“Mẹ bị rối loạn nhịp tim có ảnh hưởng đến thai nhi không” là câu hỏi rất nhiều chị em quan tâm. Theo chuyên gia y tế, rối loạn nhịp tim khi mang thai không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn có nguy cơ gây ra tác động không mong muốn đối với thai nhi. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về mối liên hệ giữa rối loạn nhịp tim ở mẹ và sự phát triển của thai nhi, cũng như các biện pháp phòng ngừa và điều trị hiệu quả.
Bạn đang đọc: Tư vấn rối loạn nhịp tim có ảnh hưởng đến thai nhi hay không
1. Như thế nào là rối loạn nhịp tim khi mang thai?
Trước khi làm rõ vấn đề “rối loạn nhịp tim có ảnh hưởng đến thai nhi không,” chúng ta cần hiểu rối loạn nhịp tim là gì? Theo định nghĩa trong y khoa, rối loạn nhịp tim là tình trạng nhịp tim đập không đều hoặc quá nhanh/quá chậm so với bình thường. Ở người trưởng thành khỏe mạnh, nhịp tim bình thường dao động từ 60-100 nhịp/phút. Khi mang thai, do sự thay đổi nội tiết và sự gia tăng thể tích máu, nhiều phụ nữ có thể gặp phải các triệu chứng rối loạn nhịp tim như:
– Nhịp tim nhanh hơn bình thường (trên 100 nhịp/phút) hoặc chậm bất thường (dưới 60 nhịp/phút).
– Đánh trống ngực
– Khó thở
– Chóng mặt, hoa mắt
– Đau ngực
– Tim đập thêm một nhịp bất thường, gây cảm giác đánh trống ngực hoặc hụt hơi.
– Nhịp tim rối loạn nghiêm trọng, làm buồng tâm nhĩ co bóp không đều, ít hiệu quả.
Mẹ bầu rối loạn nhịp tim có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Để biết rối loạn nhịp tim ảnh hưởng đến thai nhi không, cần xem xét đến nguyên nhân mẹ bầu bị loạn nhịp tim trong thai kỳ. Theo các bác sĩ, trong suốt thời kỳ mang thai, cơ thể mẹ trải qua nhiều sự thay đổi, nhằm thích nghi với sự phát triển của bào thai. Trong đó, có một số yếu tố tác động làm tăng nguy cơ rối loạn nhịp tim, đó là:
– Thể tích máu tăng
– Mẹ bầu có tiền sử mắc bệnh về tim mạch
– Mẹ bị thiếu ngủ hoặc lo lắng, căng thẳng, thiếu hụt dưỡng chất sắt, magie…
2. Mẹ rối loạn nhịp tim ảnh hưởng đến thai nhi thế nào?
Trả lời câu hỏi “mẹ rối loạn nhịp tim có ảnh hưởng đến thai nhi không, các chuyên gia cho biết, tình trạng rối loạn nhịp tim ở mẹ có thể tác động không mong muốn đối với thai nhi. Cụ thể như sau:
2.1. Giảm oxy đến thai nhi
Theo cơ chế tự điều chỉnh, cơ thể mẹ sẽ đảm bảo cung cấp đủ oxy cho bào thai trong điều kiện bình thường. Nhịp tim của mẹ điều khiển lưu lượng máu đi nuôi cơ thể, bao gồm cả lượng máu đi đến tử cung và nhau thai. Máu từ mẹ chứa oxy, được vận chuyển qua nhau thai, cung cấp đồng thời cả dưỡng chất và oxy cho bào thai.
Khi nhịp tim của mẹ tăng nhanh, lưu lượng máu đến thai có thể tăng, nhưng nếu nhịp tim quá nhanh lại có thể làm giảm hiệu quả trao đổi oxy. Khi nhịp tim của mẹ chậm, lưu lượng máu đến nhau thai cũng giảm, theo đó oxy cung cấp cho bào thai bị ít đi.
Bên cạnh đó, các yếu tố như huyết áp, thể tích máu, nồng độ hemoglobin của mẹ cũng ảnh hưởng đến quá trình này.
Việc bào thai không cung cấp đủ oxy có thể khiến em bé trong bụng mẹ phát triển không bình thường.
2.2. Tăng nguy cơ sinh non
Tại sao mẹ bầu rối loạn nhịp tim lại làm tăng nguy cơ sinh non? Theo các nghiên cứu, nhịp tim ở mẹ bầu thường bị nhanh liên tục nếu mẹ căng thẳng, stress. Điều này làm cho lưu lượng máu từ cơ thể được đưa đến nhau thai bị giảm, kéo theo tình trạng thiếu oxy đến bào thai. Ở tình huống rối loạn nhịp tim nghiêm trọng, nguy cơ sinh non sẽ xảy ra. Rõ ràng, mẹ bị rối loạn nhịp tim có ảnh hưởng đến thai nhi.
Ở trường hợp nhịp tim của mẹ chậm, lượng máu đưa đến tử cung ít, thai nhi cũng chậm phát triển, làm tăng nguy cơ sinh non. Mẹ bầu nên lưu ý:
– Nhịp tim đột ngột thay đổi có thể cho biết mẹ có vấn đề về sức khỏe, cần được theo dõi.
– Nhịp tim bình thường nhưng khi gắng sức lại tăng cao có thể là dấu hiệu cho thấy sức khỏe tổng thể kém.
Đây đều là những dấu hiệu cảnh báo nguy cơ sinh non, phụ nữ mang thai cần thường xuyên theo dõi nhịp tim và tham khảo ý kiến bác sĩ nếu có bất thường.
2.3. Thai chậm phát triển
Một trong những yếu tố tác động chính khiến thai bị chậm phát triển trong tử cung là do tình trạng rối loạn nhịp tim ở người mẹ.
Tìm hiểu thêm: Ý nghĩa hàn răng sâu và lưu ý sau khi hàn
Rối loạn nhịp tim ở mẹ có thể làm thai nhi chậm phát triển
Như đã nói ở trên, rối loạn nhịp tim khiến lưu lượng máu đến thai nhi giảm. Điều này làm cho thai không nhận đủ oxy và dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển. Bên cạnh đó, rối loạn nhịp tim còn gây stress oxy hóa, tác động tiêu cực đến sự phát triển của các cơ quan và mô của bào thai. Sự thay đổi nhịp tim, huyết áp của mẹ cũng làm giảm hiệu quả trao đổi chất đến thai.
Đặc biệt, có một số loại thuốc điều trị rối loạn nhịp tim có thể gây ra tác dụng phụ, ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai, mẹ bầu nên lưu ý.
2.4. Rối loạn nhịp tim ở mẹ có ảnh hưởng đến nhịp tim thai nhi?
Khi mẹ bị rối loạn nhịp tim, cơ thể sẽ tiết ra các hormone stress như adrenaline. Những hormone này có thể đi qua nhau thai và ảnh hưởng đến nhịp tim của thai nhi. Việc mẹ dùng thuốc điều trị rối loạn nhịp tim cũng có thể tác động trực tiếp lên hệ thống tim mạch của thai.
Ngoài ra, sự thay đổi nhịp tim, huyết áp ở mẹ và tình trạng giảm oxy, dưỡng chất đến thai nhi, vô hình chung còn gây stress cho thai và ảnh hưởng đến nhịp tim của bé.
Trong trường hợp hiếm gặp, mẹ bị rối loạn nhịp tim khi mang thai còn có thể gây ra tình trạng rối loạn nhịp tim bẩm sinh ở trẻ.
Các chuyên gia lưu ý, mẹ bầu bị rối loạn nhịp tim trong ba tháng đầu có nguy cơ sảy thai cao hơn mẹ bầu không rối loạn nhịp tim.
3. Chẩn đoán xác định rối loạn nhịp tim có ảnh hưởng đến thai nhi hay không
Để xác định hiện tượng bất thường về nhịp tim ở mẹ bầu có ảnh hưởng đến thai nhi hay không, các bác sĩ sẽ tiến hành các phương pháp sau:
– Điện tâm đồ để ghi loại hoạt động của điện tim, xác định các bất thường của nhịp tim mẹ bầu.
– Đo Monitor: Ghi lại hoạt động của tim trong 24 – 48 giờ, phát hiện rối loạn nhịp tim không thường xuyên.
– Siêu âm: Kiểm tra cấu trúc và chức năng của tim, phát hiện các bất thường về cấu trúc có thể gây rối loạn nhịp.
– Xét nghiệm máu: Kiểm tra nồng độ các chất điện giải, hormone tuyến giáp và các chỉ số khác của mẹ có thể ảnh hưởng đến nhịp tim.
>>>>>Xem thêm: Nên đặt vòng tránh thai ở đâu Hà Nội?
Bác sĩ đo Monitor kiểm tra nhịp tim mẹ và bé
4. Phòng ngừa, điều trị rối loạn nhịp tim khi mang thai
Các bác sĩ khuyến cáo, mẹ bầu cần tuân thủ chặt chẽ lịch khám thai, các chỉ định của bác sĩ. Đồng thời, nên học cách ghi chép các triệu chứng trong thai kỳ, theo dõi nhịp tim và tránh các yếu tố gây căng thẳng, mất ngủ. Nên tập các bài thiền định, yoga, hít thở sâu để thư giãn tâm trí. Đặc biệt, cần tránh dùng chất kích thích như trà đặc, thuốc lá, cà phê…
Ngay khi phát hiện các triệu chứng như đau ngực dữ dội, khó thở nghiêm trọng, tim đập nhanh hoặc không đều, chóng mặt và ngất xỉu, đau bụng và ra máu âm đạo, cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức.
Trong trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể kê đơn thuốc điều trị phù hợp, an toàn cho thai kỳ.
Ở Khoa phụ sản TCI, với thai sản trọn gói, mẹ bầu không chỉ được nhận ưu đãi lớn mà còn được chăm sóc chu đáo cả thai kì. Ngoài ra, còn có rất nhiều đặc quyền khác áp dụng từ khi mang thai đến sinh con.
Như vậy, rối loạn nhịp tim có ảnh hưởng đến thai nhi hay không – câu trả lời là có thể. Các bác sĩ TCI khuyến cáo, mẹ bầu cần được theo dõi chặt chẽ và điều trị kịp thời, kiểm soát tốt mọi tình huống bất thường. Đồng thời, hãy duy trì thói quen sống khoa học, thăm khám định kỳ để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.