U chân răng: Nhận biết và điều trị

U chân răng là một bệnh lý răng miệng nguy hiểm, không hề hiếm gặp nhưng lại khó phát hiện và rất nhiều người chẳng biết gì về nó. Vậy u chân răng là gì, làm thế nào để nhận biết chúng, đâu là những biến chứng tai hại chúng có thể mang tới và điều trị chúng ra sao? Trong bài viết này, Thu Cúc TCI sẽ chia sẻ với bạn câu trả lời của những câu hỏi ấy.

Bạn đang đọc: U chân răng: Nhận biết và điều trị

1. Khái niệm:

Có thể nói, u chân răng là một biến chứng của nhiễm trùng răng (sâu răng). Quá trình hình thành u diễn ra như sau: Tủy răng hoại tử (giai đoạn 4 của sâu răng) giải phóng độc tố tại chóp răng, gây viêm quanh chóp. Sự viêm quanh chóp kích thích quá trình hủy diệt tế bào biểu mô Malassez ở dây chằng răng. U là kết quả của quá trình hủy diệt này, chúng có thể viêm hoặc không.

Là dạng u biểu mô phổ biến nhất ở xương hàm, u chân răng thường phát triển ở hàm trên hơn hàm dưới, ở khu vực răng cửa hơn răng hàm.

U chân răng: Nhận biết và điều trị

Nang chân răng là kết quả của quá trình hủy diệt tế bào biểu mô Malassez ở dây chằng răng

2. Nhận biết:

Như đã nói ở trên, khó có thể phát hiện u chân răng ở giai đoạn sớm bằng dấu hiệu lâm sàng. Khi mới hình thành, chúng chỉ làm răng ố vàng. Tuy nhiên, dấu hiệu này không đủ bất thường để người bệnh chú ý. Chỉ khi chúng quá phát hoặc nhiễm trùng với những triệu chứng cực kỳ khó chịu như: Xương hàm phồng lớn, đau, chảy mủ, lung lay răng,… người bệnh mới quan tâm.

May mắn thay, u có thể được phát hiện dễ dàng bằng cận lâm sàng. Cụ thể, trong hình ảnh Xquang, u là một vùng sáng hình tròn hoặc oval liên kết với một chân răng chết tủy. Răng này có một lỗ sâu rộng, chóp chân răng nằm trong vùng sáng, dây chằng xung quanh nó giãn lớn. Răng bên cạnh nó thường nghiêng. Nếu u ở hàm trên và quá lớn, chúng có thể phát tán nhiều hướng. Với các u viêm, ranh giới của chúng trở nên nhòe nhoẹt, vì sự viêm sẽ gây giãn mạch và tiêu xương.

3. Những biến chứng tai hại:

Trước hết, sự phát triển liên tục của u chân răng sẽ hủy hoại mô quanh chóp răng, gây tiêu xương chân răng nguyên nhân. Theo thời gian, sự hủy hoại này sẽ mở rộng sang các răng lân cận, dẫn đến tiêu xương cả những răng này.

Chưa hết, u tồn tại còn tạo ra các hốc trên xương hàm, các hốc này chỉ có nước/mủ chứ không còn xương. Điều đó đồng nghĩa với việc cấu trúc xương hàm bị phá vỡ, biến dạng, trở nên yếu và vô cùng dễ gãy. Lúc này, chức năng nhai, nuốt và nói của người bệnh có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Tìm hiểu thêm: Điểm danh 5 bệnh lý răng miệng trẻ nhỏ thường gặp

U chân răng: Nhận biết và điều trị

Nang chân răng làm tiêu xương và rụng răng nguyên nhân cũng như các răng lân cận

4. Điều trị:

U chân răng chỉ có thể được điều trị bằng phẫu thuật, và phương pháp phẫu thuật được chỉ định sẽ khác nhau tùy tình trạng răng nguyên nhân, các răng lân cận, u và xương hàm. Theo đó, chuyên gia có thể áp dụng một trong các phương pháp sau:

– Trường hợp xương ổ răng còn đủ, chân răng nguyên nhân tiêu không quá ⅓: Giữ răng không nhổ, điều trị tủy, cắt cuống răng, bóc u.

– Trường hợp chân răng nguyên nhân tiêu qúa ⅓: Nhổ răng này kết hợp bóc u.

– Trường hợp u to xương hàm trên, xương hàm đã bị phá hủy: Chuyên gia sẽ tách u và niêm mạc xoang, đồng thời mở dẫn lưu vào ngách mũi dưới cùng bên.

– Trường hợp u to xương hàm dưới: Thông qua hình ảnh Xquang và hình ảnh thực tế quan sát được trong quá trình phẫu thuật, chuyên gia sẽ đánh giá mức độ vững chắc của xương hàm dưới, sau đó quyết định chỉ lấy u hay vừa lấy y vừa đóng nẹp tăng cường, đề phòng gãy xương hàm.

Sau khi u được loại bỏ, chuyên gia tiến hành xử lý điểm khuyết xương do u để lại. Không cần can thiệp nếu điểm khuyết nhỏ, vì cơ thể có thể tự bồi đắp bằng tổ chức xơ hoặc biểu mô hóa. Nếu điểm khuyết lớn, việc sử dụng các vật liệu tự thân như cơ, xương,… hoặc các vật liệu nhân tạo như cacbon, xi măng để trám là cần thiết.

Thông thường, vết thương tại vị trí phẫu thuật sẽ lành sau khoảng 1 – 2 tuần. Nếu được chăm sóc cẩn thận, chu đáo, theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, chúng có thể lành nhanh hơn như thế.

U chân răng: Nhận biết và điều trị

>>>>>Xem thêm: Giải đáp thắc mắc: lấy vôi răng có tác dụng gì cho ai cần biết

Hãy thăm khám định kỳ với chuyên gia để được tầm soát sớm nang chân răng

Như vậy, u chân răng là bệnh lý nếu phát hiện sớm thì điều trị đơn giản và không để lại di chứng. Còn nếu phát hiện muộn thì điều trị phức tạp và ngay cả khi được xử lý tích cực, vẫn để lại nhiều hệ lụy đáng tiếc. Phát hiện u ở giai đoạn “vô hại” bằng thị giác thông thường là gần như không thể. Cách duy nhất để làm được điều đó là quan sát hình ảnh X-quang răng. Chính vì vậy, hãy thăm khám định kỳ với chuyên gia để được tầm soát vừa lúc vấn đề này.

Nếu còn băn khoăn, đừng ngần ngại, liên hệ ngay Thu Cúc TCI để được giải đáp chi tiết mọi thắc mắc, bạn nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *