U nang buồng trứng có vách ngăn hay còn được gọi là u nang nhầy buồng trứng ở phụ nữ là một dạng u nang thực thể nguy hiểm, đe dọa đến sức khỏe thậm chí tính mạng của người bệnh.
Bạn đang đọc: U nang buồng trứng có vách ngăn có nguy hiểm không?
1. Khái niệm u nang buồng trứng có vách ngăn
Trên 85% các loại u nang buồng trứng đều là u lành tính. U nang buồng trứng được cấu tạo bởi 2 lớp, lớp đầu tiên là lớp vỏ bọc bên ngoài, thường có vỏ mỏng hoặc sần sùi, sau đó là lớp dịch hoặc nhân bên trong. U nang buồng trứng được phân chia thành 2 dạng là u nang thực thể và u nang cơ năng.
U nang buồng trứng có vách ngăn (u nang nhầy) thuộc dạng u thực thể, hay tìm thấy nhất ở người bệnh trong độ tuổi sinh sản.
U nang buồng trứng có vách ngăn thường xảy ra với chị em nằm trong độ tuổi sinh nở
U nang nhầy thường nằm ở 1 trong 2 bên của buồng trứng, đặc điểm nhận biết như sau:
– Vỏ bọc nang phía ngoài thường có độ dày lớn hơn so với các loại u nang khác, màu sắc vàng nhạt hoặc trắng.
– Kích thước lớn có thể lên đến hàng chục centimet, trọng lượng từ vài gam đến vài kilogam.
– Khối u chứa nhiều vách ngăn và đôi khi có chứa âm vang bên trong, tuy nhiên trường hợp này không nhiều.
– U nang nhầy buồng trứng thường chứa dịch màu vàng bên trong
– Nếu không được phát hiện sớm và để lâu ngày, khối u có thể phát triển và đạt trọng lượng lên đến hơn 10kg.
2. Mức độ nguy hiểm của u nang nhầy buồng trứng
U nang nhầy buồng trứng được xếp vào là một dạng u nang thực thể gây nguy hiểm. Bệnh nhân sẽ mắc phải các vấn đề liên quan đến sức khỏe sinh sản cũng như các biến chứng khác như:
2.1 Kinh nguyệt bị rối loạn
U nang nhầy buồng trứng làm ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phóng noãn của buồng trứng. Từ đó dẫn đến các vấn đề bất ổn định trong chu kì kinh nguyệt như gây chậm kinh, rong kinh, mất kinh, máu kinh có sự thay đổi về màu sắc cũng như số lượng, thậm chí một vài trường hợp xảy ra hiện tượng chảy máu ngoài chu kì kinh nguyệt
2.2 U nang nhầy buồng trứng gây ảnh hưởng đến khả năng thụ thai
Bệnh nhân mắc u nang nhầy buồng trứng sẽ khó có khả năng thụ thai hơn so với người bình thường chu trình phóng noãn của buồng trứng bị ảnh hưởng.
2.3 Biến chứng gây chèn ép nội tạng
U nang nhầy buồng trứng khi phát triển kích thước sẽ làm chèn lên bàng quang (gây rối loạn tiểu tiện, tiểu buốt) hoặc chèn lên trực tràng (gây táo bón), nếu khối u gây áp lực lên tĩnh mạch chậu sẽ khiến cho 2 chi dưới bị phù
2.4 Biến chứng gây vỡ u
U nang có vách ngăn nếu không được phát hiện và xử lý từ sớm sẽ ngày càng gia tăng về kích thước, cho đến khi bề mặt vỏ không đủ sức chịu đựng sẽ bị vỡ ra và khiến cho dịch nhầy bên trong tràn ra ngoài và lan sang ổ bụng. Nếu không làm sạch ổ bụng, các dịch còn sót lại sẽ nhân bản ra hàng loạt các u nhỏ khác và bám dính trong thành bụng, dần dần sẽ khiến bệnh nhân suy kiệt và tử vong.
2.5 Biến chứng thành u nang xoắn
Triệu chứng đầu tiên của u nang xoắn là đau bụng quằn quại, nôn ói, bụng căng chướng bất thường. U nang nhầy buồng trứng nếu có cuống dài thì rất dễ bị xoắn. Lúc này mạch máu sẽ bị chặn lại, dần dần sẽ gây hoại tử buồng trứng, nguy cơ nhiễm trùng máu và dẫn đến tử vong.
Tìm hiểu thêm: Người bị ung thư kiêng ăn gì?
Xoắn u nang buồng trứng
Nguy hiểm hơn, nếu khối u bị xoắn thành nhiều vòng sẽ bị vỡ và khiến cho vùng phúc mạc bị nhiễm trùng, đây là tình huống cấp cứu nguy hiểm tính mạng, cần đưa đến bệnh viện ngay lập tức
2.6 Biến chứng ác tính gây ung thư
Trong một số ít trường hợp u nang nhầy buồng trứng sẽ tiến triển thành ung thư buồng trứng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí đe dọa tính mạng của người bệnh.
3. Độ tuổi dễ mắc u nang nhầy buồng trứng
U nang nhầy buồng trứng không loại trừ bất kì lứa tuổi nào, tuy nhiên theo thống kê thì phụ nữ trong độ tuổi sinh sản có nguy cơ mắc bệnh cao nhất. Vì vậy chi em nên đi khám phụ khoa định kì mỗi 6 tháng/ lần để phát hiện sớm và có biện pháp điều trị kịp thời đề bệnh không biến chứng quá nặng.
4. Các biện pháp điều trị u nang nhầy buồng trứng hiện nay
U nang nhầy buồng trứng là bệnh có tỉ lệ tái phát cao. Tùy thuộc vào kích thước của khối u, lứa tuổi của bệnh nhân cũng như dựa trên mong muốn của họ mà bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên và phác đồ điều trị thích hợp.
Đối với người bệnh đã có con và không có nhu cầu sinh nở, bác sĩ sẽ chỉ định cắt bỏ toàn bộ buồng trứng để ngăn chặn triệt để nguy cơ tái phát của khối u.
Đối với phụ nữ chưa lập gia đình hoặc vẫn có nhu cầu sinh con trong tương lai, bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật bóc tách khối u kết hợp với điều trị bằng thuốc để bảo toàn phần buồng trứng lành lặn và ngăn ngừa tối đa sự phát triển của u nang buồng trứng. Người bệnh sau khi được phẫu thuật bóc tách một thời gian sau vẫn có thể thụ thai như bình thường.
Với khối u nang nhầy kích thước nhỏ sẽ được phẫu thuật bóc tách bằng phương pháp mổ nội soi. Ưu điểm của phương pháp này là thời gian phục hồi nhanh, giúp người bệnh mau chóng quay lại với cuộc sống thường nhật.
Với khối u nang có kích thước lớn hơn hoặc đã biến chứng, cần phải phẫu thuật mổ hở để đem khối u ra ngoài.
>>>>>Xem thêm: Hàn răng sâu giúp chặn đứng cơn đau sâu răng cho bé 5 tuổi
Phẫu thuật cắt bỏ một bên buồng trứng tại Hệ thống y tế Thu Cúc TCI
Đối với trường hợp phụ nữ có thai thì thời điểm thích hợp nhất để loại bỏ u là từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 6 thai kì. Nếu sau thời gian này người bệnh mới phát hiện ra khối u thì có thể kết hợp lấy khối u cùng lúc khi sinh bé. Tuy nhiên trong trường hợp nguy cấp nếu u nang biến chứng như vỡ xoắn thì phải cấp cứu và làm phẫu thuật loại bỏ u nang nhầy ngay lập tức để bảo vệ tính mạng của mẹ, mặc dù có thể ít nhiều ảnh hưởng tới thai nhi.
Khi u nang tiến triển thành u ác tính thì các bác sĩ sẽ dựa trên mức độ ung thư hóa để chỉ định phẫu thuật cắt một bên hoặc toàn bộ buồng trứng, ống dẫn trứng hoặc thậm chí tử cung để giữ tính mạng cho bệnh nhân. Sau phẫu thuật, bệnh nhân cần thực hiện hóa trị hoặc xạ trị theo đợt để ngăn chặn ung thư quay trở lại
Sau phẫu thuật, bệnh nhân cần tuân thủ y lệnh của bác sĩ và tái khám theo chỉ định để theo dõi và kiểm soát sức khỏe của buồng trứng nhằm kịp thời phát hiện các biến chứng bất thường sau mổ.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.