Tủy răng hoại tử và phương pháp điều trị

Tủy răng là phần nằm trong cùng trong 3 lớp cấu tạo răng. Tủy răng hoại tử chính là giai đoạn cuối của bệnh lý viêm tủy răng mãn tính. Tình trạng này kéo dài sẽ gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người bệnh. Để tìm ra phương pháp điều trị bệnh lý này, ta hãy cùng tham khảo ngay bài viết sau:

Bạn đang đọc: Tủy răng hoại tử và phương pháp điều trị

1. Tổng quan về tủy răng hoại tử

1.1 Tủy răng bị hoại tử là gì?

Phần tủy răng sẽ kéo dài từ chân răng cho tới phần thân răng. Nhìn chung, kết cấu của tủy răng khá phức tạp. Tủy răng được bao bọc và bảo vệ bên ngoài bởi ngà răng và men răng. Bên trong tủy có chứa nhiều mạch máu cũng như nhiều dây thần kinh. Cụ thể, tủy răng bao gồm 2 phần: ống tủy và buồng tủy. Trong đó, ống tủy nằm ở vị trí dưới cùng của răng và buồng tủy nằm ở vị trí thân răng.

Tủy răng hoại tử là tình trạng phần tủy bên trong răng hoàn toàn chết. Chúng bắt đầu tình trạng thối rữa. Khi tủy răng viêm nhiễm mà không điều trị, chăm sóc cẩn thận thì tình trạng hoạt tử là điều tất yếu. Và do tủy răng chứa nhiều mạch máu, dây thần kinh nên khi tủy chết sẽ gây ảnh hưởng tới toàn khoang miệng nói chung.

1.2 Những triệu chứng cho thấy tủy răng bị hoại tử

Tủy răng hoại tử và phương pháp điều trị

Răng chuyển màu vàng nâu hoặc đen cũng là một trong những dấu hiệu hoại tử tủy răng

Hoại tử tủy là một bệnh lý tiềm ẩn. Chúng không xuất hiện với những triệu chứng rõ ràng mà âm thầm phát triển, tàn phá. Tình trạng này tuy không gây đau đớn cho người bệnh nhưng phần xương hàm phía dưới sẽ dần dần bị phá hủy. Sau đây là những biểu hiện thường thấy của hoại tử tủy:

– Không cảm thấy đau nhức khi ăn nhai đồ nóng, lạnh hay bị tác động lực vào. Điều này là do cơ quan cảm giác đã chết. Đây cũng chính là nguyên do mà nhiều bệnh nhân chủ quan, không phát hiện bệnh sớm.

– Răng chuyển màu vàng nâu hoặc đen. Tình trạng này là do các chất ở trong ống tủy đã bị thoái hóa.

– Xuất hiện tình trạng đau răng theo từng cơn.

– Răng có mùi khó chịu do dịch tủy chảy ra ngoài. Chúng đi thông qua chóp răng hoặc từ lỗ sâu.

2. Nguyên nhân dẫn đến tủy răng hoại tử

Hoại tử răng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Trong đó, 4 nguyên nhân chính thường gặp nhất là:

2.1 Sâu răng

Bệnh sâu răng lâu ngày sẽ dẫn tới răng bị vỡ gây viêm tủy. Với những chiếc răng sâu bị vỡ, người bệnh có thể dễ dàng nhận ra và phát hiện vấn đề. Tuy nhiên, có những trường hợp chiếc răng sâu vỡ lại chỉ biểu hiện ngầm qua những vết nứt. Khi đó, người bệnh phải tiến hành chụp X-quang mới có thể phát hiện.

2.2 Hệ thống tuần hoàn trong ống tủy bị gián đoạn

Khi hệ thống tuần hoàn trong ống tủy bị gián đoạn do bị chấn thương đột ngột sẽ gây chết tủy một cách từ từ. Nguyên nhân này cũng giải thích cho việc tại sao một vài người bị ngã gây va chạm vào răng khi còn nhỏ lúc lớn lên răng lại chuyển màu nâu. Những chấn thương khi còn bé ấy có khả năng đã gây đứt mạch máu ở chóp răng. Từ đó, tủy không được nuôi dưỡng và dần hoại tử. Và việc chuyển màu răng chính là dấu hiệu thường thấy của tủy bị hoại tử.

2.3 Viêm mô quanh răng

Nguyên nhân này còn được gọi là tình trạng viêm tủy ngược dòng. Viêm sẽ từ mô quanh răng rồi lan tới chóp răng và đi ngược vào tủy răng. Dễ hiểu hơn, đây chính là bắt nguồn từ bệnh viêm lợi không được chăm sóc, điều trị dẫn tới viêm nha chu. Bệnh nha chu biến chứng khiến răng lung lay và chế tủy. Thậm chí một số trường hợp, bệnh nhân có thể bị sang chấn khớp cắn.

2.4 Chế độ chăm sóc, vệ sinh răng miệng chưa tốt

Việc chế độ chăm sóc và vệ sinh răng miệng chưa tốt có thể hiểu chính là những thói quen xấu gây ảnh hưởng tới sức khỏe khoang miệng. Ví dụ như lười đánh răng, đánh răng sai cách, ăn thức ăn chứa quá nhiều đường, ăn những thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh, … Khi đó, nguy cơ viêm tủy và tủy răng bị hoại tử sẽ cao hơn.

3. Tủy răng bị hoại tử có gây nguy hiểm không?

Hoại tử tủy răng là một vấn đề khá nguy hiểm. Người bệnh có một chiếc răng bị hoại tử cũng đồng nghĩa đang sở hữu một ổ toàn vi khuẩn trong khoang miệng. Khi hoại tử tủy răng diễn ra, nhiều biến chứng có thể xảy đến:

3.1 Xương hàm nhiễm trùng

Khi những vi khuẩn gây hoại tử tồn tại trong tủy răng thoát ra ngoài sẽ tấn công vào ống tủy. Từ đó, tình trạng viêm nhiễm, sâu chân răng sẽ xảy đến. Nếu bệnh nhân không kịp thời phát hiện và điều trị, tình trạng sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng. Phần cấu trúc chân răng có thể bị phá hủy. Cùng với đó là tình trạng xương hàm bị viêm khiến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ảnh hưởng nghiêm trọng.

3.2 Nang chân răng

Tìm hiểu thêm: Góc giải đáp: Chửa ngoài dạ con có những biểu hiện gì?

Tủy răng hoại tử và phương pháp điều trị

vi khuẩn hoại tử tủy bám ở chân răng khi không thoát ra được sẽ gây u hạt kéo theo tình trạng tụ mủ, đau dữ dội

Với những trường hợp bệnh nhân bị viêm tủy trên nhiều răng, tủy chết dần sẽ khiến tăng nguy cơ răng bị rụng hàng loạt. Lâu ngày, hàm răng có thể trở nên biến dạng gây khó khăn trong quá trình ăn nhai. Thậm chí, vi khuẩn hoại tử bám ở chân răng khi không thoát ra được sẽ gây u hạt. Tình trạng này nếu không kiểm soát tốt, vi khuẩn sẽ tiết ra dịch gây tụ mủ. Người bệnh sẽ phải trải qua nhiều những cơn đau dữ dội.

3.3 Mất răng

Khi tủy bị hoại tử nặng sẽ dẫn tới răng bị mất cảm giác. Răng trở nên yếu, dễ bị vỡ, gãy ngay cả khi gặp những tác động không mạnh. Vi khuẩn hoại tử sẽ dần tấn công diện rộng gây phá vỡ xấu trúc của răng bình thường.

4. Phương pháp điều trị tủy răng bị hoại tử

Tủy răng hoại tử và phương pháp điều trị

>>>>>Xem thêm: Điều trị ung thư gan giai đoạn II

Tùy thuộc vào tình trạng của từng trường hợp bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra những phác đồ điều trị phù hợp riêng

Tùy thuộc vào tình trạng của từng trường hợp bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra những phác đồ điều trị phù hợp riêng. Nhìn chung, để điều trị răng bị hoại tử, những phương pháp thường sử dụng là trám răng, lấy tủy, loại bỏ tủy răng, … và nghiêm trọng nhất là cần thay răng. Dựa trên mức độ nghiêm trọng của bệnh, bác sĩ sẽ loại bỏ toàn bộ những răng bị hoại tử tủy.

Ta có thể thấy tủy răng hoại tử là vấn đề nghiêm trọng. Nếu không điều trị tốt sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của toàn khoang miệng. Hy vọng qua bài viết trên, mọi người đã có cho mình những kiến thức cần thiết về căn bệnh này.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *