U tuyến giáp vôi hóa: nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

U tuyến giáp vôi hóa là bệnh lý phổ biến ở tuyến giáp và thường gặp ở nữ giới trong độ từ 30-55 tuổi. Mặc dù đa số các trường hợp u vôi hóa tuyến giáp là lành tính nhưng cũng gây không ít ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Bạn đang đọc: U tuyến giáp vôi hóa: nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

1. U tuyến giáp vôi hóa là gì?

Tuyến giáp là một tuyến nội tiết quan trọng của cơ thể, có hình cánh bướm,nằm ở phía trước cổ, bên cạnh thanh quản và khí quản. Tuyến có chức năng sử dụng iot được hấp thụ từ thức ăn để tạo ra hormone triiodothyronine (T3) và thyroxin (T4). Hormone T3 và T4 hoạt động kết hợp cùng với calcitonin hormone (cũng được sản sinh từ tuyến giáp) giúp điều chỉnh hàm lượng canxi trong máu luôn được cân bằng. Sự mất cân bằng các hormone tuyến giáp sẽ dẫn tình trạng dư thừa và tích tụ canxi.

Vôi hóa là hiện tượng muối canxi dư thừa bị lắng đọng và tích tụ lại trong các mô, mạch máu hoặc trong các cơ quan của cơ thể. Sự tích tụ canxi có thể hóa rắn dần và làm rối loạn chức năng của các cơ quan.

U tuyến giáp vôi hóa là tình trạng canxi lắng đọng tại các nhân tuyến giáp, khiến nhân giáp cứng hơn rất nhiều. Vôi hóa tuyến giáp được chia thành 2 loại:

– Microcalcification: hạt canxi nhỏ

– Macrocalcification: là các hạt canxi lớn >1mm trong nhân giáp. Các nốt vôi hóa này là những đốm sáng lớn trên hình ảnh siêu âm,

Sự xuất hiện của các nốt vôi hóa làm thay đổi cấu trúc hai thùy và chức năng của tuyến giáp. Từ đó có thể gây cường giáp hoặc suy giáp và dẫn đến nhiều nguy cơ nguy hiểm.

U tuyến giáp vôi hóa: nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

U tuyến giáp vôi hóa là tình trạng lắng đọng canxi tại các nhân tuyến giáp

2. Nguyên nhân gây u tuyến giáp vôi hóa

Các nguyên nhân gây vôi hóa tuyến giáp bao gồm:

– Nhiễm trùng.

– Rối loạn chuyển hoá canxi: Tuyến giáp sản sinh ra hormone T3, T4 và calcitonin để điều chỉnh hàm lượng canxi trong máu. Khi 3 hormone này gặp vấn đề sẽ dẫn đến rối loạn chuyển hóa canxi tại tuyến giáp. Hàm lượng canxi dư thừa bị tích tụ lại tạo thành vôi hóa nhân tuyến giáp.

– Di truyền: tiền sử gia đình có người bị u vôi hóa tuyến giáp thì nguy cơ mắc bệnh này sẽ cao hơn do với người bình thường.

– Ảnh hưởng của các bệnh lý: các bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ… gây ảnh hưởng đến xương và các mô liên kết.

– Viêm tuyến giáp mạn tính.

3. Nhận biết u tuyến giáp vôi hóa

Đại đa số các trường hợp vôi hóa nhân tuyến giáp không gây gây bất kỳ triệu chứng nào. Bệnh thường được phát hiện tình cờ qua khám sức khỏe định kỳ hoặc siêu âm vùng cổ vì một lý do khác. Khi nhân giáp phát triển quá lớn thì bệnh bắt đầu có các triệu chứng rõ rệt hơn:

– Thấy xuất hiện khối u cứng di động ở vùng cổ theo nhịp nuốt..

– Khó thở do khối u to gây chèn ép vào khí quản.

– Nghẹn cổ, khó nuốt và có cảm giác tức ở cổ do bướu to chèn ép vào thực quản.

– Khàn giọng, thậm chí là mất tiếng do khối u chèn ép vào thanh quản.

Trong một số trường hợp khác, tuyến giáp có thể tiết ra quá nhiều hormone dẫn đến cường giáp (hội chứng Basedow). Người bệnh có thể nhận biết qua các dấu hiệu:

– Tim đập nhanh, có thể cảm thấy đau ngực hoặc khó thở.

– Sụt cân, có thể sụt nhiều kg trong 1 tháng.

– Hồi hộp, dễ cáu giận, lo lắng.

– Sợ nóng, thường xuyên ra nhiều mồ hôi.

– Rối loạn giấc ngủ.

Tìm hiểu thêm: Thực phẩm tốt cho người máu nhiễm mỡ

U tuyến giáp vôi hóa: nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Vôi hóa u tuyến giáp có thể gây ra các triệu chứng cường giáp như mệt mỏi, tim đập nhanh…

4. Vôi hóa nhân tuyến giáp có nguy hiểm không?

Phần lớn các trường hợp vôi hóa u tuyến giáp là lành tính. Tuy nhiên vẫn tồn tại tỷ lệ nhỏ trong nhân tuyến giáp có chứa các tế bào ung thư (ác tính). Nhìn chung, vôi hóa tuyến giáp làm thay đổi nội tiết tuyến giáp gây nên các hội chứng Basedow. Các nốt vôi hóa lớn có thể gây sưng cổ làm mất thẩm mỹ hoặc chèn ép vào các cơ quan xung quanh khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt thường ngày.

Vôi hóa tuyến giáp có thể là đơn nhân hoặc đa nhân, lành tính hoặc ác tính. Nếu là u lành tính, bệnh thường phát triển tương đối chậm. Nếu được chẩn đoán ác tính, người bệnh cần điều trị càng sớm càng tốt để tránh tiến triển thành ung thư tuyến giáp và có nguy cơ di căn.

5. Chẩn đoán và điều trị vôi hóa nhân tuyến giáp

5.1. Chẩn đoán u tuyến giáp vôi hóa

Các phương pháp chẩn đoán vôi hóa nhân tuyến giáp:

– Chụp X-quang tuyến giáp: thông qua hình ảnh X-quang để xác định sự lắng đọng canxi trong tuyến giáp. Nếu có nhiều nốt cứng nhỏ (dưới 1mm), u tuyến giáp có thể là ung thư. Nếu các nốt cứng có kích thước lớn hơn 1mm thì thường là u vôi hóa lành tính.

– Xét nghiệm máu: kiểm tra nồng độ canxi trong máu. Nếu nồng độ canxi máu tăng bất thường thì nhiều khả năng người bệnh mắc u vôi hóa.

– Sinh thiết: chỉ định trong trường hợp nghi ngờ u vôi hóa ác tính.

5.2. Điều trị u tuyến giáp vôi hóa

Sau khi xác định sự hiện diện của tế bào ung thư cũng như tình trạng tăng tiết hormone của tuyến giáp, u vôi hóa tuyến giáp có thể được điều trị theo các phương pháp sau:

Trường hợp nhân tuyến giáp hoạt động quá mức (cường giáp):

Bác sĩ chỉ định người bệnh sử dụng thuốc kháng giáp, liệu pháp iod phóng xạ hoặc phẫu thuật. Việc quyết định phương pháp chữa trị sẽ phụ thuộc vào sự dung nạp và cơ địa người bệnh. Liệu pháp iod phóng xạ chống chỉ định với phụ nữ có thai và đang cho con bú. Phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp có thể gây nhiều biến chứng như mất giọng, suy hô hấp, suy tuyến cận giáp…. Do đó, trước khi lựa chọn phương án chữa trị cần cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.

U tuyến giáp vôi hóa: nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

>>>>>Xem thêm: Môi thâm là bệnh gì?hình dạng, trạng thái của môi

Điều trị u tuyến giáp vôi hóa phụ thuộc vào tính chất của khối u.

Trường hợp u vôi hóa lành tính:

Người bệnh được chỉ định sử dụng các thuốc kết hợp với điều chỉnh chế độ ăn và theo dõi định kỳ. Trong trường hợp nốt vôi hóa quá lớn gây chèn ép lên các cơ quan xung quanh như khí quản, thực quản, thanh quản thì có thể được chỉ định phẫu thuật. Hiện tại đã có phương pháp đốt sóng cao tần tiêu u tuyến giáp không cần mổ rất được ưa chuộng, thay thế hiệu quả cho mổ mở. Người bệnh loại bỏ sạch u mà không đau, không sẹo, không cần nằm viện.

Trường hợp u vôi hóa ác tính:

Người bệnh được chỉ định phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp, có thể điều trị kết hợp kèm phương pháp xạ trị và hóa trị theo từng giai đoạn để điều trị dứt điểm và  phòng ngừa nguy cơ di căn sang các cơ quan khác.

Người bệnh sau phẫu thuật u tuyến giáp vôi hoá thường  bị biến chứng suy giáp và cần sử dụng các loại thuốc uống thay thế hormone tuyến giáp đến suốt đời.

U tuyến giáp vôi hóa có thể là lành tính hoặc ác tính. Do đó, hiểu và nắm rõ tình trạng bệnh là điều cần thiết giúp người bệnh chủ động điều trị, ngăn chặn nguy cơ dẫn tới các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *