Ù tai là hiện tượng có âm thanh kỳ lạ phát ra từ bên trong tai. Tiếng ù tai có thể là tiếng ầm ù, tiếng rít, tiếng sóng, tiếng lách cách… Đây không phải là một bệnh mà là triệu chứng gây ra bởi một loạt các vấn đề sức khỏe khác nhau. Ù tai đặc biệt trở nên rõ ràng vào ban đêm, khi chúng ta đang ngủ. Một số người nghe thấy tiếng ù tai trùng với nhịp đập trái tim (ù tai nhịp mạch). Tiếng ù có thể xuất hiện ở một hoặc cả hai bên tai hoặc ở trong đầu, xuất hiện từng lúc hay liên tục kéo dài.
Bạn đang đọc: Ù tai và những điều cần lưu ý triệu chứng gây ra bởi
Ù tai là hiện tượng có âm thanh kỳ lạ phát ra từ bên trong tai.
Nguyên nhân gây ù tai
Tiếp xúc với âm thanh lớn trong thời gian kéo dài là nguyên nhân phổ biến nhất của chứng ù tai. Có đến 90% những người ù tai bị suy giảm thính lực liên quan tới em thanh. Tiếng ồn gây tổn thương vĩnh viễn cho các tế bào âm thanh nhạy cảm của ốc tai – một cơ quan hình xoắn ốc nằm ở tai trong. Thợ mộc, phi công, ca sĩ nhạc rock và những người thường xuyên phải làm việc nhiều với máy móc ồn ào có nguy cơ cao bị ù tai. Tiếp xúc với tiếng ồn rất lớn đột ngột cũng có thể gây ra chứng ù tai.
Ngoài ra nhiều bệnh lý tiềm ẩn khác cũng có thể dẫn tới ù tai, bao gồm:
- Tắc nghẽn ở tai do sự tích tụ của ráy tai, viêm tai hoặc đôi khi là một khối u lành tính của dây thần kinh thính giác.
- Một số loại thuốc – đáng chú ý nhất là aspirin, thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm, thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm và nhiều loại thuốc khác cũng có thể gây ù tai. Ù tai được nhận định là tác dụng phụ tiềm năng của khoảng 200 loại thuốc kê đơn và không kê đơn.
- Quá trình lão hóa tự nhiên gây suy giảm ốc tai hoặc các bộ phận khác của tai.
- Bệnh Meniere ảnh hưởng tới phần bên trong của tai.
- Bệnh xốp xơ tai: tình trạng phát triển bất thường xương trong tai giữa gây ra nghe kém.
Một số bệnh lý như xốp xơ tai, bệnh Meniere, cao huyết áp, bệnh tim mạch, các vấm đề về tuần hoàn,… có thể là nguyên nhân gây ù tai.
- Các bệnh lý khác như cao huyết áp, bệnh tim mạch, các vấn đề về tuần hoàn, thiếu máu, dị ứng, suy giáp và bệnh tiểu đường.
- Cổ hoặc hàm có vấn đề, chẳng hạn mắc hội chứng thái dương hàm.
- Chấn thương ở đầu hoặc cổ.
Ù tai có thể trở nên trầm trọng hơn ở những người uống rượu, hút thuốc, sử dụng đồ uống có chứa caffeine… Theo một số nghiên cứu, căng thẳng và mệt mỏi cũng làm cho tình trạng ù tai xấu đi.
Điều trị chứng ù tai
Để xác định nguyên nhân gây ra chứng ù tai, trước hết bác sĩ sẽ tiến hành khám tai người bệnh. Cần thông báo cho bác sĩ biết về tất cả loại thuốc hiện đang sử dụng ù tai có thể là tác dụng phụ của một số loại thuốc nhất định.
Nếu nguồn gốc của vấn đề chưa được xác định rõ ràng, người bệnh có thể được chỉ định tới chuyên khoa về tai hoặc gặp các chuyên gia thính giác để kiểm tra khả năng nghe và thần kinh thính giác. Người bệnh có thể cần phải thực hiện một xét nghiệm được gọi là thính lực đồ. Xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh, chẳng hạn như MRI hoặc CT scan cũng có thể cần phải tiến hành để tìm hiểu xem liệu có bất thường nào trong cấu trúc tai hay không.
Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu khi nào cần cắt amidan
Để xác định nguyên nhân gây ra chứng ù tai, trước hết bác sĩ sẽ tiến hành khám tai người bệnh.
Nếu chứng ù tai là triệu chứng của một tình trạng y tế cơ bản, bước đầu tiên là điều trị tình trạng đó. Tuy nhiên với trường hợp ù tai vẫn không thuyên giảm cho dù đã áp dụng nhiều biện pháp chữa trị hoặc ù tai là do kết quả của việc tiếp xúc với tiếng ồn lớn, người bệnh có thể điều trị bằng cách tránh tiếp xúc với tiếng ồn hoặc sử dụng dụng cụ che chắn tai. Đôi khi ù tai có thể tự nhiên biến mất mà không cần bất cứ sự can thiệp nào cả.
Nếu nguyên nhân của chứng ù tai là ráy tai quá nhiều, bác sĩ sẽ làm sạch đôi tai bằng dụng cụ chuyên dụng. Những trường hợp ù tai do viêm tai, có thể sử dụng thuốc nhỏ tai có chứa hydrocortisone để giúp giảm ngứa và kháng sinh để chống nhiễm trùng.
Phẫu thuật là phương pháp điều trị được chỉ định cho những người bị ù tai do có u hoặc xốp xơ tai.
>>>>>Xem thêm: Viêm amidan mãn tính là căn bệnh gì? Nguyên nhân do đâu?
Nếu ù tai là do kết quả của việc tiếp xúc với tiếng ồn lớn, người bệnh có thể điều trị bằng cách tránh tiếp xúc với tiếng ồn hoặc sử dụng dụng cụ che chắn tai.
Nếu ù tai là kết quả của chứng rối loạn khớp thái dương, các biện pháp điều trị có thể là:
- Loại bỏ sự co thắt hoặc đau cơ bằng cách chườm nóng hoặc dùng thuốc như thuốc giãn cơ, aspirin hoặc những chất giảm đau không cần kê toa, thuốc kháng viêm.
- Đeo khí cụ gọi là máng nhai để giảm các tác động không tốt do cắn chặt răng và nghiến răng.
- Luyện tập các kỹ thuật thư giãn cơ cũng giúp kiểm soát được sự căng cơ hàm
- Phẫu thuật khớp hàm .
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.