Tư vấn xử trí tình huống bé 3 tuổi bị hóc xương cá

Bé 3 tuổi bị hóc xương cá có thể trở thành tình huống nguy hiểm nếu cha mẹ và những người xung quanh không xử lý đúng cách hoặc phản ứng chậm trễ. Chính vì thế, cần trang bị cho mình những kiến thức này ngay hôm nay để phòng bị và có hành động kịp thời cho tình huống tai nạn không mong muốn này.

Bạn đang đọc: Tư vấn xử trí tình huống bé 3 tuổi bị hóc xương cá

1. Nguyên nhân bé 3 tuổi bị tai nạn hóc xương cá

Hóc xương cá là một trong những tai nạn dễ bắt gặp trong đời sống. Tình trạng hóc này thường hình thành khi đang ăn, xương cá lẫn trong thức ăn được nuốt xuống nhưng bị tắc ở cổ và gây hóc. Hóc xương cá dễ dàng xảy ra ở mọi đối tượng, nhưng thường xuyên nhất là với trẻ nhỏ. Trẻ trong giai đoạn 3 tuổi là độ tuổi rất dễ bị hóc xương cá.

Tư vấn xử trí tình huống bé 3 tuổi bị hóc xương cá

Tình trạng hóc xương cá rất dễ xảy ra với trẻ em

1.1. Một số nguyên nhân khiến bé hóc xương cá

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ 3 tuổi hay gặp tai nạn hóc này:

– Bố mẹ nấu ăn cho trẻ và bỏ sót xương cá còn trong đồ ăn của trẻ

– Trẻ chưa mọc răng hoàn chỉnh nên chức năng nhai còn kém, dễ nuốt xương cá nếu trong đồ ăn có lẫn dị vật này.

– Nhà ăn cá, để xương cá ra mâm và trẻ hiếu động vô tình nhặt được, cho vào miệng theo thói quen.

Nhìn chung, hầu hết những nguyên nhân này đều xuất phát từ sự vô tình không chú ý trong ăn uống, khiến trẻ ăn phải xương cá và bị hóc.

1.2. Những vấn đề phải đối mặt khi hóc xương cá

Hóc xương cá khiến bệnh nhân thường có cảm giác nghẹn ứ, nuốt vướng, nuốt đau và ảnh hưởng rõ rệt đến việc ăn uống. Tình trạng hóc xương cá để lâu không được giải quyết cũng có thể dẫn đến nhiều hệ lụy nguy hiểm như việc hoại tử niêm mạc, viêm nhiễm do xương cá làm trầy xước, đâm thủng họng, thực quản,… Cớ những trường hợp đặc biệt, xương cá ngang mức đốt sống cổ, đâm vào ống động mạch đốt sống ngay khi trẻ bị hóc, gây chảy máu khó cầm với nguy hiểm tính mạng cận kề. Đặc biệt, xương cá cũng có thể rơi xuống khu vực đường thở, gây tắc nghẽn đường thở, có thể dẫn đến tình huống ngưng thở, thậm chí là tử vong.

Bên cạnh đó, với trẻ 3 tuổi bị hóc nói chung và hóc xương cá nói riêng, trẻ thường kém ăn, không đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cơ thể, dẫn đến suy nhược kéo dài. Chính vì vậy, khi bé bị hóc xương cá, người lớn cần xử trí nhanh, tránh những vấn đề về sức khỏe và nguy hiểm xảy đến với trẻ.

2. Xử trí đúng cách khi trẻ 3 tuổi ăn cá bị hóc xương

Khi trẻ bị hóc, cha mẹ cần chú ý những điều sau đây để xử lý đúng cách cho con:
– Ngừng cho trẻ ăn.
– Giúp trẻ bình tĩnh. Trẻ 3 tuổi khi bị hóc xương cá thường sợ và khóc nhiều. Việc trẻ khóc cũng có thể tác động đến xương cá gây hóc và làm cổ họng của trẻ đau hơn. Chính vì vậy, cha mẹ nên cố gắng giúp trẻ nín khóc, bình tĩnh lại.
– Dựa vào những biểu hiện của trẻ để ứng phó phù hợp.

Tìm hiểu thêm: Bé nạo va xong vẫn bị sổ mũi có đáng lo ngại không?

Tư vấn xử trí tình huống bé 3 tuổi bị hóc xương cá

Xử lý tình huống bé bị hóc xương cá dựa trên những dấu hiệu của trẻ

2.1. Nếu trẻ tỉnh táo, dấu hiệu hô hấp bình thường

Trong trường hợp mặt trẻ vẫn hồng hào, khóc vang, thở bình thường, cha mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế có chuyên khoa tai mũi họng để bác sĩ kiểm tra và lấy xương cá hóc cho trẻ. Cần chú ý rằng, ngay cả khi trẻ có dấu hiệu ngưng khóc, thì cha mẹ cũng nên nhờ các bác sĩ xác định xem xương cá ở trẻ đã được xử lý chưa, hay vẫn mắc hóc. Bởi, điều này nếu xảy ra sẽ dẫn đến tình trạng xương cá gây hóc lâu ngày trọng cổ họng, để lại nhiều nguy hiểm sau này cho sức khỏe trẻ.

Khi thăm khám, các bác sĩ cũng giúp trẻ kiểm tra sự ảnh hưởng của xương cá gây nên và có những phương án phù hợp để điều trị cho trẻ khi cần thiết.

2.2. Nếu trẻ nguy kịch

Tình trạng nguy kịch khi hóc xương cá của trẻ 3 tuổi mà cha mẹ cần chú ý đó là: trẻ chảy máu, máu lẫn trong nước bọt, trẻ có dấu hiệu hô hấp không bình thường: khóc yếu. thở hổn hển đứt quãng, nghẹt thở, tắc thở, mất ý thức,….

Khi này, cần gọi cấp cứu ngay lập tức để các nhân viên y tế đến và ứng phó kịp thời. Trong khi đó, cha mẹ hoặc những người xung quanh cần sơ cứu gấp cho bé để bảo vệ tính mạng cho trẻ.

Hãy đặt trẻ lên mặt đất hoặc mặt phẳng bất kỳ. Khi đó, người thực hiện sơ cứu ngồi đối diện với trẻ với tư thế 2 chân quỳ 2 bên ngoài 2 đầu gối của trẻ. Xác định vùng thượng vị của trẻ (trên rốn, dưới xương ức) và tác động lực đẩy vào khu vực này. Chú ý đặt gót tay vào vị trí này, tay còn lại lồng lên tay kia và dùng lực theo hướng chếch lên trên nhằm đẩy dị vật. Thực hiện thao tác này khoảng 5-10 lần, đồng thời kiểm tra xem trẻ đã tỉnh táo hoặc xương cá được đẩy lên khu vực miệng chưa.

Nếu trẻ có tình trạng ngưng thở, cần phối hợp thực hiện hà hơi thổi ngạt khi sơ cứu để bảo vệ tính mạng cho trẻ.

3. Lưu ý khi chữa hóc xương cá cho trẻ 3 tuổi

Cần tránh một số hành động cảm tính và thói quen không tốt khi xử lý hóc xương cá. Vì thế, cha mẹ nên nhớ tránh xa các việc như:
– Dùng tay mò mẫm lấy xương cá trong họng trẻ. Thao tác này có thể đẩy xương cá sâu hơn hoặc gây tổn thương cho niêm mạc hầu họng.
– Ép trẻ uống nước hay ăn thức ăn để nuốt xương cá. Điều này có thể gây tai biến nguy kịch tính mạng mếu xương đâm thủng mạch máu.
– Thúc trẻ ho khạc, dẫn đến đau và nguy hiểm đến tính mạng trẻ.
– Áp dụng các mẹo dân gian bởi những điều này không có cơ sở khoa học, sẽ làm tốn thời gian sơ cứu, điều trị cần thiết cho trẻ.
– Không đưa trẻ đi khám để xác định tình trạng dị vật xương cá.

Tư vấn xử trí tình huống bé 3 tuổi bị hóc xương cá

>>>>>Xem thêm: Viêm amidan mãn tính là gì? Nguyên nhân và cách phòng tránh

Tránh tình trạng không thăm khám, kiểm tra khi bé bị hóc xương cá

Cha mẹ cần nâng cao nhận thức về các biểu hiện chung và dấu hiệu bé 3 tuổi bị hóc xương cá nói riêng, để từ đó luôn nhận biết nhanh chóng, xử lý kịp thời tình huống hóc dị vật ở trẻ. Bên cạnh đó, cần phòng ngừa cho trẻ đúng cách: kiểm tra thức ăn trước khi cho trẻ ăn, dạy trẻ cảnh giác với xương cá ngay từ sớm. Quan trọng, cần xử lý sơ cứu đúng cách và đưa trẻ đến bệnh viện kiểm tra để chữa hóc xương cá cho trẻ, tránh để xương cá lâu không xử lý gây nguy hiểm đến tính mạng của bé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *