U nang tuyến giáp: Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

U nang tuyến giáp là hiện tượng phát sinh một khối mô hoặc tế bào tập trung trước cổ, dưới đáy họng. Khối này sẽ làm thay đổi hệ thống sức khỏe của tuyến giáp, đôi khi là chức năng của cả vùng, gây mất thẩm mỹ cũng như ảnh hưởng tới sức khỏe. Vì thế cần phát hiện và điều trị sớm bệnh.

Bạn đang đọc: U nang tuyến giáp: Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

U nang tuyến giáp là gì?

U nang tuyến giáp gồm 2 loại: đơn nhân (chỉ có 1 nhân) và đa nhân (gồm 2 hoặc nhiều nhân). Đa nhân là trường hợp u có nhiều nhân lớn và nhân nhỏ rất khó thấy và phải nhờ đến siêu âm mới phát hiện được.

U nang tuyến giáp: Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

U nang tuyến giáp được chia làm 2 loại: đơn nhân và đa nhân

Thành phần của u nang thường là chứa dịch hoặc đặc, trong đó 75 – 85% là đặc.Người ta thường chỉ sờ thấy các nhân lớn, nằm gần bề mặt. Còn các nhân nhỏ có đường kính dưới 1 cm rất khó bị phát hiện khi khám bằng tay, phải nhờ đến siêu âm. Các nhân này có thể phát triển từ vùng của tuyến giáp bị viêm hoặc từ phần còn sót lại của tuyến này sau phẫu thuật.

Biểu hiện của bệnh

Biểu hiện của bệnh u nang tuyến giáp thường nghèo nàn, thậm chí hoàn toàn không có triệu chứng gì. Vì vậy, rất ít trường hợp do bệnh nhân hoặc người nhà phát hiện, đó là lúc nhân đã lớn, nhìn rõ từ bên ngoài. Đa số trường hợp được phát hiện khi đi khám bệnh (bác sĩ sờ vùng trước cổ thấy một hoặc nhiều khối ở 1 hoặc 2 bên, kích thước đa dạng).

Đa số các nhân tuyến giáp ở dạng nằm im, không hoạt động nên bệnh nhân thường không có biểu hiện cường năng hoặc nhược năng tuyến giáp. Tuy nhiên, nếu nhân phát triển lớn, nó có thể gây chèn ép tại chỗ, dẫn đến khó nuốt, nuốt vướng, có cảm giác tắc nghẹn hoặc nói khàn, thay đổi giọng nói.

Tìm hiểu thêm: Quy trình tầm soát ung thư phổi và 5 lưu ý cần biết

U nang tuyến giáp: Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

Người bệnh đôi khi cảm thấy khó nuốt, đau rát cổ họng, thay đổi giọng nói khi bị u nang tuyến giáp

Trong một số ít trường hợp, nhân tuyến giáp tăng hoạt động, sản xuất ra quá nhiều hoóc môn giáp, khiến bệnh nhân có các biểu hiện cường giáp như mệt, gầy sút, tim đập nhanh, sợ nóng, ra nhiều mồ hôi…

Chẩn đoán u nang tuyến giáp

Để chẩn đoán u tuyến giáp, ngoài việc khám lâm sàng, cần làm xét nghiệm hoóc môn giáp, siêu âm tuyến giáp.
Siêu âm giúp xác định vị trí, kích thước và số lượng các nhân, nhất là các nhân nhỏ; phân biệt nhân đặc với các nhân lỏng.
Để xác định u giáp là lành tính hay ác tính, cần làm thủ thuật chọc kim nhỏ vào các nhân, lấy mẫu mô đem soi dưới kính hiển vi, tìm tế bào ác tính. Các trường hợp ác tính chỉ chiếm gần 5% số ca có u tuyến giáp; bệnh nhân chủ yếu là trẻ em, người trẻ tuổi, nam giới, người từng bị chiếu xạ vào vùng đầu, cổ, ngực hoặc có người thân từng bị ung thư tuyến giáp.

Biện pháp điều trị

Việc điều trị u tuyến giáp tùy thuộc vào chẩn đoán nhân lành hay ác tính, u đặc hay lỏng và kích thước của nhân:
– Nhân lành tính: Nếu nhân có kích thước nhỏ (đường kính 1-2 cm) thì có thể không cần điều trị gì, chỉ theo dõi, hẹn tái khám và chọc xét nghiệm tế bào định kỳ hàng năm. Khi phát hiện tế bào ung thư hoặc thấy nhân to lên nhanh, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật.

U nang tuyến giáp: Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

>>>>>Xem thêm: Chữa ung thư trực tràng giai đoạn cuối

Người bệnh u nang tuyến giáp có thể được chỉ định phẫu thuật trong những trường hợp bệnh nặng, nghi ngờ ác tính

Với nhân có kích thước trung bình (đường kính 2-3 cm), có thể điều trị bằng hoóc môn giáp L-T4 trong ít nhất 6 tháng, sau đó đánh giá lại kết quả. Nếu nhân nhỏ đi (thường là các nhân lành tính), sẽ tiếp tục cho điều trị và theo dõi. Còn nếu nhân to lên hoặc không nhỏ đi, có thể phải phẫu thuật. Với nhân có kích thước lớn (trên 4 cm) hoặc có chèn ép, nên điều trị phẫu thuật.

– Nhân ác tính hoặc nghi ngờ ác tính: Nên phẫu thuật sớm và phải cắt toàn bộ tuyến giáp.
– Nhân lỏng (chứa dịch): Phải chọc hút hết dịch, sau đó chọc lại để xét nghiệm tế bào. Trong 50% trường hợp, các nang nước tự biến mất sau khi chọc hút dịch một vài lần. Các u nang thường là lành tính, nhưng nếu có kích thước lớn (đường kính trên 4 cm) thì nên phẫu thuật.

Việc điều trị bằng phương pháp nào cần có sự chỉ định trực tiếp của bác sĩ. Người bệnh u nang tuyến giáp không nên chủ quan với tình trạng bệnh. Cần tới các bệnh viện, cơ sở y tế có đội ngũ bác sĩ giỏi cùng thiết bị y tế hiện đại để được chẩn đoán chính xác bệnh. Từ đó có phác đồ điều trị phù hợp.

Khoa Ngoại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc là một địa chỉ tin cậy mà người bệnh u nang tuyến giáp có thể tìm đến để được điều trị hiệu quả, nhanh chóng, giúp cải thiện tình trạng sức khỏe.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *