiêu không tốt cho hệ tiêu hóa
– Thực phẩm nhiều dầu mỡ: Đồ chiên rán, đồ xào, khoai tây chiên,…sẽ khiến hệ tiêu hóa viêm loét nặng hơn
– Thực phẩm có tính cay nóng: Các loại gia vị hạt tiêu, mù tạt, ớt,…sẽ làm tăng lượng acid trong dạ dày và khiến niêm mạc tổn thương nhiều hơn
– Thực phẩm chứa nhiều acid: Thường có trong các loại hoa quả có nhiều vị chua
– Đồ ăn quá cứng: Gân, sụn, rau già,…sẽ rất khó tiêu hóa khiến niêm mạc bị bào mòn, vết loét trở nên trầm trọng hơn.
– Các nhóm chất kích thích sẽ có hại cho hệ tiêu hóa và sức khỏe
– Hạn chế ăn thực phẩm quá mặn, đồ ăn muối chua dễ sinh đầy hơi, khó tiêu
3.3 Xuất huyết đại tràng nên ăn gì và nguyên tắc ăn cần biết
Ngoài việc ghi nhớ các loại thực phẩm vừa nêu trên bạn cũng cần lưu ý tới một số nguyên tắc trong ăn uống:
– Cân bằng các thành phần dinh dưỡng, bổ sung quá nhiều hoặc quá ít chất nào đó cũng không tốt
– Thức ăn cần được chế biến ở dạng mềm, lỏng, ít gia vị và dầu mỡ
– Chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày giúp giảm áp lực lên đại tràng
– Ăn chậm, nhai kỹ để thức ăn được nghiền nát trước khi xuống hệ tiêu hóa
– Không ăn quá khuya hoặc đi ngủ ngay sau khi ăn no
– Sau mỗi bữa ăn nên nghỉ ngơi ít nhất nửa tiếng
– Thức ăn cần được nấu chín trước khi ăn để tiêu diệt các vi khuẩn có hại
– Lưu ý việc ăn đồ quá lạnh hoặc quá nóng trên 60 độ cũng khiến các cơ trong đại tràng co bóp mạnh gây đau
Bên cạnh các nguyên tắc trên người bệnh cần dành thời gian để tập thể dục hàng ngày và thăm khám bệnh định kỳ. Điều quan trọng là người bệnh cần giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ sẽ giúp đẩy lùi bệnh tật.
>>>>>Xem thêm: Trẻ rối loạn tiêu hóa nên ăn gì?
Người bệnh nên ăn chậm, nhai kỹ để giảm áp lực lên dạ dày
Mong rằng qua bài viết bạn đã biết khi bị xuất huyết đại tràng nên ăn gì. Bổ sung dinh dưỡng đúng cách sẽ giúp cải thiện tình trạng tổn thương ở đại tràng, giúp việc điều trị hiệu quả hơn. Ngược lại nếu ăn các thực phẩm có hại cho đại tràng sẽ khiến bệnh xuất huyết đại tràng trở nên trầm trọng hơn.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.