U nang thanh quản là bệnh gì?

U nang thanh quản được đánh giá là một bệnh lý hiếm gặp trong cộng đồng, tuy nhiên nếu chủ quan không phát hiện và điều trị sớm sẽ gây nên những hệ lụy nghiêm trọng đến sức khỏe. Hãy cùng tìm hiểu về bệnh này trong bài viết dưới đây nhé.

Bạn đang đọc: U nang thanh quản là bệnh gì?

1. Khái niệm u nang thanh quản

Cấu tạo bề mặt của dây thanh âm có các nếp gấp phức tạp nhưng nếu lạm dụng giọng nói, giọng hát nhiều sẽ khiến cho các khối u nang dễ dàng hình thành. Đây không phải là bệnh lý phổ biến, nhưng lại có tỷ lệ khá cao ở những người sử dụng giọng nói, giọng hát cho nghề nghiệp.

Hiện tại, u nang dây thanh gồm 3 loại: u nang biểu mô, u nang vảy và u nang tuyến. Trong đó, u nang biểu mô là bệnh điển hình nhất do dây thanh âm bị lạm dụng hoặc ho quá nhiều còn u nang tuyến lại liên quan đến tuổi già và việc vệ sinh giọng nói không tốt.

U nang thanh quản là bệnh gì?

U nang thanh quản không phải là bệnh lý phổ biến, nhưng lại có tỷ lệ khá cao ở những người sử dụng giọng nói, giọng hát cho nghề nghiệp.

2. Nguyên nhân gây u nang thanh quản

2.1 Lạm dụng giọng nói, giọng hát nhiều

Nhiệm vụ của các nếp gấp ở bề mặt dây thanh quản là giúp cho dây thanh quản dễ rung hơn và từ đó tạo thành giọng nói. Tuy nhiên khi nếp gấp này bị tổn thương khi nói hay hát lặp đi lặp lại sẽ dẫn đến nguy cơ mắc u nang ở thanh quản rất cao.

2.2 U nang tích trữ nhầy

Trên bề mặt của dây thanh quản sẽ có biểu mô có tuyến nhầy. Do kết cấu nếp gấp của dây thanh quản nên sẽ có lúc tuyến tiết nhầy không tiết được dịch ra ngoài. Việc này sẽ dẫn đến chất nhầy bị tích tụ và tạo thành u nang dây thanh. Chất nhầy này bị tích trữ có thể do tự phát hoặc quy trình vệ sinh giọng nói kém.

Càng tích tụ nhiều, kích thước u càng tăng lên, gây ảnh hưởng lớn đến sự rung của dây thanh âm và khiến giọng nói bị thay đổi.

2.3 Chủng vi sinh vật Streptococcus pseudo pneumoniae hoặc Pseudomonas

Một số nghiên cứu cho thấy Streptococcus pseudo pneumoniae hoặc Pseudomonas có thể là nguyên nhân gây nên tổn thương nếp gấp. Chúng có thể gây ra tình trạng u nang, nốt sần, polyp hay phù nề.

Tuy nhiên, có một thách thức đối với y học hiện đại đó là việc tìm kiếm được những vi sinh vật này qua các xét nghiệm nước bọt, dịch phết cổ họng, các bệnh thông thường của đường hô hấp không dễ dàng gì.

U nang thanh quản là bệnh gì?

Một số nghiên cứu cho thấy Streptococcus pseudo pneumoniae hoặc Pseudomonas có thể là nguyên nhân gây nên tổn thương nếp gấp của dây thanh quản.

3. TRIỆU CHỨNG CỦA U NANG THANH QUẢN

U nang thanh quản có thể được nhận biết qua một số biểu hiện dưới đây:

– Khó nói, phát âm khó, có cảm giác đau nhức khi nói.

– Khàn giọng kéo dài.

– Một số bệnh nhân mất giọng đột ngột hoặc bị hạn chế ở một cao độ

– Một số bệnh nhân gặp phải chứng nói giọng đôi, bị nói 2 giọng cùng lúc ở hai cao độ khác nhau.

Nếu bệnh nhân đi khám trong tình trạng khó thở, khó nuốt hay mất giọng hoàn toàn thì khả năng cao bệnh đã trở nên nặng, u có kích thước lớn và có khả năng chèn ép lên các cơ quan khác.

4. U nang thanh quản có nguy hiểm không?

U nang thanh quản được đánh giá là một bệnh lý lành tính không gây nguy hiểm cho sức khỏe của người bệnh, cũng không phải là bệnh lý ung thư hay tiền ung thư. Tuy nhiên nguyên nhân cũng như khả năng thích ứng với phương pháp điều trị của người bệnh sẽ là yếu tố ảnh hưởng rất nhiều đến mức độ phục hồi thanh quản.

Tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân, nhưng nếu để diễn tiến nặng thì bệnh sẽ gây nên những hậu quả không nhỏ. Bệnh nhân sẽ cảm thấy bất tiện trong cuộc sống vì nuốt vướng, khó nói, đau nhức, cơ thể suy nhược vì không được nạp đủ chất dinh dưỡng. Từ đó khiến chất lượng cuộc sống bị suy giảm nghiêm trọng.

Đặc biệt, bệnh lý này không có biểu hiện rõ ràng trong giai đoạn đầu nên bệnh nhân thường dễ nhầm lẫn với những bệnh lý khác và khi đến thăm khám thì bệnh đã diễn tiến nặng. Chính vì vậy, việc khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần là vô cùng quan trọng để tăng cơ hội phát hiện sớm được những triệu chứng của bệnh và thực hiện chữa trị theo chỉ định của bác sĩ.

Tìm hiểu thêm: Bệnh viêm xoang mũi có nguy hiểm không và nguyên tắc điều trị

U nang thanh quản là bệnh gì?

Tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân, nhưng nếu để diễn tiến nặng thì bệnh sẽ gây nên những hậu quả không nhỏ.

5. Điều trị u nang dây như thế nào?

5.1 Tiến hành chẩn đoán

Đầu tiên, bác sĩ sẽ chẩn đoán bằng nội soi thanh quản để kiểm tra trực tiếp được dây thanh âm cũng như xác định được u nang đã tác động ở mức độ nào đối với dây thanh âm. Trước khi tiến hành điều trị trực tiếp, bác sĩ sẽ đề nghị cho giọng nói nghỉ ngơi và tiếp tục tiến hành nội soi thanh quản để xem đã cải thiện được tình trạng chưa.

5.2 Điều trị bằng thuốc

Tiếp theo, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị nội khoa với thuốc giảm đau và thuốc kháng viêm nếu như việc thực hiện liệu pháp giọng nói không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc thuyên giảm không nhiều. Các báo cáo gần đây cho thấy hầu hết những người mắc bệnh lý u nang dây thanh đều thấy sau khi dùng thuốc kháng viêm mạnh có bản chất steroid thì triệu chứng khàn giọng được cải thiện đáng kể.

U nang thanh quản là bệnh gì?

Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ kê đơn cho người bệnh một số loại thuốc kháng viêm mạnh có bản chất steroid.

5.3 Phẫu thuật dây thanh

Phẫu thuật dây thanh sẽ chỉ được chỉ định sau khi đã dùng những phương pháp trên nhưng vẫn không thấy có hiệu quả hoặc ngay từ khi bệnh nhân đi khám thì bệnh lý đã ở giai đoạn nặng. Lúc này, bác sĩ chuyên môn sẽ sử dụng dụng cụ vi phẫu và quá trình can thiệp sẽ được diễn ra dưới kính hiển vi. Mục tiêu của cuộc phẫu thuật này chính là bóc tách được các nang ra khỏi phần mô dây thanh âm và hạn chế tối thiểu sự xâm lấn.

Phẫu thuật nên được thực hiện tại các cơ sở y tế uy tín với đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, hệ thống máy móc hiện đại để có thể kiểm soát tốt được mọi thao tác, hạn chế được những tổn thương gây ra trên niêm mạc cũng như tránh được nguy cơ lành sẹo xơ hoá và tình trạng co kéo về sau.

Cần phải biết thêm rằng, việc điều trị u nang dây thanh còn giúp tránh bỏ sót được những nguyên nhân tiềm ẩn có khả năng gây ảnh hưởng đến giọng nói, như trào ngược thực quản dạ dày, viêm xoang hoặc dị ứng. Sau phẫu thuật, người bệnh sẽ được bác sĩ khuyến cáo hạn chế nói, hát, tránh tiếp xúc với khói thuốc, giảm căng thẳng và xây dựng chế độ nghỉ ngơi cũng như ăn uống hợp lý.

6. Lý do nên điều trị u nang thanh quản tại Bệnh Viện ĐKQT Thu Cúc?

Như đã nói ở trên, u nang dây thanh không phải là một bệnh lý nguy hiểm, tuy nhiên nếu để diễn tiến nặng sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Chính vì vậy, khi mắc phải bệnh lý này, cần điều trị càng sớm càng tốt. Hơn nữa, việc điều trị u nang cần phải có kỹ thuật cao, điều này đòi hỏi bệnh nhân phải lựa chọn cơ sở y tế uy tín, có đủ chuyên môn và phương tiện máy móc. Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc luôn tự hào là lựa chọn số 1 của khách hàng khi lựa chọn điều trị u nang thanh quản bởi:

– Các ca phẫu thuật đều được thực hiện trong hệ thống phòng mổ vô khuẩn một chiều tân tiến nhất hiện nay.

– Hệ thống trang thiết bị máy móc hiện đại được nhập khẩu từ các nước tiên tiến trên thế giới có nền nha khoa phát triển

– Đội ngũ bác sĩ với hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực răng – hàm – mặt, luôn tận tình chăm sóc cho bệnh nhân.

– Thủ tục thăm khám nhanh chóng và hiệu quả, chẩn đoán chính xác.

– Áp dụng thẻ BHYT và BH Bảo lãnh.

– Luôn đặt sức khỏe và trải nghiệm của bệnh nhân lên hàng đầu.

U nang thanh quản là bệnh gì?

>>>>>Xem thêm: Trẻ 7 tháng tuổi cắt thắng lưỡi có cần nhịn ăn không?

Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc luôn tự hào là lựa chọn số 1 của khách hàng khi lựa chọn điều trị các bệnh tai – mũi – họng.

Tổng đài 1900 5588 92 của chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng nhanh chóng và chính xác nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *