Túi mật có polyp: nguyên nhân, biến chứng và hướng điều trị

Túi mật có polyp là một bệnh lý khá phổ biến, có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi và thường không có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ mắc giữa nam và nữ. Đại đa số các trường hợp polyp túi mật là lành tính. Tuy nhiên vẫn có tỷ lệ nhỏ bệnh sẽ có nguy cơ chuyển thành ung thư. Vì vậy, khi thấy các dấu hiệu của polyp trong túi mật, người bệnh nên đi thăm khám và điều trị ngay.

Bạn đang đọc: Túi mật có polyp: nguyên nhân, biến chứng và hướng điều trị

1. Bệnh lý polyp túi mật

1.1. Túi mật có polyp là gì?

Túi mật có polyp là hiện tượng xuất hiện các u nhú mọc nhô ra bên trong lớp niêm mạc thành túi mật dưới dạng đơn độc hoặc thành chùm (đa polyp túi mật).

Theo thống kê, polyp ở túi mật xuất hiện ở mọi lứa tuổi và không có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ mắc bệnh theo giới tính hay chủng tộc, thường rơi vào khoảng 5-9% trong cộng đồng.

1.2. Phân loại

Dựa theo nguyên nhân và tính chất, polyp túi mật được chia thành 5 loại:

– Polyp cholesterol: Đây là dạng phổ biến nhất, chiếm khoảng 50-60% các trường hợp túi mật có polyp. Loại polyp này có đường kính nhỏ từ 2-10mm và không có khả năng chuyển thành ác tính.

– Polyp cơ tuyến túi mật: Chiếm 25% trường hợp polyp túi mật và có kích thước khoảng 10 – 20 mm. Tuy đây là dạng polyp lành tính nhưng có nguy cơ tiến triển thành ung thư cao hơn các dạng polyp khác.

– Polyp viêm: chiếm khoảng 10% các trường hợp bệnh. Dạng polyp này thường là những u nhú đơn độc có đường kính khoảng 5 – 10mm, được cấu tạo từ các tế bào viêm, mô xơ, mô hạt.

– Polyp tuyến: Đây là dạng tương đối hiếm gặp, chỉ chiếm 5% các trường hợp polyp ở túi mật, thường mọc đơn độc với kích thước khoảng từ 5-20mm. Tuy là dạng polyp lành tính nhưng vẫn có nguy cơ tiền ác tính.

– Một số dạng polyp hiếm gặp khác: Các mô dị hình, khối u mỡ, u hạt, u xơ,…

Các hình thái tổ chức u nhú có bản chất khác nhau nên có thể là u lành tính hoặc ác tính. Đại đa số các trường hợp polyp túi mật đều là lành tính. Nhưng vẫn có khoảng 8% polyp túi mật có nguy cơ chuyển sang ung thư túi mật, ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh.

Túi mật có polyp: nguyên nhân, biến chứng và hướng điều trị

Túi mật có polyp là hiện tượng xuất hiện các u nhú bên trong niêm mạc thành túi mật

2. Nguyên nhân gây polyp túi mật

Đại đa số các trường hợp túi mật có polyp được hình thành do sự bất thường trong quá trình chuyển hóa cholesterol. Mỗi dạng polyp túi mật khác nhau được hình thành từ các nguyên nhân khác nhau:

– Polyp thể cholesterol: do sự lắng đọng cholesterol trên thành túi mật gây nên.

– Polyp thể viêm: được hình thành bởi các tổn thương viêm mạn tính trên thành túi mật.

– Polyp thể u tuyến: thường liên quan đến bệnh lý sỏi túi mật hoặc tình trạng viêm túi mật mãn tính.

– Polyp thể phì đại cơ tuyến: thường gặp ở người trường thành, tỷ lệ tăng dần theo độ tuổi.

Các yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh:

– Người có tiền sử mắc các bệnh lý sỏi mật, viêm đường mật nguyên phát.

– Người trên 60 tuổi và có tiền sử mắc các bệnh, các hội chứng về gan.

– Người bị thừa cân, béo phì, có chỉ số mỡ máu và đường huyết cao.

– Người có thói quen ăn uống không điều độ, thường xuyên dung nạp một lượng lớn chất béo, cholesterol vào cơ thể.

3. Triệu chứng cảnh báo túi mật có polyp

Polyp túi mật phát triển thầm lặng và thường không gây bất kỳ triệu chứng nào cho người bệnh. Bệnh chỉ được phát hiện tình cờ qua thăm khám sức khỏe định kỳ hoặc siêu âm tổng quát. Tuy nhiên trong một số trường hợp, polyp túi mật có thể gây tắc nghẽn làm ứ trệ dịch mật. Người bệnh cũng sẽ gặp một số dấu hiệu tương tự như người bệnh sỏi mật, bao gồm:

– Đầy bụng, chậm tiêu, ăn không ngon miệng.

– Đau tức hạ sườn phải hoặc đau vùng thượng vị âm ỉ, kéo dài.

– Buồn nôn và nôn, đặc biệt khi ăn thức ăn chiên xào có nhiều dầu mỡ.

4. Polyp túi mật có nguy hiểm không?

Khoảng 92% các trường hợp polyp túi mật là lành tính, không gây nguy hiểm hay làm xuất hiện các triệu chứng khó chịu nào cho người bệnh. Số ít còn lại có thể gây ra những biến chứng cấp tính như ứ trệ dịch mật, rối loạn tiêu hóa, viêm túi mật, viêm đường mật… và nguy hiểm nhất là tiến triển thành ung thư. Những trường hợp túi mật có polyp bất thường, có khả năng phát triển ác tính cao như:

– Đơn polyp và polyp có chân rộng (polyp không cuống).

– Polyp có kích thước lớn từ 10mm trở lên.

– Polyp kích thước nhỏ, nhưng mọc thành cụm lớn (đa polyp túi mật).

– Polyp phát triển nhanh bất thường, có sự tăng nhanh về diện tích, số lượng và kích thước trong thời gian ngắn.

– Polyp phát triển ở người bênh trên 50 tuổi.

– Polyp xuất hiện kèm sỏi túi mật.

– Polyp có triệu chứng và gây viêm túi mật mãn tính.

– Polyp túi mật ở người bệnh viêm xơ đường mật bất kể kích thước và hình thái.

Vì vậy, để ngăn ngừa polyp túi mật phát triển ác tính gây ung thư, người bệnh cần theo dõi sát sự phát triển của polyp cũng như các triệu chứng của bệnh để có hướng can thiệp kịp thời.

Tìm hiểu thêm: Phẫu thuật cắt đại tràng Tại Bệnh viện Thu Cúc

Túi mật có polyp: nguyên nhân, biến chứng và hướng điều trị

Polyp túi mật có thể tiến tiển thành ung thư gây nguy hiểm đến tính mạng

5. Chẩn đoán và điều trị polyp túi mật

5.1. Chẩn đoán túi mật có polyp

Các phương pháp chẩn đoán túi mật có polyp bao gồm:

– Siêu âm ổ bụng: xác định vị trí, kích thước, hình dạng polyp. Tuy nhiên, phương pháp này không thể xác định được là polyp lành tính hay ác tính.

– Chụp cắt lớp vi tính túi mật: Chụp CT có bơm thuốc cản quang giúp chẩn đoán chính xác gần 90% trong các trường hợp polyp có nguy có ác tính.

– Chụp cộng hưởng từ: thường được chỉ định khi có nghi ngờ là polyp ác tính.

– Các xét nghiệm sinh hóa: đánh giá chức năng gan mật, chức năng thận, test virus viêm gan,…

5.2. Điều trị polyp túi mật

Hướng điều trị polyp túi mật thường được căn cứ dựa vào kích thước và các triệu chứng đi kèm. Túi mật có polyp thường được điều trị theo hai hướng: bảo tồn hoặc cắt bỏ túi mật.

Điều trị bảo tồn:

Có khoảng trên 90% polyp ở túi mật là lành tính. Do đó, nếu khối polyp kích thước nhỏ và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe, người bệnh được chỉ định siêu âm theo dõi sự tiến triển của khối polyp, kết hợp với các phương pháp điều trị hỗ trợ khác như thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt,…

Theo hướng dẫn mới nhất của Hiệp hội châu Âu về điều trị polyp ở túi mật, siêu âm theo dõi sẽ được áp dụng trong các trường hợp:

– Siêu âm định kỳ 12 tháng/lần đối với polyp túi mật kích thước

– Siêu âm định kỳ 6 -12 tháng/lần với trường hợp polyp túi mật kích thước

– Siêu âm theo dõi chặt chẽ từ 3-6 tháng/lần khi kích thước polyp từ 6-9mm chưa xuất hiện triệu chứng như có các yếu tố nguy cơ.

Phẫu thuật cắt túi mật:

Túi mật có polyp được chỉ định phẫu thuật cắt bỏ túi mật khi:

– Người bệnh thường xuyên xuất hiện các triệu chứng đau, đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn…

– Người bệnh có từ 2-3 polyp trở lên.

– Người bệnh có polyp túi mật kích thước ≥ 10mm.

– Người bệnh có polyp túi mật kèm theo sỏi mật.

– Polyp túi mật xuất hiện các dấu hiệu ác tính kèm theo: kích thước và số lượng khối polyp phát triển nhanh, chân lan rộng không nhìn thấy cuống, hình dáng polyp xù xì không đều đặn.

Hiện nay, phẫu thuật cắt bỏ túi mật đã được cải tiến từ phương pháp mổ mở truyền thống sang phương pháp mổ nội soi hiện đại, ít xâm lấn. Thực hiện bằng phương pháp này, người bệnh tránh được một vết mổ dài nên ít đau, ít chảy máu, ít xảy ra các biến chứng trong và sau phẫu thuật. Thời gian lưu viện ngắn (khoảng từ 3-5 ngày); thời gian hồi phục sức khỏe nhanh. Người bệnh có thể sớm quay trở lại với cuộc sống sinh hoạt, học tập và làm việc thường ngày.

Thời gian đầu sau phẫu thuật, người bệnh có thể gặp phải một số triệu chứng rối loạn tiêu hóa do mật sẽ đi trực tiếp từ gan vào ruột non. Tuy nhiên, sau một thời gian, các triệu chứng này sẽ mất đi khi cơ thể thích ứng dần với sự thay đổi này.

Túi mật có polyp: nguyên nhân, biến chứng và hướng điều trị

>>>>>Xem thêm: Cách trị loét dạ dày và những lưu ý trong chế độ ăn uống

Túi mật có polyp có thể điều trị bảo tồn hoặc phẫu thuật tùy thuộc vào kích thước khối polyp và các biến chứng đi kèm

6. Chế độ dinh dưỡng cho người bị polyp túi mật

Một chế độ ăn khoa học nhưng vẫn cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể sẽ giúp người bệnh hạn chế được sự phát triển của polyp.

6.1. Túi mật có polyp nên ăn gì?

– Các loại thực phẩm giàu chất xơ: rau xanh, củ quả,… sẽ giúp đường tiêu hóa hoạt động tốt hơn, đồng thời giúp hạn chế sự hấp thu chất béo ở ruột. Từ đó hạn chế các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu.

– Các loại hoa quả giàu vitamin (B, C, D, E) và chất khoáng như cam, táo, lê… giúp tăng cường sức khỏe gan – mật và hạn chế nguy cơ phát triển polyp.

– Các loại chất béo có nguồn gốc thực vật như dầu oliu, dầu hạnh nhân, hướng dương, dầu hạt cải…

– Các loại thực phẩm chứa nhiều chất đạm (như cá biển, thịt bò, ức gà,…), tinh bột (gạo lứt, ngũ cốc nguyên hạt, yến mạch…).

6.2. Túi mật có polyp nên kiêng gì?

– Thực phẩm giàu chất béo bão hòa như mỡ động vật, thức ăn chiên, xào, thức ăn nhanh…

– Thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao như nội tạng động vật, lòng đỏ trứng, phô mai,…

– Thực phẩm chứa chất tạo ngọt nhân tạo, đường và tinh bột tinh chế như các loại bánh ngọt, bánh quy, nước ngọt…

Ngoài chế độ ăn, một chế độ sinh hoạt lành mạnh cũng giúp người bệnh hạn chế được sự phát triển có polyp túi mật. Người bệnh nên duy trì tập thể dục khoảng 30 phút mỗi ngày giúp gan mật hoạt động tốt hơn. Đồng thời người bệnh nên ngủ đúng giờ, đủ giấc, giữ tinh thần luôn lạc quan, thoải mái, tránh stress… cũng góp phần hạn chế sự phát triển của bệnh.

Túi mật có polyp là một bệnh lý phổ biến và có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào. Đa phần polyp túi mật là lành tính nhưng vẫn có một tỷ lệ nhỏ polyp tiến triển thành ung thư. Vì vậy, khi được xác định có polyp ở túi mật, người bệnh nên thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cách điều trị phù hợp. Đồng thời kết hợp với việc điều chỉnh chế độ ăn và sinh hoạt để giảm tối đa các rủi ro có thể xảy ra.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *