Tư vấn: Điều trị và chăm sóc khi trẻ bị hóc xương cá

Trẻ bị hóc xương cá nếu không được xử lý đúng cách sẽ gây đau đớn, viêm nhiễm vùng họng và nhiều vấn đề hệ lụy cho sức khỏe. Vì vậy, cha mẹ cần chú ý phát hiện, điều trị cho trẻ sớm và chăm sóc đúng cách khi gặp phải tình huống này.

Bạn đang đọc: Tư vấn: Điều trị và chăm sóc khi trẻ bị hóc xương cá

1. Trẻ bị hóc xương cá có nguy hiểm không?

Hóc xương cá là tình trạng dị vật họng khá phổ biến trong đời sống. Thông thường, thức ăn, xương cá sau khi nhai – nuốt sẽ được đưa xuống dạ dày. Tuy nhiên, xương cá đôi khi cũng bị mắc lại nơi cổ họng, gây ra hiện tượng hóc xương. Vấn đề này phổ biến ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Nhưng dễ bắt gặp hơn cả là ở đối tượng trẻ nhỏ.

Xương cá mắc hóc nơi cổ họng trẻ luôn khiến trẻ khó chịu, đau đớn đến mức khóc, khó khăn hoặc không thể ăn uống. Trường hợp trẻ bị xương cá đâm vào họng còn gây ra những hệ lụy nguy hiểm khác như: chảy máu niêm mạc họng, viêm nhiễm, áp xe,… thậm chí là nguy cơ bị thủng thực quản. Những trường hợp trẻ còn nhỏ, không thể phản ứng và thể hiện rõ tình trạng hóc xương lại càng nguy hiểm. Cha mẹ nên biết rằng, tùy từng vị trí hóc xương ở trẻ mà mức độ nguy hiểm cũng khác nhau. Do đó, cần phản ứng nhanh và giúp trẻ giải quyết tình trạng hóc xương cá càng sớm càng tốt.

Tư vấn: Điều trị và chăm sóc khi trẻ bị hóc xương cá

Trẻ em là đối tượng dễ gặp phải tình trạng hóc xương cá

2. Cách nhận biết trẻ bị hóc xương cá

Tình trạng hóc xương cá dễ nhận biết. Tuy nhiên, nếu lần đầu trẻ bị hóc, hoặc trẻ còn nhỏ, chưa nói được thì cha mẹ chỉ có thể quan sát biểu hiện của trẻ để đoán tình trạng. Cha mẹ nhận biết trẻ nhỏ bị hóc xương cá bằng các hình thức sau đây:

2.1. Khai thác thông tin từ trẻ

Hóc xương cá gây cảm giác vướng, đau tức, khó chịu, châm chích ở cổ ngay sau khi ăn. Khi bị hóc xương, trẻ thường ngừng ăn, biểu hiện khó nuốt và ho nhiều. Với những trẻ đã lớn, cha mẹ có thể khai thác tình trạng, vấn đề và mức độ hóc xương của trẻ. Từ đó, suy xét các cách xử trí tại chỗ phù hợp để trẻ có thể loại bỏ mảnh xương cá gây hóc, hoặc có phương án sớm nhờ đến sự hỗ trợ y khoa khi bản thân cha mẹ không có phương pháp giải quyết.

2.2. Nhìn nhận các dấu hiệu khi trẻ bị hóc xương cá

Với những trẻ chưa biết nói, hoặc khó khăn trong biểu đạt ngôn ngữ, cha mẹ khi cho con ăn thức ăn có cá cần chú ý các hành vi của trẻ. Bạn nên nghi ngờ con bị hóc xương cá khi bé có các biểu hiện sau:

– Trẻ khóc sau khi ăn cá hoặc đồ ăn với cá.

– Trẻ khó chịu, biểu hiện khó nuốt và không chịu ăn tiếp.

– Trẻ cào tay lên khu vực cổ, miệng như thể muốn móc đồ ăn ra.

– Trẻ có biểu hiện chảy nước miếng, khóc

– Trẻ nôn trớ, ho nhiều.

– Trẻ khàn tiếng, tắt tiếng. (Xảy ra khi xương cá mắc vào thanh quản)

Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu về bệnh viêm VA biến chứng nguy hiểm

Tư vấn: Điều trị và chăm sóc khi trẻ bị hóc xương cá

Trẻ khi bị hóc xương cá thường bị đau, khó nuốt, mắc nghẹn ở cổ

Những triệu chứng trên cũng có thể khiến cha mẹ nghi ngờ sang các vấn đề bệnh lý hầu họng hoặc dị ứng của trẻ. Do đó, cha mẹ cần chú ý quan sát kỹ và cẩn trọng trong xử lý ban đầu với trẻ bị hóc xương cá. Để an toàn cho con trẻ, cha mẹ nên đưa con đến các trung tâm y khoa Tai Mũi Họng uy tín để bác sĩ thăm khám, nội soi và có phương pháp xử lý xương cá hóc trong cổ họng trẻ an toàn và hiệu quả.

3. Làm gì khi trẻ hóc xương cá?

Khi trẻ bị hóc xương cá, cha mẹ có thể giúp hoặc hướng dẫn trẻ xử lý tại chỗ. Tùy từng trường hợp và mức độ hóc xương của trẻ, cha mẹ có thể xử lý nhanh, không cần đến sự hỗ trợ y khoa.

3.1. Cách xử trí khi trẻ bị hóc xương cá

Khi nghi ngờ trẻ hóc xương cá, cha mẹ thực hiện theo các lưu ý sau:

– Ngừng cho trẻ ăn. Hãy dỗ dành, trấn an để bé ngừng khóc. Việc này sẽ hạn chế được khả năng xương cá trôi hoặc đâm sâu vào các vị trí khác.

– Dùng đèn pin nhỏ, đủ sáng để kiểm tra thử vị trí xương cá hóc trong hầu họng trẻ. Nếu xương ở vị trí có thể xử lý, cha mẹ có thể dùng kẹp y tế lấy ra. Trong khi thực hiện thao tác này, cha mẹ cần rất cẩn thận và tập trung. Đồng thời, hãy trấn an bé ngồi ngay ngắn để cha mẹ thực hiện thủ thuật an toàn cho con.

– Thử cho trẻ uống nước và quan sát. Nếu trẻ uống được nước, nghĩa là xương hóc khả năng cao đã trôi đi. Khi đó, hãy chờ đợi và xem xét tình trạng của bé, xem bé còn đau khi nuốt nữa không.

– Nếu cha mẹ không nhìn thấy xương cá mắc ở cổ họng trẻ, nhưng trẻ vẫn có những biểu hiện giống như bị mắc xương cá đã kể trên, thì ba mẹ nên đưa con đến bác sĩ Tai Mũi Họng để được hỗ trợ chẩn đoán đúng và xử lý kịp thời.

Tư vấn: Điều trị và chăm sóc khi trẻ bị hóc xương cá

>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu về bệnh viêm tai xương chũm mạn tính

Khi khám cho trẻ, bác sĩ sẽ xác định vị trí xương cá và tư vấn phương pháp phù hợp

3.2. Điều trị an toàn, đúng cách khi bé bị hóc xương

Trước tình trạng trẻ bị xương cá gây hóc, nhiều cha mẹ thường hay cho con làm theo các mẹo như: cho trẻ ăn thức ăn dạng cục, dùng tay móc xương cá cho con, vuốt xuôi lưng cho trẻ, dạy trẻ ho khạc nhiều lần,… Tuy nhiên, nếu xương hóc lớn, trẻ bị hẹp đường tiêu hóa, hoặc tình trạng hóc xương cá gây khó thở cho trẻ, thì những mẹo trên lại là cách khiến trẻ gặp nguy hiểm nhiều hơn.

Chính vì thế, cha mẹ cần nhận định rõ ràng và lựa chọn phương pháp điều trị an toàn cho trẻ. Hãy đưa con đi khám sau bác sĩ nếu tình trạng hóc xương của bé không thể thực hiện theo các phương pháp tại chỗ.

Khi khám cho trẻ, bác sĩ sẽ tiến hành soi họng, amidan để xác định vị trí của mảnh xương cá gây hóc. Trong trường hợp không tìm thấy xương cá, mà nguy cơ hóc xương cá của trẻ cao, bác sĩ sẽ thực hiện nội soi họng thanh quản để kiểm tra kỹ hơn.

Một số trường hợp hiếm, bác sĩ có thể chỉ định chụp phim X-quang để thấy xương hóc. Nếu xương cá ở vị trí sâu, trẻ có thể cần được gây mê để thực hiện thủ thuật. Tuy nhiên, rất ít khi trẻ phải thực hiện theo quy trình này. Do đó, cha mẹ không nên quá lo lắng khi đưa con đi khám hóc xương cá.

3.3. Chăm sóc trẻ sau khi bị hóc xương cá

Ngoài ra, sau khi trẻ được điều trị hóc xương cá, cha mẹ chú ý:

– Điều trị bằng kháng viêm, kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ trong trường hợp niêm mạc họng của trẻ bị tổn thương.

– Hạn chế các đồ ăn cứng, thô ráp bởi họng mới chịu kích thích từ mảnh xương cá.

– Chú ý vấn đề ăn uống của trẻ để trẻ không gặp tình trạng hóc xương như trước đây.

4. Phòng ngừa và chăm sóc trẻ nhỏ bị hóc xương cá

Phòng ngừa hóc xương là điều quan trọng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ. Để hạn chế tối đa tình trạng trẻ nhỏ tuổi bị hóc xương cá, cha mẹ hãy chú ý:

– Dạy trẻ nhai kỹ trước khi nuốt.

– Cho trẻ ăn từng miếng nhỏ một.

– Loại bỏ xương cá và kiểm tra kỹ trước khi cho con ăn.

– Nên dùng các loại cá lớn nhiều thịt. Tránh cho con ăn những loại cá nhỏ, nhiều xương nhỏ và nhiều xương dăm.

– Tránh để tình trạng trẻ nô đùa hoặc khóc lóc khi ăn, nhất là khi thức ăn là cá.

– Không để trẻ ăn cá khi bạn không có mặt ở đó.

– Không cho trẻ ăn nếu chưa đảm bảo cá đã được bỏ xương hoàn toàn.

– Khi trẻ có dấu hiệu đau họng mà bạn nghi ngờ là tình trạng hóc xương cá, nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế uy tín để khám. Bởi, có rất nhiều trường hợp hóc xương đặc biệt cá mà bạn không biết đến.

Trẻ bị hóc xương cá là trải nghiệm không mong muốn, cũng là mối lo của các bậc cha mẹ. Khi con gặp tình trạng này, cha mẹ không nên chủ quan thực hiện theo các mẹo dân gian. Bởi, tùy từng trường hợp, việc tự xử lý trẻ hóc xương cá có thể gây hậu quả xấu hơn. Bên cạnh đó, cha mẹ cần cẩn trọng kiểm tra đồ ăn của trẻ, xây dựng cách ăn uống an toàn và giúp trẻ ý thức mối nguy hiểm khi ăn xương cá để trẻ nâng cao cảnh giác khi ăn uống.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *