Tìm hiểu tư vấn trào ngược dạ dày về triệu chứng bệnh, khi nào cần thăm khám, các phương pháp chẩn đoán bệnh chính xác cùng những lưu ý cần thiết trước khi thực hiện thăm khám trào ngược dạ dày.
Bạn đang đọc: Tư vấn trào ngược dạ dày và những phương pháp chẩn đoán bệnh
1. Bệnh trào ngược dạ dày
1.1. Khi nào xảy ra trào ngược
Trào ngược dạ dày thực quản hay còn được biết đến là trào ngược axit dạ dày. Bệnh gặp phải rất phổ biến và có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, lứa tuổi. Trào ngược axit xảy ra khi cơ vòng thực quản bị tổn thương gây ảnh hưởng tới hoạt động đóng mở của cơ.
Trong điều kiện sinh lý bình thường, khi chúng ta ăn uống, thức ăn được đưa từ miệng xuống thực quản, cơ vòng thực quản dưới sẽ mở ra cho phép thức ăn xuống dưới dạ dày rồi tự động đóng kín lại. Trường hợp cơ vòng thực quản không đóng sẽ dẫn tới trào ngược axit từ dạ dày lên thực quản. Hậu quả là axit trào ngược sẽ gây ra các tổn thương ở thực quản, thanh quản, miệng,..
Trào ngược axit dạ dày xảy ra khi cơ vòng thực quản hoạt động đóng mở bất thường.
1.2. Triệu chứng trào ngược
Nhận biết bản thân có mắc trào ngược dạ dày thực quản hay không nhờ vào các triệu chứng sau:
– Ợ hơi, ợ nóng, ợ chua,..
– Nóng rát tại vùng ngực dưới xương ức và có thể nóng rát lan lên cả cổ họng.
– Dễ bị viêm họng
– Tức ngực
– Khó nuốt, nuốt vướng
– Khó thở
– Cảm giác buồn nôn, bị nôn ngay sau khi vừa ăn xong. Buồn nôn trước hoặc sau khi ngủ dậy
– Thường có cảm giác bị đắng miệng gây ảnh hưởng tới khẩu vị.
2. Tư vấn khi nào trào ngược dạ dày cần thăm khám?
Trên thực tế, trào ngược dạ dày thực quản có thể là tình trạng sinh lý do chế độ ăn uống không hợp lý. Người bệnh cải thiện thói quen ăn uống thì các triệu chứng cũng sẽ thuyên giảm theo.
Tuy nhiên, nếu trào ngược liên quan đến vấn đề bệnh lý, người bệnh cần đi khám bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa ngay. Những cảnh báo bạn cần thăm khám trào ngược dạ dày:
– Xuất hiện các triệu chứng khó chịu kéo dài với tần suất thường xuyên hơn dù đã ăn uống điều độ. Mức độ trào ngược ngày càng nghiêm trọng, người bệnh bị ợ nóng, ợ chua, sụt cân không rõ nguyên nhân, chán ăn, khó nuốt, thường có cảm giác thức ăn bị vướng sau xương ức, bị đau khi nuốt; ho, khó thở, nghẹn, khàn giọng,…
– Có sử dụng các loại thuốc ức chế bơm proton trong hai tuần nhưng các triệu chứng của trào ngược không thấy khuyên giảm.
– Trào ngược dạ dày thực quản gây ảnh hưởng tới sức khỏe và suy giảm chất lượng cuộc sống. Trào ngược về đêm khiến người bệnh mất ngủ, người mệt mỏi.
Người bệnh cần chủ động thăm khám chuyên khoa tiêu hóa đề thực hiện các phương pháp chẩn đoán đúng bệnh. Từ đó mới có thể đưa ra phác đồ điều trị đúng cách, toàn diện.
Tìm hiểu thêm: Xung huyết dạ dày có nguy hiểm không?
Người bệnh nên chủ động thăm khám với bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa khi các triệu chứng trào ngược ngày một nghiêm trọng.
3. Các phương pháp chẩn đoán bệnh
3.1. Tư vấn chẩn đoán trào ngược dạ dày qua nội soi
Nội soi đường tiêu hóa trên bao gồm thực quản – dạ dày – tá tràng là phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại giúp chẩn đoán tốt các bệnh lý đường tiêu hóa gặp phải. Ống nội soi cho phép bác sĩ quan sát toàn bộ lớp niêm mạc, phát hiện các bất thường nếu có, chẩn đoán chính xác bệnh lý gặp phải.
Không chỉ có giá trị chẩn đoán cao, nội soi còn có thể lấy mẫu bệnh phẩm làm sinh thiết và can thiệp điều trị các bệnh lý ở dạ dày thực quản như lấy dị vật, cắt polyp, cầm máu tổn thương, điều trị ung thư sớm,… Vì vậy, nội soi chính là phương pháp ưu tiên thực hiện được chỉ định khi người bệnh gặp phải các vấn đề bất thường ở đường tiêu hóa.
>>>>>Xem thêm: Cảnh giác với dị sản ruột tránh dẫn đến ung thư
Nội soi là phương pháp hiện đại giúp chẩn đoán chính xác bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
3.2. Theo dõi pH thực quản
Đây là phương pháp chẩn đoán không xâm lấn, thực hiện đơn giản, không gây áp lực về tâm lý với người bệnh. Để thực hiện xét nghiệm này, người bệnh sẽ được đặt một ống đo pH ở thực quản trong vòng 24 tiếng đồng. Bạn được phép về nhà theo dõi và vẫn sẽ sinh hoạt, ăn uống bình thường trong quá trình theo dõi.
Một lưu ý nho nhỏ cho người bệnh là bạn nên nhịn ăn khoảng 5-6 tiếng để việc theo dõi được diễn ra thuận lợi, cho kết quả chính xác. Dựa theo kết quả, bác sĩ có thể đánh giá được nồng độ dịch vị dạ dày trào ngược và từ đó lên phác đồ điều trị phù hợp.
3.3. Tư vấn chẩn đoán trào ngược dạ dày qua X quang
Đối với người bệnh có các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, sút cân nhanh chóng, bác sĩ thường sẽ chỉ định chụp X quang đường tiêu hóa nhằm xác định về tình trạng tổn thương ở một số cơ quan.
Tư vấn trào ngược dạ dày chẩn đoán qua X quang có 2 loại phổ biến hiện nay là chụp X quang nội soi huỳnh quang và X quang barium thực quản. Mỗi hình thức sẽ có những ưu điểm riêng biệt, hỗ trợ việc chẩn đoán chính xác với những trường hợp cụ thể.
Trong đó, chụp X quang barium thực quản thể hiện nhiều ưu điểm vượt trội. Phương pháp này chỉ mất khoảng 10-15 phút thực hiện, an toàn với người bệnh và đảm bảo kết quả chẩn đoán có độ chính xác cao.
4. Những yêu cầu trước khi thăm khám trào ngược dạ dày
Trước khi tiến hành thăm khám và thực hiện bất cứ loại chẩn đoán hay xét nghiệm nào, chúng ta nên tìm hiểu trước tư vấn trào ngược dạ dày cùng các yêu cầu bắt buộc để có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Có như vậy, buổi kiểm tra sức khỏe mới được diễn ra thuận lợi và cho ra kết quả chẩn đoán chính xác.
Thông thường, khi thực hiện thăm khám trào ngược dạ dày, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn nhịn ăn ít nhất trong vòng 4-6 tiếng. Trường hợp nội soi dạ dày sẽ cần nhịn ăn 6-8 tiếng, nhịn uống 2 tiếng trước nội soi. Mọi người nên chủ động liên hệ bác sĩ điều trị, thông báo trước về tình trạng sức khỏe bản thân, các loại thuốc đang sử dụng, bệnh nền (cao huyết áp, tiểu đường, hen suyễn, dị ứng, tim mạch,…) nếu có để được hướng dẫn chi tiết về các yêu cầu cần thiết.
Tìm hiểu kỹ những thông tin tư vấn trào ngược dạ dày cũng như những phương pháp chẩn đoán bệnh sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc thăm khám. Trên hết, hay theo dõi các triệu chứng bản thân gặp phải, nếu có bất thường hãy chủ động thăm khám sớm để có phương án điều trị hiệu quả kịp thời.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.