U nang buồng trứng khi có thai phải làm gì?

U nang buồng trứng khi có thai thường được phát hiện tình cờ khi mẹ đi siêu âm thai. Vậy u nang buồng trứng trong thai kỳ liệu có nguy hiểm không? Bà bầu khi mắc u nang buồng trứng cần phải làm gì để giữ an toàn cho cả mẹ và thai nhi?

Bạn đang đọc: U nang buồng trứng khi có thai phải làm gì?

1. Nguyên nhân thai phụ mắc u nang buồng trứng

1.1 Khái niệm bệnh U nang buồng trứng

U nang buồng trứng là bệnh lý không hiếm gặp ở nữ giới, nhất là chị em đang trong độ tuổi sinh sản. Thời điểm ban đầu các khối u ở buồng trứng chỉ là những khối u nhỏ và lành tính nhưng theo thời gian nếu không có phương pháp can thiệp và điều trị phù hợp, những khối u nang rất dễ biến chứng thành ung thư buồng trứng, cản trở khả năng có con, thậm chí đe dọa tính mạng của nhiều chị em.

Các khối u nang buồng trứng có thể xuất hiện ở nhiều dạng khác nhau, đi kèm theo đó là các biến chứng nghiêm trọng, trong đó tình trạng u nang buồng trứng bị xoắn được coi là dạng biến chứng nguy hiểm, có thể khiến người bệnh tử vong, biến chứng xoắn u hay gặp ở phụ nữ trên 30 tuổi.

1.2 Nguyên nhân mắc U nang buồng trứng khi có thai

Cơ thể phụ nữ khi có thai sẽ sản sinh ra các hormone để hỗ trợ niêm mạc tử cung phát triển, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để phôi thai làm tổ ổn định và lớn lên. Khi tuổi thai từ 10 – 12 tuần tuổi, bánh nhau sẽ hoàn thiện dần và tiếp tục thay thế việc nuôi dưỡng thai nhi của hoàng thể. Lúc này, hoàng thể sẽ nhỏ dần, thoái hóa và biến mất.

Tuy nhiên ở một số mẹ bầu, hoàng thể thay vì thoái triển thì vẫn tiếp tục chứa chất lỏng và nằm ở trên buồng trứng, đây chính là nang hoàng thể.

U nang buồng trứng khi có thai phải làm gì?

U nang buồng trứng khi có thai thường được phát hiện qua các kỳ siêu âm thai

Ngoài ra, trước khi mang thai có thể mẹ vẫn có một hoặc một số nang buồng trứng mà chưa được phát hiện. Chúng vẫn tồn tại trên buồng trứng trong sốt quá trình mẹ mang thai, đây chính là những khối u nang buồng trứng khi có thai.

2. Các triệu chứng khi mắc U nang buồng trứng trong thai kỳ

Đa số u nang buồng trứng đều là u lành và không có dấu hiệu rõ rệt mà chỉ được phát hiện tình cờ qua các lần siêu âm thai định kỳ. Tuy vậy, cũng vẫn có số ít u nang buồng trứng phát triển trong thai kỳ có thể đi kèm với những biểu hiện dưới đây:

– Đau tức vùng bụng dưới hoặc vùng chậu về phía có u nang. Trường hợp u nang bị xoắn, chị em sẽ cảm nhận việc đau dữ dội hơn. Lúc này u nang đã chuyển sang trạng thái nguy hiểm, thai phụ cần được cấp cứu, nếu không sẽ gây ảnh hưởng đến cả mẹ bầu và thai nhi.

– Mẹ sẽ có cảm giác bụng bị trướng, đầy hơi, khó tiêu và kém ăn

– Chu vi vòng bụng có thể sẽ to hơn tuổi thai hoặc cảm giác áp lựng lên ổ bụng sẽ tăng

– Âm đạo bị xuất huyết

– Mẹ có cảm giác buồn nôn và nôn, đau đầu, choáng váng do cơ thể bị mất nhiều máu

– Ngoài ra mẹ có thể bị sốt do khả năng bị nhiễm trùng

3. Làm gì khi mắc u nang buồng trứng trong thai kỳ

3.1 U nang buồng trứng khi mang thai có nguy hiểm hay không?

Không ít mẹ bầu gặp tâm lý lo lắng và hoang mang khi phát hiện khối u nang buồng trứng trong lúc siêu âm. Thực tế là, trong bụng mẹ thai nhi sẽ phát triển khá nhanh, nhất là từ tháng thứ 4 – 5 trở đi, trong khi đó các khối u nang buồng trứng cũng sẽ tăng trưởng dần về kích thước. Vì vậy, chắc chắn u nang buồng trứng sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến thai nhi. Bào thai sẽ bị chèn ép khi kích thước khối u tăng lên, sự chèn ép này sẽ khiến cho thai nhi không có nhiều không gian để phát triển.

Theo các chuyên gia sản phụ khoa, mắc u nang buồng trứng khi đang mang thai có thể làm tăng nguy cơ gây sảy thai, sinh non và nhau tiền đạo. Đã có nhiều trường hợp thai phụ buộc phải đình chỉ thai để bảo vệ sức khỏe vì khối u nang gây biến chứng và bắt buộc phải phẫu thuật để xử lý.

Tìm hiểu thêm: Cạo lưỡi có tốt không? Có nên làm mỗi ngày?

U nang buồng trứng khi có thai phải làm gì?

U nang buồng trứng không chỉ gây chèn ép thai nhi mà còn gây cho mẹ cảm giác đau tức vùng bụng dưới

Không chỉ vậy, khi mang thai sẽ làm tăng tỉ lệ biến chứng u nang buồng trứng ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ, thậm chí là sau khi sinh em bé, biến chứng dễ gặp nhất chính là vỡ hoặc xoắn u nang.

Tuy nhiên, không phải bà bầu nào khi mắc u nang biến chứng cũng đều bị ảnh hưởng và gặp biến chứng. Cũng có những trường hợp phụ nữ mang thai mắc u nang buồng trứng nhưng vẫn an toàn trong suốt thai kỳ và vẫn vượt cạn thành công mà không gặp bất kỳ vấn đề gì.

3.2 Bà bầu mắc u nang buồng trứng cần phải làm gì?

Đa số các khối u nang xuất hiện trong thời kỳ mang bầu đều là u lành và không gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Ví dụ nếu khối u nang là u nang hoàng thể thì nó có thể tự tiêu biến ở giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai.

1 số loại u nang buồng trứng vẫn có khả năng tiếp tục phát triển và trong vài trường hợp có thể khiến cho thai phụ bị đau hoặc cảm thấy nặng nề ở vùng hạ vị. Nhưng kể cả khi ở trong những trường hợp này, các u nang cũng không gây ra tác động nghiêm trọng đối với thai nhi.

Tuy nhiên trong trường hợp u nang buồng trứng gây biến chứng cấp tính như xoắn u hoặc vỡ u thì cần được cấp cứu và can thiệp kịp thời bằng phẫu thuật. Tùy vào kích thước của khối u bác sĩ sẽ chỉ định mổ nội soi hoặc phẫu thuật mổ bụng, nếu khối u nang nhỏ, phương pháp mổ nội soi sẽ được ưu tiên chọn lựa. Nhưng nếu u nang lớn thì bắt buộc phải phẫu thuật mở để xử lý triệt để khối u.

U nang buồng trứng khi có thai phải làm gì?

>>>>>Xem thêm: Răng cùng có nên nhổ – Tìm câu trả lời ngay

Phẫu thuật xử lý u nang buồng trứng tại Thu Cúc TCI

Đối với các khối u nang hoàng thể đang có khuynh hướng phát triển và có nguy cơ ảnh hưởng đến bào thai, mặc dù có thể chưa xuất hiện triệu chứng gì nhưng vẫn nên được chủ động xử lý. Thời điểm thích hợp là sau khi thai nhi được 13 tuần hoặc trong 3 tháng giữa thai kỳ. Đây là 2 thời điểm lý tưởng để can thiệp xử lý khối u mà nguy cơ gây tác động xấu đến thai nhi là rất thấp.

Vì vậy, để khẳng định rằng u nang buồng trứng có ảnh hưởng hay không gây nguy hại đến thai kỳ, cũng như để theo dõi tình trạng của các u nang hiện có, mẹ bầu cần được khám thai định kỳ và siêu âm thai thường xuyên hơn. Nhờ vào hình ảnh siêu âm, bác sĩ sẽ đo được kích thước cũng như tình trạng bất thường của khối u nang để có thể đánh giá xem đây là khối u lành hay khối u gây bất lợi cho bào thai.

 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *