Xét nghiệm ung thư là phương pháp phổ biến hiện nay nhằm tầm soát và phát hiện sớm các bệnh ung thư. Tuy vậy bạn đã biết nên xét nghiệm ung thư ở đâu tốt và uy tín nhất chưa?
Bạn đang đọc: Tư vấn: Xét nghiệm ung thư ở đâu tốt nhất tại Hà Nội?
1. Tìm hiểu chung về xét nghiệm ung thư
1.1 Xét nghiệm ung thư là gì?
Được mệnh danh là hung thần của cả thế giới, ung thư không còn xa lạ với nhân loại, khi mỗi năm có tới 12,6 triệu ca mắc mới, 7,5 triệu ca tử vong vì loại bệnh này. Nguyên nhân chính dẫn tới tử vong vì ung thư là do các ca bệnh được phát hiện quá muộn, khối u đã di căn tới các hệ cơ quan khác trong cơ thể, gây bất lợi, tốn kém và khó khăn trong việc chữa trị. Do vậy, phương pháp phòng ngừa tối ưu nhất hiện nay là tầm soát để phát hiện sớm, điều trị kịp thời ung thư ngay từ giai đoạn đầu.
Ung thư – Án tử của nhân loại mỗi năm gây ra 7,5 triệu ca tử vong
Để sàng lọc và phát hiện được ung thư, người bệnh cần thực hiện nhiều bước kiểm tra, tuần tự theo một quy trình khép kín. Phương pháp phổ biến được sử dụng là xét nghiệm ung thư. Đây là cách nói tắt của bước xét nghiệm máu, xét nghiệm tế bào nhằm chỉ điểm tế bào ung thư. Thông qua việc thăm dò, định lượng nồng độ các chất trong máu hoặc sự bất thường trong tế bào, bác sĩ có thể chẩn đoán được sự tồn tại của khối u, từ đó sàng lọc nguy cơ ung thư và đưa ra phác đồ điều trị kịp thời.
Tùy theo từng loại ung thư, tùy vào độ tuổi và đặc điểm người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các xét nghiệm chỉ điểm khối u khác nhau, có thể kể tới:
- Tầm soát ung thư cổ tử cung: Xét nghiệm PAP (đối với nữ 21 – 29 tuổi); xét nghiệm HPV (với nữ 30 – 65 tuổi thực hiện cả PAP và HPV); định lượng SCC
- Tầm soát ung thư trực tràng, đại trực tràng: Xét nghiệm định lượng CEA
- Tầm soát ung thư vú: Xét nghiệm định lượng CA 15-3, xét nghiệm tế bào học
- Tầm soát ung thư phổi: Xét nghiệm định lượng NSE, định lượng Cyfra 21-1
- Tầm soát ung thư tiền liệt tuyến: Xét nghiệm PSA
Xét nghiệm PAP tầm soát ung thư cổ tử cung
1.2. Xét nghiệm ung thư không thể phát hiện 100% bệnh
Tuy rằng xét nghiệm tầm soát ung thư là phương pháp hữu hiệu để phát hiện sớm khối u, nhưng không phải tất cả các bệnh ung thư đều có thể phát hiện bằng cách này. Nếu chỉ đơn thuần thực hiện xét nghiệm có thể cho kết quả tầm soát sai lệch, dương tính giả hoặc âm tính giả do trong máu có những chất tương đồng với chất trong tế bào ung thư. Hoặc khi bệnh đang ở giai đoạn đầu, nồng độ các chất chưa tăng đủ để kết luận bệnh thông qua xét nghiệm, hoặc kích thước tế bào chưa phát triển nên khó phát hiện.
Do vậy, xét nghiệm ung thư thường được thực hiện kết hợp cùng với các phương pháp y khoa khác như nội soi, chụp MRI,… tất cả các danh mục được tổng hợp, xây dựng thành gói khám tổng quát, sàng lọc, nhằm đảm bảo đưa ra kết luận chính xác nhất về dấu hiệu ung thư của người bệnh. Bên cạnh đó, việc xét nghiệm tầm soát ung thư không thể chỉ làm một lần, cần có quá trình thực hiện và theo dõi định kỳ để có thể phát hiện được các bệnh ung thư (nếu có). Đây là lý do mà các bác sĩ khuyến cáo mọi người cần đi khám tầm soát ung thư 1-2 lần/năm.
Tìm hiểu thêm: Sinh mổ có bị băng huyết không?
Xét nghiệm tế bào học
2. Chọn địa điểm xét nghiệm ung thư phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Việc lựa chọn địa điểm xét nghiệm, tầm soát ung thư ở đâu phụ thuộc vào nhiều tiêu chí, bởi thực tế hiện nay, không hiếm có các bệnh viện, cơ sở y tế đưa ra dịch vụ khám – xét nghiệm bệnh ung thư. Tuy nhiên để tìm được địa điểm uy tín, chất lượng, bạn cần phải xét chọn dựa trên một số yếu tố nhất định.
Đội ngũ thăm khám – xét nghiệm có kinh nghiệm chuyên môn
Để đưa ra kết luận tầm soát ung thư chính xác, bệnh viện cần những y bác sĩ có tâm, có tầm, chuyên môn tay nghề vững vàng. Dựa theo tình trạng người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các xét nghiệm phù hợp, đưa ra kết quả thăm khám chính xác, đồng thời tư vấn và cho lời khuyên để bệnh nhân có những cải thiện tích cực với sức khỏe.
Hệ thống máy móc chuẩn mực
Một bệnh viện quy chuẩn, ngoài việc có đội ngũ nhân lực chất lượng cao thì cần đầu tư trang thiết bị y tế đầy đủ, hiện đại. Hệ thống máy móc y tế đạt chuẩn vừa hỗ trợ đắc lực cho công tác xét nghiệm – sàng lọc, vừa giúp người bệnh yên tâm thăm khám, giảm bớt những hạn chế mà cơ sở vật chất cũ không đáp ứng được.
Xét nghiệm không thể hiện 100% bệnh ung thư
Nhân viên y tế tận tâm, dịch vụ chất lượng chuyên nghiệp
Xét nghiệm phát hiện ung thư nghe tưởng chừng đơn giản, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ quy trình và những lưu ý trong quá trình đi thực hiện. Do vậy, đội ngũ nhân viên tư vấn nhiệt tình, dịch vụ chất lượng sẽ giúp bạn có buổi thăm khám tiện lợi và an toàn.
Quy trình khám khoa học và khép kín
Một quy trình tầm soát ung thư được thiết kế đầy đủ danh mục, niêm yết giá cả rõ ràng sẽ giúp bạn có kết quả thăm khám nhanh – gọn – chuẩn xác.
3. Xét nghiệm ung thư ở đâu tốt tại Hà Nội?
Bên cạnh những bệnh viện công lập có dịch vụ xét nghiệm tầm soát ung thư, người dân thủ đô đang dần quan tâm tới các bệnh viện đa khoa quốc tế, những phòng khám tư có dịch vụ tương đồng, do ảnh hưởng từ công việc, thời gian biểu và những yêu cầu cao cấp hơn.
Trải qua 1 thập kỷ hoạt động và không ngừng phát triển, Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI đã trở thành địa chỉ được khách hàng tin tưởng và đánh giá cao, đặc biệt trong dịch vụ khám sức khỏe và tầm soát ung thư.
>>>>>Xem thêm: Giải đáp thắc mắc: Mổ đẻ có đặt vòng được không?
Hệ thống Y tế Thu Cúc với đội ngũ chuyên khoa đầu ngành trong lĩnh vực ung bướu
Tại TCI sở hữu hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, thiết bị máy móc nhập khẩu 100% từ nước ngoài cùng sự tận tình của đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao, mang tới cho khách hàng dịch vụ thăm khám chất lượng cao.
Tại Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI, đội ngũ nhân viên luôn luôn chuyên nghiệp, tâm lý, hỗ trợ đặt lịch khám 24/24, thăm khám cả ngày cuối tuần, hoàn toàn không làm ảnh hưởng tới công việc, thời gian của khách hàng. Quy trình khám đầy đủ, chi phí hợp lý, được niêm yết công khai theo quy định ban ngành Y tế quốc gia.
Như vậy, nếu vẫn còn phân vân chưa biết nên xét nghiệm ung thư tầm soát ở đâu, khách hàng hoàn toàn có thể tin tưởng và lựa chọn Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI là nơi chăm sóc sức khỏe cho mình và gia đình, để luôn sẵn sàng ngăn chặn nguy cơ ung thư, tận hưởng cuộc sống.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.