U tuyến giáp là một bệnh phổ biến mà bất kỳ ai cũng có thể mắc phải. Dù đa phần u tuyến giáp là lành tính nhưng nó cũng có nguy cơ tiến triển thành ác tính gây ung thư, đe dọa tính mạng người bệnh. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về căn bệnh này cũng như cách phòng bệnh hiệu quả. Để giải đáp thắc mắc u tuyến giáp là gì, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: U tuyến giáp là gì: nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
1. U tuyến giáp là gì?
Tuyến giáp là một tuyến nội tiết của cơ thể nằm ở trước cổ và dưới đáy của họng. Chức năng của tuyến giáp là sản xuất, lưu trữ và giải phóng 2 hormone là thyroxine (hay còn gọi là T4 và tri-iodo-thyronine (hay còn gọi là T3) vào máu giúp các quá trình chuyển hóa và trao đổi chất diễn ra bình thường.
Giải đáp cho thắc mắc u u tuyến giáp là gì, các chuyên gia y tế cho hay đây tình trạng tăng sinh quá mức của khối mô hoặc tế bào hình thành tổn thương dạng khối khu trú trong tuyến giáp. Khối u này làm thay đổi cơ chế hoạt động và chức năng của tuyến giáp. Đồng thời còn gây mất thẩm mỹ cho người bệnh. U tuyến giáp cơ thể xuất hiện ở nam và nữ và tăng lên theo tuổi. Tuy nhiên, theo thống kê, tỷ lệ mắc bệnh này ở nữ giới cao hơn hẳn so với nam giới, gấp khoảng 5 lần.
Hiểu được u tuyến giáp là gì giúp mọi người chủ động trong việc nhận biết, điều trị và phòng ngừa u tuyến giáp
2. Phân loại u tuyến giáp
Các khối u ở tuyến giáp có thể là đơn nhân hoặc đa nhân. Ở giai đoạn đầu rất khó để cảm nhận khi sờ bằng tay và phát hiện ra được do chúng có kích thước khá nhỏ (đường kính dưới 1cm). Hầu hết nhân ở dạng đặc, có khoảng 15-20% là ở dạng dịch lỏng. U tuyến giáp được chia thành 2 loại là u lành tính và u ác tính.
– Khối u lành tính (hay còn gọi là Adenoma tuyến giáp): Khối u này phát triển từ lớp tế bào lót mặt trong của tuyến giáp. Nó có khả năng sản sinh một lượng lớn bất thường hormone tuyến giáp. Về lâu dài sẽ dẫn đến cường giáp nếu không can thiệp.
– Khối u ác tính: U tuyến giáp ác tính chiếm tỷ lệ nhỏ, trong khoảng 4-7% nhưng lại là căn bệnh nguy hiểm, có khả năng tiến triển thành ung thư. Tuy nhiên là đa số bệnh nhân ung thư tuyến giáp vẫn có khả năng sống cao, lên đến 90-95% khi được phát hiện và chữa trị kịp thời.
3. Dấu hiệu nhận biết u tuyến giáp
U tuyến giáp thường phát triển thầm lặng, về cơ bản rất khó phát hiện khi bệnh ở giai đoạn đầu. Đa số trường hợp người bệnh chỉ phát hiện khi kích thước khố u đã khá lớn, có thể nhìn bằng mắt thường hoặc cảm nhận bằng tay khi sờ vào.
3.1 Triệu chứng u tuyến giáp lành tính là gì?
U tuyến giáp lành tính thường không có biểu hiện rõ ràng. Trường hợp khi kích thước khối u đã khá lớn thì có thể gây ra một số triệu chứng sau:
– Phần cổ bị sưng lên, sờ thấy có u cục.
– Cảm thấy khó thở hoặc nuốt nghẹn do khối u đè vào khí quản hoặc thực quản.
– Khàn giọng và ho khan kéo dài.
– Đau trong họng hoặc cổ, đặc biệt khi nuốt nước bọt hay thức ăn.
Trường hợp khi khối u sản sinh quá nhiều hormone tuyến giáp thì người bệnh sẽ có các triệu chứng của cường giáp như:
– Thường xuyên có cảm giác hồi hộp, tim đập nhanh, đôi khi kèm đau tưc ngực và khó thở.
– Run tay với biên độ nhỏ và tần số nhanh.
– Sút cân không rõ nguyên nhân.
– Chịu nóng kém và ra mồ hôi nhiều bất thường.
– Hay mệt, dễ nổi nóng và rối loạn giấc ngủ.
Những triệu chứng trên cũng có thể là dấu hiệu của một vài bệnh khác. Vì vậy, khi phát hiện những thay đổi bất thường của cơ thể, người bệnh cần đi khám ngay để được chẩn đoán chính xác nhằm đưa ra phương áp điều trị kịp thời, hiệu quả.
Tìm hiểu thêm: Giải đáp: Tuyến giáp tiết ra hormone nào?
Hình ảnh u tuyến giáp dễ dàng nhận thấy bằng mắt thường – gây mất thẩm mỹ cho người bệnh.
3.2 Triệu chứng u tuyến giáp ác tính là gì?
Để nghi ngờ khối u tuyến giáp có là ác tính hay không, có thể dựa vào một số dấu hiệu dưới đây:
– Xuất hiên khối u ở cổ, u có đặc điểm cứng, bờ rõ, di động theo nhịp nuốt.
– Khó nuốt, nuốt vướng, nuốt đau do khôi u chèn ép
– Khàn giọng và ho kéo dài, có thể khó thở
– Da cổ thâm, sậm màu, thậm chí bị chảy máu, sùi loét
4. Nguyên nhân dẫn đến u tuyến giáp là gì?
Hiện nay, nguyên nhân chính gây ra u tuyến giáp là gì vẫn là câu hỏi chưa có lời giải đáp chính xác. Có một số yếu tố gây ảnh hưởng và làm tăng nguy cơ mắc bệnh được đưa ra như sau:
4.1 Yếu tố di truyền
Nếu trong gia đình có bố mẹ, anh chị em hoặc người thân đã từng mắc u tuyến giáp thì tỷ lệ mắc phải căn bệnh này cũng cao hơn so với người bình thường.
4.2 Do nhiễm các chất phóng xạ, chất độc hại
Việc tiếp xúc thường xuyên với các chất phóng xạ, chất độc hại trong quá trình làm việc, sinh sống sẽ gây biến đổi gen, thay đổi tính chất và hoạt động của tuyến giáp. Từ đó làm tăng nguy cơ gây ra u tuyến giáp, đặc biệt là ung thư.
4.3 Yếu tố giới tính, tuổi tác
Theo thống kê cho thấy, tỷ lệ mắc u tuyến giáp ở phụ nữ cao hơn gấp 5 lần nam giới ở cùng độ tuổi. Nguyên nhân là do hormone ở nữ giới kích thích hình thành u bướu mạnh hơn so với nam giới. Ngoài ra, tuổi càng cao thì nguy cơ mắc u tuyến giác càng tăng lên.
4.4 Thừa hoặc thiếu I-ốt
Bổ sung thừa hoặc thiếu I-ốt đều liên quan trực tiếp đến các bệnh về tuyến giáp, trong đó có u tuyến giáp. Nếu sử dụng quá nhiều I-ốt sẽ gây ra tình trạng cường giáp. Còn nếu ăn quá ít sẽ dẫn đến suy giáp. Theo khuyến cáo, mỗi người cần cũng cấp khoảng 150mcg i-ốt mỗi ngày.
4.5 Mắc các bệnh lý tuyến giáp
Những người đang gặp phải các vấn đề liên quan đến các bệnh lý tuyến giáp như viêm tuyến giáp, suy giảm hormone tuyến giáp, nang giáp,… thì khả năng mắc u tuyến giáp rất cao.
4.6 Hệ miễn dịch suy giảm
Hệ miễn dịch trong cơ thể đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể, chống lại sự xâm nhập và gây hại của các yếu tố gây bệnh. Do đó, khi hệ miễn dịch của cơ thể bị rối loạn, suy giảm sẽ là yếu tố thuận lợi để các tác nhân gây hại tấn công và gây bệnh. Lúc này, tuyến giáp cũng là cơ quan bị ảnh hưởng trực tiếp, làm tăng nguy cơ các bệnh lý tuyến giáp, trong đó có u tuyến giáp.
4.7 Ảnh hưởng của các yếu tố khác
Người mắc bệnh thừa cân, béo phì; thường xuyên dùng rượu bia, thuốc lá, ăn uống không đủ chất, lối sống không lành mạnh…cũng làm tăng khả năng mắc u tuyến giáp.
5. Điều trị u tuyến giáp như thế nào?
Khi có dấu hiệu nghi ngờ u nang tuyến giáp, bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm vùng cổ để xác định vị trí, kích thước và số lượng u. Ngoài ra, bác sĩ còn tiết hành chọc hút tế bào tuyến giáp để lấy mô bệnh phẩm. Từ đó xác định khối u là lành tính hay ác tính.
Sau khi có kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ dựa và tình trạng của từng bệnh nhân để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Hiện nay, có 3 phương pháp chính được áp dụng để loại bỏ khối u tuyến giáp là mổ bóc khối u, tiêm cồn tuyệt đối và đốt sóng cao tần.
5.1. Phương pháp mổ bóc u tuyến giáp
Mổ cắt u tuyến giáp được chỉ định trong trường hợp:
– Khối u lành có kích thước lớn gây chèn ép, khó nuốt; có nhân đơn độc hoặc đa nhân nhưng rõ ranh giới, dễ bóc tách.
– U nhân tuyến giáp ác tính hoặc có dấu hiệu nghi ngờ ác tính
Người bệnh được gây mê nội khí quản và nằm ngửa đầu ra sau có độn gối dưới vai để ưỡn cổ. Bác sĩ sẽ rạch một đường hình chữ U hoặc theo nếp lằn cổ, đáy quay xuống dưới. Sau đó bóc tách vạt da, bộc lộ tuyến giáp và bóc tách để cắt khối u. Sau khi mổ sẽ đặt sonde dẫn lưu, đóng vết mổ.
5.2. Phương pháp tiêm cồn tuyệt đối
Phương pháp tiêm cồn tuyệt đối được áp dụng với các u tuyến giáp có dịch. Phương pháp này sẽ khiến khối u nhỏ lại mà không cần phải phẫu thuật. Cồn tuyệt đối làm hoại tử khối u do đông máu và huyết khối tĩnh mạch nhỏ, từ đó gây mất nước tế bào và đông vón protein dẫn đến hoại tử tế bào, tiêu diệt tế bào tiết dịch và xơ hóa mô tiếp xúc với ethanol.
Phương pháp này nổi bật với nhiều ưu điểm như dễ thực hiện, hậu phẫu nhẹ nhàng và rất an toàn, không ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp. Thông qua màn hình siêu âm, bác sĩ sẽ hút dịch sạch trong khoang khối u và sử dụng biện pháp tiêm cồn. Vì không phải tiến hành phẫu thuật nên bệnh nhân được duy trì tỉnh táo trong lúc làm thủ thuật. Sau thủ thuật không để lại sẹo, không bị chảy máu, chi phí điều trị thấp.
5.3 Phương pháp đốt sóng cao tần
Đốt sóng cao tần tuyến giáp là phương pháp sửu dụng dòng điện xoay chiều có tần số cao để tạo nhiệt giúp tiêu hủy khối mô. Đây là phương pháp xâm lấn tối thiểu với hiệu quả tối đa để điều trị nhân giáp. Dưới hình ảnh siêu âm, các bác sĩ sẽ phát sóng tần số vô tuyến một cách chính xác để làm nóng các nhân giáp nhằm thu nhỏ chúng.
Quy trình có thể được được tiến hành trong điều kiện ngoại trú sử dụng gây tê tại chỗ và người bệnh có thể trở lại hoạt động bình thường gần như ngay sau đó. Kỹ thuật này được áp dụng trong các trường hợp u lành tuyến giáp có kích thước từ 1,5cm trở lên kèm theo triệu chứng đau vùng cổ, nuốt nghẹn, khó nói; khối u gây chèn ép, đè các các trúc xung quanh hoặc nhân nóng tuyến giáp gây cường giáp.
>>>>>Xem thêm: Phì đại nang tuyến vú: Nguyên nhân, cách điều trị
Đốt sóng cao tần là phương pháp hiện đại nhất trong điều trị u tuyến giáp với ưu điểm: không cần mổ, không để lại sẹo, không cần nằm viện.
6. Phòng bệnh u nang tuyến giáp bằng cách nào?
Mặc dù u tuyến giáp không phải là một căn bệnh khó điều trị nhưng không vì vậy mà chúng ta chủ quan, lơ là trong việc phòng tránh. Phòng bệnh là biện pháp tốt nhất để bảo vệ sức khỏe và tránh các tình huống xấu nhất xảy ra. Dưới đây là một số lưu ý giúp phòng bệnh u tuyến giáp một cách hiệu quả nhất:
– Lắng nghe cơ thể, kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/ lần để có thể phát hiện sớm và có phương pháp điều trị phù hợp, kịp thời.
– Tạo lập thói quen sống lành mạnh như: tập thể dục, chạy bộ, yoga,… để có một cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai, đẩy lùi bệnh tật. Ngoài ra, cần loại bỏ thói quen xấu ảnh hưởng tới sức khỏe như thức khuya, sử dụng chất kích thích (bia rượu, thuốc lá,..)
– Chế độ dinh dưỡng đảm bảo và khoa học. Bổ sung i-ốt trong bữa ăn hàng ngày, tránh để cơ thể thiếu iốt, nhất là phụ nữ có thai. Tăng cường chất xơ từ rau củ và hoa quả.
Qua những thông tin hữu ích được chia sẻ trên, chắc hẳn độc giả đã giải đáp được thắc mắc u tuyến giáp là gì. Hãy là những người thông thái với việc nắm bắt, bổ sung các kiến thức y khoa hữu ích, nhằm bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.