Túi mật bị polyp: phân loại, triệu chứng và cách điều trị

Túi mật bị polyp là bệnh khá phổ biến, đặc biệt là ở người trưởng thành. Mặc dù đa số các trường hợp polyp túi mật là lành tính nhưng vẫn có một tỷ lệ nhỏ tiến triển thành ung thư gây hệ quả nghiêm trọng đối với sức khỏe người bệnh.

Bạn đang đọc: Túi mật bị polyp: phân loại, triệu chứng và cách điều trị

1.Thế nào là túi mật bị polyp?

1.1 Định nghĩa túi mật bị polyp

Polyp ở túi mật là những tổn thương dạng u hoặc giả u phát triển trên bề mặt niêm mạc túi mật, xuất phát từ thành túi mật phát triển lồi vào trong lòng túi. Đây là bệnh khá phổ biến, có thể gặp ở mọi lứa tiểu nhưng chủ yếu ở người trưởng thành (30-50 tuổi) và tỷ lệ xảy ra ở nam và nữ là tương đương nhau.

Đa số trường hợp polyp túi mật là lành tính (chiếm 92-95%), khó phát hiện triệu chứng. Trường hợp còn lại (5-8%), bệnh có thể chuyển sang dạng ác tính (ung thư) ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh.

Túi mật bị polyp: phân loại, triệu chứng và cách điều trị

Túi mật bị polyp là tình trạng hình thành khối u hoặc giả u xuất phát từ niêm mạc túi mật.

1.2 Phân loại

Tùy theo tính chất và nguyên nhân gây bệnh, polyp túi mật có thể được chia thành những loại sau:

– Polyp thể cholesterol: Đây là dạng polyp phổ biến nhất. Sự lắng đọng của cholesterol trên thành túi mật là nguyên nhân tạo thành polyp. Polyp loại này thường có đường kính nhỏ, dưới 10mm.

– Polyp thể viêm: chiếm khoảng 10% các trường hợp bệnh. Polyp này đươc hình thành từ các mô sơ sẹo do các tổn thương viêm mạn tính trên thành túi mật gây nên. Đường kính polyp thường dưới 10mm, chân rộng và không tiến triển thành ung thư.

– Polyp thể u tuyến: Đây là một dạng tổn thương tiền ung thư, có kích thước từ 5-20mm. Polyp hình thành đơn lẻ và có liên quan đến các bệnh lý sỏi túi mật hoặc viêm túi mật mạn tính.

– Polyp thể phì đại cơ tuyến: Đối tượng có nguy cơ mắc polyp dạng này chủ yếu là người trưởng thành và tỷ lệ tăng dần theo tuổi. Polyp này thường xuyết hiện ở đáy túi mật, đơn lẻ và có khả năng dẫn đến ung thư.

2. Triệu chứng polyp túi mật

Đa số các trường hợp bị polyp túi mật không gây ra triệu chứng gì. Người bệnh chỉ tình cờ phát hiện ra khi đi khám sức khỏe định kỳ hoặc đi khám bệnh vì lý do khác. Chỉ một số ít trường hợp polyp túi mật có biểu hiện triệu chứng khi chúng gây rối loạn bài tiết, bài xuất dịch mật. Thường gặp nhất là đau tức hạ sườn phải hoặc đau vùng trên rốn. Một số ít có biểu hiện đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn, nôn và co cứng nhẹ vùng hạ sườn phải, nhất là sau khi ăn thức ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ.

3. Polyp túi mật có nguy hiểm không?

Phần lớn polyp túi mật là lành tính, nhưng vẫn có một tỷ lệ nhỏ (5-8%) có nguy cơ phát triển thành ung thư. Các yếu tố làm tăng khả năng hình thành polyp ác tính bao gồm:

– Tuổi: polyp túi mật có ác tính cao hơn ở người bệnh trên 50 tuổi.

– Kích thước polyp:

Dưới 10mm: Polyp lành tính nên chưa cần phẫu thuật. Người bệnh chỉ cần thăm khám định kỳ 3-6 tháng để quan sát khối polyp có phát triển hay không.

Từ 11-17mm: Polyp lành tính nhưng có nguy cơ chuyển thành ác tính nên cần xem xét phẫu thuật.

Trên 18mm: Nguy cơ ác tính cao nên chỉ định phẫu thuật bắt buộc.

– Hình dạng: Các polyp không có chân có nguy cơ ác tính cao hơn polyp có chân.

– Số lượng: Có giả thiết cho rằng các polyp ác tính thường xuất hiện đơn lẻ trong khi các polyp lành tính thường là đa polyp.

– Mắc kèm sỏi túi mật

– Viêm túi mật mạn tính: Nếu người bệnh bị polyp túi mật kèm viêm túi mật mạn tính cần phẫu thuật càng sớm càng tốt.

Tìm hiểu thêm: Nội soi dạ dày cần chuẩn bị gì?

Túi mật bị polyp: phân loại, triệu chứng và cách điều trị

Có từ 5-8% trường hợp polyp túi mật có nguy cơ ác tính gây hệ quả nghiêm trọng

4. Chẩn đoán túi mật bị polyp

Có nhiều phương pháp giúp chẩn đoán polyp túi mật như:

– Siêu âm: siêu âm polyp túi mật giúp xác định được vị trí, kích thước, hình dạng và theo dõi tiến triển để có phương pháp điều trị phù hợp.

– Chụp cắt lớp vi tính túi mật: khi chụp cắt lớp vi tính có bơm thuốc cản quang có thể xác định polyp lành tính hay ác tính với tỷ lệ chính xác đến 90%.

– Chụp cộng hưởng từ: thường được chỉ định khi nghi ngờ polyp ác tính.

– Các xét nghiệm hóa sinh: đánh giá chức năng gan mật, chức năng thận, test vi rút viêm gan,…

5. Điều trị polyp túi mật như thế nào?

Điều trị polyp túi mật có thể theo hai hướng là điều trị bảo tồn và hoặc cắt bỏ túi mật.

5.1 Điều trị bảo tồn

Như đã nói ở trên, trên 90% polyp túi mật là lành tính. Vì vậỵ, nếu kích thước khối polyp nhỏ và không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe thì có thể theo dõi tiến triển của khối polyp định kỳ bằng siêu âm kết hợp với các biện pháp điều trị hỗ trợ khác như thay đổi thói quen sinh hoạt, dinh dưỡng,..

Những thực phẩm người bệnh nên ăn:

– Hoa quả và trái cây giàu chất khoáng và vitamin như B,C,D, E như cam, bưởi, táo,lê,..giúp bảo vệ gan mật, hạn chế nguy cơ hình thành và phát triển polyp

– Rau xanh, củ quả giàu chất xơ như rau cải, hoa lơ, cà rốt,…giúp hệ tiêu hóa hoạt động dễ dàng, hạn chế các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu.

– Sử dụng chất béo có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, dầu đậu nành, dầu hướng dương, dầu cải,…

Những loại thực phẩm mà người bệnh cần phải kiêng:

– Thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa như mỡ động vật, thực phẩm chiên xào, thức ăn nhanh,…

– Thực phẩm chứa nhiều cholesterol như nội tạng động vật, lòng đỏ trứng,…

– Các loại thức ăn chứa nhiều đường, tinh bột tinh chế.

Túi mật bị polyp: phân loại, triệu chứng và cách điều trị

>>>>>Xem thêm: Khuẩn HP dạ dày được phát hiện và phòng tránh thế nào?

Người bị polyp túi mật nên ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi đồng thời hạn chế thức ăn nhanh, chiên xào, nhiều dầu mỡ

4.2 Phẫu thuật cắt bỏ túi mật bị polyp

Khi polyp túi mật có kích thước trên 10mm hoặc có dấu hiệu nghi ngờ tiến triển thành polyp ác tính thì cần phẫu thuật cắt bỏ túi mật để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân. Các dấu hiệu nghi ngờ polyp tiến triển thành ác tinh là kích thước tăng nhanh, hình dạng không đều, chân lan rộng, có dấu hiệu lan ra các phần khác, gây ra các triệu chứng lâm sàng (sốt, đau bụng,..)

Hiện nay cắt bỏ túi mật đa số được thực hiện bằng phương pháp nội soi, ít xâm lấn. Người bệnh phục hồi sức khỏe nhanh và hạn chế tối đa các biến chứng sau mổ so với phương pháp mổ hở truyền thống. Sau khi cắt bỏ túi mật, bệnh nhân vẫn sống khỏe mạnh bình thường, dịch mật thay vì dự trữ ở túi mật sẽ đổ thẳng từ gan xuống thẳng tá tràng, thời gian đầu có thể gây ra một số triệu chứng khó chịu như rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, đầy hơi… tuy nhiên sẽ thuyên giảm dần.

Như vậy, phần lớn túi mật bị polyp là lành tính và ít gây nguy hiểm. Tuy nhiên, chúng ta không được chủ quan mà cần thăm khám và điều trị tích cực theo đúng chỉ định của bác sĩ để ngăn chặn kịp thời các biến chứng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *