Thức ăn cho trẻ còi xương suy dinh dưỡng không chỉ là thực phẩm hằng ngày của trẻ, mà còn là phương thức bổ sung chất cần thiết, là hình thức hỗ trợ điều trị các bác sĩ khuyến khích thực hiện. Chính vì thế, cha mẹ nên chú ý điều này để bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho con.
Bạn đang đọc: Tư vấn: Thức ăn cho trẻ còi xương suy dinh dưỡng
1. Nhận biết trẻ bị còi xương suy dinh dưỡng để có phương pháp bổ sung hợp lý
Còi xương, suy dinh dưỡng là vấn đề lớn trong quá trình phát triển của trẻ mà nhiều cha mẹ thường hay đánh đồng hai khái niệm này trong cùng một định nghĩa, chỉ tình trạng thiếu canxi photpho nên xương cốt không phát triển và cơ thể thiếu chất.
1.1. Cách cha mẹ nhận biết tình trạng còi xương ở trẻ
Trước hết, còi xương là tình trạng trẻ bị thiếu vitamin D khiến quá trình hấp thụ, chuyển hóa canxi và photpho bị ảnh hưởng, không đủ so với lượng chất cần thiết trong quá trình phát triển của trẻ. Điều này dẫn đến tình trạng trẻ có những tổn thương ở xương. Trong thực tế, nhiều trẻ còi xương nhưng không gầy, và được gọi là còi xương thể bụ bẫm.
Trẻ còi xương thường hay quấy khóc, ngủ không ngon giấc, thường ra nhiều mồ hôi, xuất hiện hiện tượng rụng tóc vùng đằng sau gáy tạo thành hình vành khăn. Trẻ còi xương nên răng mọc chậm. Trẻ cũng chậm trễ trong các hoạt động lẫy, bò, đi, đứng,…
Trong trường hợp nặng hơn, trẻ bị biến đổi ở xương khiến thóp rộng, hình thành các bướu trán, lồng ngực biến dạng, hình thành chuỗi hạt sườn, đầu xương cổ chân cổ tay bè, chân chữ bát, chân vòng kiềng, chân chữ bát, …
Trẻ còi xương suy dinh dưỡng ngoại hình khác biệt so với trẻ phát triển bình thường
1.2. Nhận biết tình trạng trẻ bị suy dinh dưỡng
Trong khi đó, suy dinh dưỡng là tình trạng trẻ bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết khiến trẻ không phát triển với chiều cao cân nặng với sự tăng trưởng theo tiêu chuẩn thông thường. Trẻ suy dinh dưỡng thường thấp và nhẹ hơn so với bạn bè cùng tuổi. Thể suy dinh dưỡng có thể kèm vấn đề còi xương, và cũng có thể không.
Suy dinh dưỡng ở trẻ biểu hiện với tình trạng bé thường mệt mỏi, không hoạt bát, không năng động, dễ quấy khóc. Trẻ suy dinh dưỡng thường ăn kém, ngủ kém, dễ bị bệnh, chậm biết bò trườn, chậm đi đứng, chậm mọc răng. Trẻ suy dinh dưỡng còn dễ xảy ra tình trạng phù thũng toàn thân da xanh xao.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng rất đa dạng. Điều này có thể vì bố mẹ cho bé cai sữa sớm, cho trẻ ăn bổ sung quá muộn hoặc quá sớm, chất lượng đồ ăn cho trẻ không đảm bảo, gia đình điều kiện khó khăn không thể cho trẻ ăn uống đầy đủ… Ngoài ra, trẻ bị nhiễm trùng cấp hoặc mạn tính, trẻ bị sinh non, các bệnh ký khác,… cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ mà cha mẹ cần chú ý.
2.Thức ăn cần thiết, phù hợp cho trẻ còi xương suy dinh dưỡng
Với trẻ còi xương, suy dinh dưỡng, cần xác định thức ăn cho trẻ được xây dựng với chế độ khoa học. Điều cần thiết là bổ sung dinh dưỡng đang thiếu hụt trong trẻ cũng như các chất cần thiết để cải thiện tình trạng hấp thụ phù hợp.
Tìm hiểu thêm: Lồng ruột – bệnh tiêu hoá ở trẻ em cần cấp cứu kịp thời
Cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ còi xương suy dinh dưỡng
2.1. Bổ sung vitamin D cho trẻ còi xương suy dinh dưỡng
Vitamin D là chất rất quan trọng và cần thiết với nhiều vai trò. Trong đó, vitamin D là chất dẫn truyền cần thiết và hỗ trợ trẻ hấp thu canxi, cải thiện tình trạng còi xương cho trẻ.
Với trẻ đang bú sữa mẹ, mẹ nên bổ sung vitamin D và Canxi cùng lúc để con khi bú mẹ được hấp thụ những chất này. Với trẻ đã ăn dặm, có thể bổ sung vitamin D cho trẻ qua thức ăn hằng ngày.
Những thức ăn giàu vitamin D có thể kể đến là: ngũ cốc, sò biển, các loại trứng cá đen và đỏ, đậu nành,…
2.2. Canxi cho thể còi xương suy dinh dưỡng
Có nhiều thực phẩm giàu canxi có thể bổ sung cho trẻ để trẻ tăng cường canxi, cải thiện thể trạng còi xương suy dinh dưỡng của trẻ.
Những thực phẩm cung cấp lượng canxi tốt đó là: Sữa và chế phẩm từ sữa; các loại cá, , đậu nành và chế phẩm đậu nành; các loại rau xanh sẫm màu; các loại quả mọng nước; … Ngoài ra, canxi bổ sung trực tiếp cho trẻ cũng là một cách hợp lý bên cạnh việc sử dụng các thực phẩm trong ăn uống hằng ngày.
2.3. Photpho
Cùng với canxi, photpho là chất vô cùng quan trọng để giúp xương chắc khỏe, thúc đẩy phát triển chiều cao, cân nặng. Photpho cũng tham gia vào các chức năng khác như loại bỏ độc tố ở thận, điều hòa nhịp tim, giúp cơ bắp mạnh mẽ hơn,…
Bổ sung photpho bằng cách ăn các thực phẩm như khoai tây, trứng, các chế phẩm từ sữa,…
2.4. Kẽm
Kẽm giúp tăng cảm giác ngon miệng, kích thích vị giác, tăng cường hệ miễn dịch, tăng khả năng phục hồi vết thương,.. Vì thế, kẽm rất cần thiết trong quá trình phát triển của trẻ.
Bổ sung kẽm cho con với các thực phẩm như thịt đỏ, hàu, sò, các loại đậu, ngũ cốc,…
2.5. Sắt
Sắt là chất quan trọng với vai trò hình thành hệ thần kinh, tạo máu, vận chuyển oxy trong máu, giữ oxi trong cơ thể. Thiếu sắt khiến trẻ gặp nhiều vấn đề về hệ thần kinh, khiến trẻ chậm phát triển, chậm nhận thức, hay mệt mỏi, suy nhược cơ thể. Điều này khiến các chỉ số thể chất ở trẻ không phát triển đều đặn, dễ suy nhược còi xương, suy dinh dưỡng.
Bổ sung sắt bằng những thực phẩm giàu sắt như thịt, gia cầm, hải sản, các loaj đầu, trái cây khô, rau có màu xanh sẫm,…
2.6. Đạm
Trẻ còi xương suy dinh dưỡng rất có thể đang thiếu đạm. Bởi, đạm là chất giúp tổng hợp, tái tạo, hình thành tế bào mới. Do đó, cha mẹ có thể bổ sung đạm cho con để giúp con tăng cường thể lực với các thực phẩm như sữa, đậu hũ, hạnh nhân, hạt chia, các loại thịt như gà, bò, cá, trứng, rau bina,…
2.7 Chất béo
Chất béo rất cần thiết trong bữa ăn của trẻ nhằm phát triển não bộ, đồng thời, chất béo cũng giúp hòa ta rất nhiều vitamin quan trọng, giúp trẻ hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn. Có thể bổ sung chất béo lành mạnh cho trẻ bằng cách: dùng dầu thực vật, cho trẻ ăn các thực phẩm phô mai, váng sữa, bơ, dầu cá,….
>>>>>Xem thêm: Trẻ bị nôn nhưng không sốt cha mẹ cần xử lý thế nào?
Đưa trẻ đi khám bác sĩ để theo dõi sự phát triển của trẻ
Như vậy, thức ăn cho trẻ còi xương suy dinh dưỡng cần được kết hợp từ nhiều yếu tố. Điều cốt yếu là cần bổ sung cho trẻ những chất thiếu hụt cần thiết. Điều quan trọng hơn cả, cha mẹ nên cho con đi khám khi thấy con có dấu hiệu còi xương, đồng thời, cho trẻ khám dinh dưỡng định kỳ để theo dõi sự phát triển của con, có những điều chỉnh cần thiết, phù hợp cho mỗi giai đoạn phát triển của con.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.