Bị u nang tuyến giáp kiêng ăn gì chắc chắn là câu hỏi mà nhiều người bệnh thắc mắc. Bởi ngoài việc sử dụng thuốc và các phương pháp điều trị thì chế độ ăn uống cũng góp phần liên quan mật thiết đến tình trạng bệnh, góp phần nâng cao hiệu quả điều trị. Để có thêm thông tin người bị u tuyến giáp nên ăn gì, kiêng ăn gì mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: U nang tuyến giáp kiêng ăn gì, nên ăn gì?
1. Bị u nang tuyến giáp kiêng ăn gì?
Như các bạn đã biết, đa số các trường hợp u tuyến giáp là lành tính và không gây nguy hiểm đến tính mạng. Người bệnh có thể chung sống hoà bình với nó miễn là chúng không phát triển và gây ra những triệu chứng khó chịu. Muốn như vậy thì việc cân nhắc chế độ ăn uống như thế nào là rất quan trọng.
Có rất nhiều thực phẩm, đồ uống có thể làm tăng sinh khối u hoặc gây ảnh hưởng đến quá trình hấp thu thuốc điều trị tuyến giáp. Nó có thể khiến cơ thể hấp thu thuốc quá nhanh hoặc quá chậm. Do vậy các bác sĩ khuyên người bệnh cần phải lưu ý kiêng các loại thực phẩm sau để tránh ảnh hưởng đến việc hấp thu của thuốc cũng như quá trình điều trị bệnh.
1.1 Thức ăn chế biến sẵn
Đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn chính là “kẻ thù” của người bị bệnh tuyến giáp nói chúng và u giáp nói riêng. Nguyên nhân là vì trong những loại thực phẩm này có chứa hàm lượng calo rỗng, đậu tương và một số chất phụ gia, chất bảo quản… không tốt cho sức khỏe. Khi dùng quá nhiều chúng sẽ kích thích khối u phát triển nhanh và mạnh hơn.
Ngoài ra, thức ăn nhanh, chế biến sẵn còn chứa hàm lượng chất béo khá cao, ức chế quá trình sản xuất thyroxin ở tuyến giáp, nghiêm trọng hơn có thể gây mất tác dụng của một số loại thuốc điều trị tuyến giáp.
Thực phẩm đầu tiên trong danh sách “u nang tuyến giáp kiêng ăn gì?” là các loại đồ ăn sẵn, nhiều dầu mỡ
1.2 Đậu nành và các sản phẩm chế biến từ đậu nành chưa lên men
Từ trước tới nay, đậu nành luôn được đánh giá là loại thực phẩm mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, trong thực đơn “u tuyến giáp kiêng ăn gì”, đậu nành lại là thực phẩm không nên sử dụng. Không chỉ có đậu nành mà các sản phẩm chế biến từ đậu nành như đậu phụ, tào phớ, sữa đậu nành,.. cũng nằm trong danh sách cần hạn chế. Bởi lẽ trong đậu nành có chứa hoạt chất isoflavone gây cản trở quá trình sản xuất hormone ở tuyến giáp. Chính vì vậy, người bị u tuyến giáp nên hạn chế sử dụng những loại thực phẩm này.
1.3 Thực phẩm có nhiều chất xơ
Chất xơ luôn cần thiết trong chế độ ăn hàng ngày, giúp hệ tiêu hoá hoạt động tốt hơn. Thế nhưng, khi nạp quá nhiều chất xơ sẽ gây cản trở đến việc hấp thu thuốc của cơ thể. Điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến thời gian và kết quả điều trị .
Tuy nhiên, người bị u tuyến giáp cũng không nên loại bỏ hoàn toàn thực phẩm chứa chất xơ mà nên ăn ở mức độ vừa phải.
1.4 Đường và các chất tạo ngọt
Khi tuyến giáp bị suy giảm chức năng sẽ ảnh hưởng đến việc chuyển hóa đường thành năng lượng. Đường không chuyển hoá kịp, dư thừa trong cơ thể dễ gây tăng cân, đồng thời lại ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến giáp.
1.5 Thực phẩm chứa Gluten
Trong lúa mì, lúa mạch, lúa mạch đen chứa hàm lượng lớn gluten. Khi bổ sung quá nhiều chất này, sẽ ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hoá, nhất là đường ruột.
Những sản phẩm chứa gluten thường gặp nhất là bánh mì, bánh ngọt, bánh quy và một số món chay… Một số trường hợp khi ăn những thực phẩm này gặp phải tình trạng đầy bụng, khó tiêu, đau bụng…
Nguyên nhân là do gluten có khả năng gây ra những phản ứng miễn dịch tự động, làm tăng guy cơ mắc các bệnh cường giáp, suy giáp. Do đó một chế độ ăn hạn chế gluten là vấn đề người mắc u tuyến giáp cần lưu ý và cả những người muốn phòng tránh nguy cơ mắc bệnh.
Người bị u tuyến giáp không nên ăn các loại thực phẩm chứa Gluten
1.6 Một số rau họ cải
Nằm trong danh sách những thực phẩm “u nang tuyến giáp kiêng ăn gì” là các loại rau thuộc họ cải như cải xoăn, bông cải xanh, củ cải, cải bruxen,… vì những loại rau này chứa nhiều thành phần Isothiocyanates.
Khi cơ thể hấp thu quá nhiều chất Isothiocyanates sẽ gây cản trở quá trình hoạt động của tuyến yên, làm giảm hấp thụ i-ốt, đặc biệt là khi ăn sống. Vì thế, khi ăn những loại rau này, người bệnh nên luộc qua để loại bỏ các chất trên.
1.7 Nội tạng động vật
Khi bị u tuyến giáp, người bệnh không nên ăn nội tạng động vật như gan, tim, phổi,… Vì trong đó có chứa nhiều axit alpha lipoic gây ảnh hưởng xấu đến tuyến giáp. Hơn thế nữa, axit lipoic còn có nguy cơ làm mất tác dụng của thuốc điều trị u tuyến giáp. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến quá trình điều trị bệnh, thời gian điều trị phải kéo dài hơn rất nhiều.
1.8 Các loại chất kích thích, bia, rượu
Có một điều chắc chắn rằng đó là dù bạn là một người khỏe mạnh thì việc sử dụng rượu bia, chất kích thích cũng ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe. Nhất là khi bạn còn đang có bệnh trong người thì dù bệnh nhẹ thì chúng đều có những tác động tiêu cực.
Do đó, khi bị u tuyến giáp hay đang trong quá trình điều trị, mức độ nghiêm trọng của bệnh là nặng hay nhẹ thì cũng không được sử dụng những sản phẩm này. Bởi lẽ, chúng không chỉ gây rối loạn hoạt động của tuyến giáp mà còn kích thích hệ tiêu hóa, làm giảm khả năng hấp thu thuốc chữa bệnh.
Để hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh u tuyến giáp thì việc chú ý u nang tuyến giáp kiêng ăn gì là vô cùng quan trọng. Vì thế, bên cạnh việc sử dụng điều trị theo chỉ định của bác sĩ thì người bệnh cần chú trọng đến chế độ ăn. Có nhiều loại thực phẩm khi chúng ta ăn vào lại vô tình khiến bệnh trở nên nặng hơn hoặc phải điều trị kéo dài gây tốn kém và mệt mỏi.
2. Bị u tuyến giáp nên ăn gì?
Cùng với việc u uyến giáp kiêng ăn gì thì vấn đề thực phẩm nào nên ăn cũng được nhiều người bệnh quan tâm. Dưới đây là các loại thực phẩm có lợi cho người bị u tuyến giáp, giúp hỗ trợ điều trị bệnh, được các bác sĩ khuyên nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày.
2.1 I-ốt
I-ốt là một chất vô cùng cần thiết đối với tuyến giáp. I-ốt kích thích sản sinh ra những loại hormone, giúp cân bằng được hormone tuyến giáp đồng thời làm giảm khả năng hình thành u tuyến giáp.
Vì thế, trong thực đơn hằng ngày của người bệnh u tuyến giáp và ngay cả người khỏe mạnh nên bổ sung i-ốt ở mức hợp lý. Một số loại thực phẩm chứa i-ốt với hàm lượng cao như muối, các loại tảo biển, rong biển,…
Tuy nhiên, đối với người bệnh đang điều trị u tuyến giáp bằng phương pháp i-ốt xạ và các phương pháp khác, thì cần tham khảo bác sĩ điều trị việc bổ sung i-ốt như thế nào là hợp lý để có sự hướng dẫn cụ thể nhất vì mỗi trường hợp sẽ có sự điều chỉnh khác nhau về hàm lượng muối mỗi ngày.
Trong trường hợp sử dụng quá nhiều i-ốt, có thể kích thích hoạt động của tuyến giáp và gây viêm tuyến giáp khiến cho những triệu chứng của bệnh càng trở nên nghiêm trọng. Vì thế, người bệnh cần kiểm soát tốt lượng i-ốt sử dụng mỗi ngày.
Tìm hiểu thêm: Suy tuyến thượng thận cấp và 5 điều cần biết
Hiểu được bị u nang tuyến giáp kiêng ăn gì và nên ăn gì giúp quá trình điều trị bệnh hiệu quả hơn
2.2 Quả mọng
Những loại quả mọng như cà chua, dâu tây, mâm xôi, chuối, nho,… là những loại quả giàu chất chống oxy hoá và có hàm lượng đường thấp. Nhờ đó sẽ giúp hỗ trợ tuyến giáp làm việc tốt hơn và chống lại những tác nhân có hại gây ra những vấn đề ở tuyến giáp.
Ngoài ra, trong thành phần quả mọng còn có nhiều vitamin và dưỡng chất có lợi giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, chống lại bệnh tật.
2.3 Các loại hạt
Cùng với rau xanh, các loại hạt khô, ngũ cốc điển hình như hạt điều, hạnh nhân, hạt bí… cũng là nguồn cung cấp magie dồi dào cho cơ thể. Không những thế, những loại hạt này còn có hàm lượng cao protein thực vật, vitamin E, vitamin B cũng những khoáng chất khác sẽ giúp tuyến giáp hoạt động tốt hơn.
2.4 Rau xanh lá
Mặc dù người bị u tuyến giáp không nên ăn quá nhiều chất xơ nhưng trong thực đơn hàng ngày vẫn cần bổ sung một số loại rau có màu sẫm như diếp cá, rau ngót, rau muống, rau bina,.. Những loại rau này rất giàu magie và khoáng chất giúp cung cấp nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho cơ thể. Từ đó, thúc đẩy quá trình trao đổi chất làm việc hiệu quả hơn, trong đó có hoạt động của tuyến giáp.
2.5 Hải sản
Đối với người bệnh mắc u tuyến giáp thì hải sản là loại thực phẩm tốt nên bổ sung vào thực đơn. Các loại hải sản như cá, cua, tôm,… chứa nhiều khoáng chất tốt cho tuyến giáp như omega-3, i-ốt, kẽm, selen, vitamin A, vitamin B, cung cấp năng lượng giúp cơ thể khoẻ mạnh. Người bệnh nên ăn luân phiên nhóm hải sản khoảng 3 bữa mỗi tuần. Nên ưu tiên những loại hải sản được đánh bắt tự nhiên, các loại cá giàu chất béo tốt omega-3 như cá thu, cá ngừ, cá trích…
>>>>>Xem thêm: Hiểu về vai trò của hormon tuyến giáp
Người bị u tuyến giáp nên bổ sung các món ăn từ hải sản trong thực đơn của mình
2.6 Thịt hữu cơ
Đây là loại thực phẩm tốt cho người bệnh bị u tuyến giáp. Nhờ vào quá trình chăn nuôi, sản xuất đạt chuẩn, không sử dụng hóa chất nên thịt của chúng rất sạch vì thế mà an toàn cho người sử dụng. Đặc biệt là ức gà, đây là loại thịt chứa nhiều protein còn giúp cho hệ cơ chắc khoẻ hơn.
2.7 Trứng
Trứng chứa nhiều chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khoẻ và đây cũng là thực phẩm mà người bị u tuyến giáp nên dùng.
Trong lòng trắng trứng chứa nhiều calo, chất béo, còn lòng đỏ trứng lại chứa hàm lượng selen và i-ốt dồi dào giúp bảo vệ tuyến giáp và bổ sung dưỡng chất cho cơ thể.
Nhưng để bảo toàn được tối đa hàm lượng chất dinh dưỡng trong trứng thì trứng luộc là cách chế biến hiệu quả và đơn giản nhất so với việc ăn trứng rán.
Hy vọng, thông qua bài viết này bạn đã trả lời được câu hỏi u nang tuyến giáp kiêng ăn gì và nên ăn gì là tốt nhất cho quá trình điều trị. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý, cân bằng và khoa học không chỉ giúp cải thiện tình trạng u nang tuyến giáp mà còn đem lại một sức khỏe tốt để chống lại các bệnh tật khác.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.