U tuyến giáp có lây không? Cách phòng tránh bệnh hiệu quả

U tuyến giáp không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn có những tác động không nhỏ đến sức khỏe. Hiện nay, tỷ lệ người mắc u tuyến giáp đang ngày càng tăng, nhất là ở nữ giới. Trước nguy cơ đó, u tuyến giáp có lây không đang là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Nếu bạn cũng đang băn khoăn tương tự thì đừng bỏ lỡ những thông tin hữu ích dưới đây.

Bạn đang đọc: U tuyến giáp có lây không? Cách phòng tránh bệnh hiệu quả

1. U tuyến giáp có lây không?

Để tìm câu trả lời cho vấn đề “u tuyến giáp có lây không“, bạn cần hiểu rõ bệnh u tuyến giáp là gì và các nguyên nhân gây ra bệnh lý này.

1.1. U tuyến giáp là gì?

Tuyến giáp là tuyến nội tiết có hình cánh bướm, nằm phía trước cổ và đóng vai trò sản xuất ra các hormone giúp điều hòa quá trình trao đổi chất của cơ thể. U tuyến giáp là tình trạng thay đổi cấu trúc, thậm chí chức năng của tuyến giáp làm xuất hiện khối u nằm trong lòng tuyến giáp gây sưng và biến dạng vùng cổ.

U tuyến giáp có thể là các khối u lành tính (chiếm đa số các trường hợp bệnh, được phát triển từ các nhân giáp của tế bào lót bên trong bề mặt tuyến giáp) hoặc ác tính (hay còn gọi là ung thư tuyến giáp, chiếm từ 4-7% trong tổng số các trường hợp mắc bệnh) và có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu phát hiện kịp thời.

Các khối u ở tuyến giáp được phân thành 2 loại: đơn nhân và đa nhân. Phần lớn là các nhân đặc, chỉ khoảng 15-25% là u nang chứa dịch.

Ngoài việc gây mất thẩm mỹ, người bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn trong ăn uống, hô hấp và giao tiếp do khối u chèn ép vào khí quản và dây thanh quản. Nếu bệnh kéo dài có thể gây biến chứng viêm tuyến giáp hay nguy hiểm hơn là ung thư tuyến giáp.

U tuyến giáp có lây không? Cách phòng tránh bệnh hiệu quả

U tuyến giáp có thể lành tính hoặc ác tính

1.2. Nguyên nhân gây bệnh u tuyến giáp

Hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu nào khẳng định chính xác nguyên nhân nên bệnh lý này. Tuy nhiên, theo ý kiến các chuyên gia, u tuyến giáp có liên quan mật thiết đến các yếu tố:

Hệ miễn dịch suy giảm:

Bình thường, mỗi giây trong cơ thể có tới hàng triệu tế bào mới được sinh ra đồng thời có hàng triệu các tế bào già, lỗi chết đi để để đảm bảo cân bằng theo chương trình chết đi của tế bào và giúp cơ thể khỏe mạnh. Tuy nhiên, khi hệ miễn dịch bị suy yếu khiến quá trình sinh ra và chết đi của tế bào bị rối loạn. Các tế bào tăng sinh vô đối và không được kiểm soát có thể dẫn đến loạn sản, dị sản và sản sinh ra các khối u, trong đó có u tuyến giáp.

Mặt khác, sự suy giảm của hệ miễn dịch tạo cơ hội cho các vi khuẩn, virus tấn công vào cơ thể và gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm.

Yếu tố di truyền:

Khoảng 70% người mắc u tuyến giáp có người thân trong gia đình (bố, mẹ hoặc anh chị em ruột ) từng mắc bệnh này.

Tìm hiểu thêm: Dấu hiệu nhận biết cơn đột quỵ

U tuyến giáp có lây không? Cách phòng tránh bệnh hiệu quả

70% người bị u tuyến giáp có người thân tròn gia đình từng mắc bệnh này

Yếu tố giới tính và tuổi tác:

Tỷ lệ mắc u tuyến giáp ở nữ giới cao gấp từ 2-5 lần so với nam giới. Nguyên nhân do sự thay đổi hormone nữ giới trong quá trình sinh nở và thời kỳ mãn kinh làm kích thích quá trình hình thành bướu và hạch tuyến giáp.

Chế độ ăn thiếu iod:

Iod là nguyên tố vi lượng có vai trò quan trọng trong việc tổng hợp các hormone tuyến giáp. Theo cơ chế tự nhiên, khi không được cung cấp đủ lượng iod cần thiết, tuyến giáp sẽ tự động lấy iod có trong máu để tổng hợp lượng hormone còn thiếu cho cơ thể. Theo đó, tuyến giáp sẽ tự động phình to ra để lưu trữ được nhiều iod nhất có thể.

Yếu tố môi trường:

Người sống trong môi trường bị rò rỉ chất phóng xạ hoặc phơi nhiễm phóng xạ do điều trị chiếu xạ vùng cổ…có nguy có mắc u tuyến giáp cao hơn so với người bình thường.

Yếu tố bệnh lý:

Những người có tiền sử mắc các bệnh về đến tuyến giáp như viêm tuyến giáp, hội chứng basedow, bướu tuyến giáp hoặc suy tuyến giáp… có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người khác.

Thay đổi hormone cơ thể:

Tuyến giáp có chức năng chính là sản sinh hormone triiodothyronine (T3) và  thyroxin (T4) điều tiết các hoạt động của cơ thể. Vì vậy, khi chức năng của hormone T3 và T4 bị rối loạn sẽ gây ảnh hưởng xấu tới hoạt động chung của tuyến giáp. Đây là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ gây bệnh u tuyến giáp.

1.3. Trả lời u tuyến giáp có lây không?

Có thể thấy rằng, nguyên nhân gây u tuyến giáp không có mối liên quan nào đến vi khuẩn, virus, nấm hoặc ký sinh trùng. Vậy u tuyến giáp có lây không? Theo các chuyên gia, u tuyến giáp là căn bệnh thuộc nhóm bệnh không lây nhiễm và không lây lan qua đường tiếp xúc thông thường.

Trên thực tế, từng có nhiều người hiểu sai về căn bệnh này dẫn đến tính trạng kỳ thị kinh miệt không đáng có, gây ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý người bệnh.

Hiện tượng người thân cận huyết có tiền sử mắc bệnh u tuyến giáp làm tăng nguy cơ mắc bệnh của những người còn lại là do yếu tố di truyền, hoàn toàn không phải do lây qua các con đường ăn uống hay sinh hoạt…. Do đó, nếu trong gia đình từng có người mắc u tuyến giáp thì các thành viên khác nên kiểm tra sức khỏe tuyến giáp định kỳ để phát hiện nhanh chóng và ngăn chặn kịp thời nếu có.

U tuyến giáp có lây không? Cách phòng tránh bệnh hiệu quả

>>>>>Xem thêm: Những thói quen khiến tuyến giáp gặp nguy hiểm

U tuyến giáp có lây không là nỗi lo lắng của nhiều người.

2. Phương pháp phòng bệnh u tuyến giáp hiệu quả

Một số lời khuyên từ chuyên gia giúp bạn phòng tránh bệnh u tuyến giáp hiệu quả:

– Xây dựng thực đơn ăn uống khoa học, sử dụng những thực phẩm tốt cho tuyến giáp với liều lượng phù hợp: Bổ sung đủ lượng iod trong khẩu phần ăn hàng ngày, đặc biệt là phụ nữ đang mang thai để tránh những biến chứng cho mẹ và thai nhi. Đồng thời ăn nhiều trái cây, rau củ quả cũng có tác dụng cân bằng hormone tuyến giáp.

– Xây dựng lối sống lành mạnh: Duy trì luyện tập thể dục thể thao hàng ngày, bỏ thói quen hút thuốc lá, hạn chế sử dụng rượu, bia và các chất kích thích… để tránh gây ảnh hưởng xấu đến tuyến giáp.

– Kiểm tra sức khỏe định kỳ từ 6-12 tháng/ lần tại các cơ sở y tế uy tín để sớm phát hiện các dấu hiệu bệnh nghi ngờ và có phương án can thiệp kịp thời, tránh bệnh tiến triển nặng gây khó khăn trong việc điều trị.

Trên đây là những thông tin chia sẻ về vấn đề u tuyến giáp có lây không và cách biện pháp phòng tránh bệnh hiệu quả. Mặc dù bệnh không có tính lây lan nhưng có khả năng di truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Vì vậy, mỗi người cần tầm soát, thăm khám tuyến giáp định kỳ để bảo vệ sức khỏe bản thân và các thành viên trong gia đình.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *