Khi bị tụt huyết áp nên ăn gì để cải thiện chỉ số huyết áp và giảm bớt những ảnh hưởng của bệnh là câu hỏi được nhiều người quan tâm, để giải đáp những thắc mắc này mời các bạn tham khảo bài viết sau.
Bạn đang đọc: Tụt huyết áp nên ăn gì? số huyết áp và giảm bớt
Những nguy hiểm do tụt huyết áp
Tụt huyết áp khiến người bệnh đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi,… gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Khi bệnh nhân bị tụt huyết áp nhiều lần (huyết áp bằng hoặc nhỏ hơn 90/60mmHg), hệ thống thần kinh bị suy giảm chức năng, cơ thể không kịp điều chỉnh để cung cấp đủ dinh dưỡng và oxy cho các cơ quan như não, tim, thận, gây tổn thương các cơ quan này, có thể dẫn đến tình trạng đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, suy thận, tai biến mạch máu não,… nguy hiểm đến tính mạng.
Tụt huyết áp do nhiều nguyên nhân như: thời gian nghỉ trên giường quá dài, cơ thể mất nước, nhiễm khuẩn, căng thẳng, bồn chồn lo lắng, mang thai hoặc do hiệu ứng phụ của một số loại thuốc chữa bệnh.
Khi bị tụt huyết áp nên ăn gì
Tìm hiểu thêm: Đau nửa đầu trên: Nguyên nhân, biểu hiện, điều trị và phòng ngừa
Do các triệu chứng của tụt huyết áp khó nhận biết và rất dễ bị nhầm lẫn sang dấu hiệu của bệnh khác. Như vậy, để biết mình có bị tụt huyết áp hay không trước tiên phải đo huyết áp trước khi uống thuốc, hay có những tác động để chống tụt huyết áp.
Tụt huyết áp kéo dài mà không được điều trị triệt để là tiềm ẩn của những biến chứng nguy hiểm như suy giảm trí nhớ, suy giảm chức năng sinh lý… Tuy nhiên một chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp cải thiện chỉ số huyết áp.
Uống nhiều nước
Mất nước chính là nguyên nhân quan trọng gây nên tụt huyết áp. Vì vậy cần tăng uống nước hoặc dùng đồ uống tăng cường chất điện giải như nước dừa để bổ sung cho cơ thể.
Bổ sung đủ muối cho cơ thể
Khi cung cấp đủ lượng muối mỗi ngày sẽ giúp cơ thể con người thực hiện tốt mọi chức năng, cân bằng chất lỏng và ngăn ngừa tụt huyết áp. Một người trung bình mỗi ngày tiêu thụ khoảng 2.300mg natri (1 muỗng cà phê muối). Những người năng tập thể dục hoặc có triệu chứng hạ huyết áp thì cần điều chỉnh lượng muối cho phù hợp dưới sự giám sát của bác sĩ.
Điều chỉnh chế độ ăn hàng ngày
Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày: Duy trì các bữa chính nhỏ có hàm lượng carb thấp và bổ sung các bữa ăn nhẹ giữa các bữa chính sẽ có tác dụng làm tăng huyết áp cho nhóm người bị hạ huyết áp.
Các loại thực phẩm tốt cho người hay bị tụt huyết áp bao gồm bột mỳ, bánh mỳ, ngũ cốc nguyên hạt, thịt nạc, cá, sữa, các loại rau có màu xanh đậm và trái cây,…
Các loại thực phẩm nên hạn chế: hạn chế thực phẩm có nhiều chất béo, hạn chế uống rượu, bia vì rượu bia làm tăng tình trạng mất nước của cơ thể. Hạt hồi, quế,… có thể làm tăng tình trạng huyết áp thấp.
Bổ sung vitamin B12 (có trong cá, phô mai, sữa chua, sữa) và folate (có trong các loại rau xanh như bông cải xanh, rau bina) sẽ góp phần duy trì một huyết áp khỏe mạnh.
Thêm 1 tách cà phê vào chế độ ăn uống: Caffein có trong trà hay cà phê có tác dụng giúp lưu thông máu, khi dùng cùng với bữa ăn có thể hỗ trợ chống lại chứng tụt huyết áp.
Chế độ sinh hoạt khoa học
Ngoài chế độ ăn uống, để phòng chống tụt huyết áp bạn nên có chế độ sinh hoạt khoa học như ngủ đủ giấc, thường xuyên luyện tập thể dục, thức dậy đúng cách: ngồi dậy chậm rãi, thay đổi vị trí từ từ,…
>>>>>Xem thêm: Cách chữa mất ngủ trưa đơn giản và hiệu quả
Khi bị tụt huyết áp nhiều lần, không đỡ thì cần đến ngay các cơ sở y tế để các bác sĩ kiểm tra tình trạng bệnh. Để đặt lịch khám khi bị tụt huyết áp hoặc bạn muốn tư vấn thêm về các dịch vụ khám chữa bệnh tại hệ thống y tế Thu Cúc