U túi mật có thể phát triển thành ung thư túi mật không?

U túi mật không hiếm gặp và có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng, lứa tuổi nào với những mức độ ảnh hưởng nhất định tới sức khỏe. Đặc biệt, các u/nhú này có thể phát triển dẫn tới ung thư không là câu hỏi mà đông đảo người bệnh quan tâm và cần được giải đáp. Hãy cùng tìm hiểu ngay.

Bạn đang đọc: U túi mật có thể phát triển thành ung thư túi mật không?

1. Tìm hiểu về u túi mật

1.1. U túi mật là gì?

U túi mật còn được biết đến là một dạng của polyp hoặc u nhú trên bề mặt niêm mạc thành túi mật. U thường khó phát hiện do các triệu chứng không mấy rõ ràng nên người bệnh thường chỉ phát hiện bệnh tình cờ thông quan thăm khám sức khỏe hoặc điều trị các bệnh về gan, mật.

U túi mật có thể phát triển thành ung thư túi mật không?

Các trường hợp có u ở túi mật xảy ra rất phổ biến nhưng bệnh thường khó phát hiện do không biểu hiện dấu hiệu rõ ràng.

1.2. Các dạng u túi mật

U ở túi mật bao gồm u lành tính và ác tính.

U lành tính phát triển trong lòng túi mật và chiếm đến 92% các trường hợp. U ác tính chiếm 8% trường hợp còn lại gồm có ung thư, ung thư u sắc tố, di căn ung thư… Xuất hiện u hay polyp túi mật có thể xảy ra ở nhiều đối tượng nhưng thường có tỷ lệ mắc cao ở phụ nữ trong độ tuổi 30-60.

Về kích thước và số lượng, các u ở túi mật hình thành rất đa dạng nhưng thường có kích thước phổ biến là nhỏ hơn 10mm. Các trường hợp cần lưu ý khi người bệnh có nhiều u cùng lúc hoặc u có kích thước lớn hơn tới 20-40 mm và các trường hợp có cả u và sỏi ở túi mật.

1.3. Nguyên nhân dẫn tới hình thành u

Sự hình thành u/nhú ở túi mật xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể kể đến các nguyên nhân điển hình như sau:

– Nguyên nhân bệnh lý: Chức năng gan mật kém, mỡ máu cao, người bệnh béo phì, nồng độ đường máu cao, người bệnh nhiễm virus viêm gan,…

– Nguyên nhân từ thói quen ăn uống không khoa học như ăn nhiều đồ ăn dầu mỡ làm tăng lượng đường máu, mỡ máu và khiến gan mật quá tải phải làm việc quá sức. Từ đó dẫn tới chức năng gan kém gây ra các vấn đề trong đó có việc hình thành u ở thành túi mật.

2. Giải đáp: U túi mật có thể phát triển thành ung thư túi mật không?

Có u ở túi mật cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới ung thư túi mật. Cụ thể, các trường hợp hình thành các u lớn (lớn hơn 10mm) thì nguy cơ phát triển thành ung thư vẫn có thể xảy ra. Tuy nhiên, phần lớn các u/nhú/polyp này đều là u lành tính và các trường hợp u nhỏ hơn 10mm phát triển thành ung thư là rất hiếm.

Bên cạnh việc xuất hiện các u/nhú/polyp ở túi mật, thì nguyên nhân dẫn tới ung thư có thể kể tới những yếu tố sau đây:

– Biến chứng từ bệnh sỏi túi mật: Đây được coi là nguyên nhân phổ biến của rất nhiều bệnh lý về túi mật cùng những cơ quan khác thuộc hệ tiêu hóa. Hầu hết những ca ung thư túi mật đều có tiền sử bệnh sỏi mật.

– Bệnh có thể do di truyền qua nhiều thế hệ: Khi phát hiện người nhà bị ung thư túi mật nên thực hiện kiểm tra ngay vì rất có khả năng cao sẽ phát hiện bệnh ở những người thuộc thế hệ sau.

– Độ tuổi, giới tính cũng là yếu tố tăng khả năng mắc bệnh: Theo nhiều khảo sát đã cho thấy hầu hết những người bị mắc ung thư túi mật thường xuất hiện ở phụ nữ, tuổi từ 30-60.

– Thuốc lá: Đây là tác nhân không chỉ gây hại cho hệ hô hấp mà cũng ảnh hưởng nghiêm trọng tới túi mật, cụ thể là làm tăng nguy cơ mắc ung thư túi mật.

Tìm hiểu thêm: Bệnh viêm gan C có nguy hiểm không và cách phòng tránh?

U túi mật có thể phát triển thành ung thư túi mật không?

U/nhú túi mật có thể phát triển thành ung thư nhưng tỷ lệ gặp phải là rất hiếm.

3. Người bệnh có u ở túi mật cần làm gì để sàng lọc bệnh tốt nhất?

3.1. Thăm khám xác định tình trạng u túi mật

Để xác định chính xác về tình trạng u, người bệnh cần thực hiện các chỉ định cận lâm sàng liên quan theo hướng dẫn của bác sĩ khám. Từ đó, đánh giá chính xác tính chất và tình trạng của u để đưa ra hướng xử lý đúng cách.

Theo đó, người bệnh cần thực hiện các chỉ định cận lâm sàng như sau:

– Siêu âm ổ bụng: Siêu âm cho biết hình ảnh, vị trí, kích thước và cả hình dáng của u. Phương pháp siêu âm có tỷ lệ chẩn đoán bệnh chính xác đến hơn 90%, đồng thời có thể đánh giá cả các tổn thương khác trong ổ bụng.

– Chụp đường mật cản quang thông qua đường uống: Chỉ định này sẽ cho biết sự có mặt của các u/polyp thông qua một hình khuyết cản quang sau khi đã ngấm thuốc.

– Chụp CT: Chỉ định này áp dụng khi u có nguy cơ cao là ác tính. Hình ảnh tổn thương tại các polyp thể hiện trong chụp CT cắt lớp là khối tăng tỷ trọng lồi ra bên trong túi mật. Chụp CT có khả năng chẩn đoán chính xác lên đến 90%.

– Chụp cộng hưởng từ MRI: Chỉ định này được thực hiện khi tổn thương polyp nghi ngờ là ác tính.

– Thực hiện thêm các xét nghiệm sinh hóa liên quan: Bao gồm xét nghiệm chức năng gan, thận, xét nghiệm máu kiểm tra virus viêm gan B, C hay các marker chỉ dấu ung thư như CEA, CA 19-9,…

U túi mật có thể phát triển thành ung thư túi mật không?

>>>>>Xem thêm: Anti HCV negative là gì?chuẩn đoán chính xác

Người bệnh cần tiến hành thăm khám sớm để nắm bắt tình trạng bệnh và thực hiện các điều trị đúng cách, kịp thời.

3.2. Lưu ý các trường hợp u/polyp bất thường

Sau khi thực hiện các chỉ định cận lâm sàng, bác sĩ sẽ đánh giá chính xác về tình trạng u ở túi mật. Như đã nói ở trên, rất hiếm trường hợp u lành tính có thể phát triển thành ác tính nhưng không có nghĩa là không có khả năng. Theo đó các trường hợp u/polyp bất thường, có khả năng tiến triển thành u ác tính cần lưu ý như:

– Polyp túi mật có chân rộng, không có cuống.

– Kích thước u lớn, lớn hơn 10mm.

– Polyp có kích thước nhỏ nhưng lại phát triển thành nhiều cụm lớn.

– Polyp phát triển quá độ, tốc độ tăng nhanh bất thường, chân lan rộng.

– Người có polyp túi mật ở độ tuổi trên 50.

– U gây ra triệu chứng rõ rệt và người bệnh thường xuyên có tình trạng viêm túi mật cấp.

– Người bệnh tiểu viêm xơ đường mật và có polyp túi mật.

Đối với các trường hợp này, bác sĩ sẽ đánh giá và chỉ định hướng xử lý đúng cách. Bên cạnh đó, người bệnh sẽ được yêu cầu tuân thủ thăm khám định kỳ đều đặn 6-12 tháng/lần nhằm theo dõi tốt nhất quá trình tiến triển của u/polyp để nhanh chóng xử lý kịp thời khi cần.

U túi mật đa phần đều là lành tính, các trường hợp phát triển thành ung thư là có xảy ra nhưng rất hiếm gặp. Người bệnh nên thực hiện thăm khám sớm, nắm bắt chính xác tình trạng bệnh và xây dựng chế độ ăn uống khoa học, sinh hoạt lành mạnh để cải thiện tình trạng bệnh một cách tốt nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *