U tuyến thượng thận là một căn bệnh không quá phổ biến và thường không ác tính. Tuy vậy, nếu không điều trị và kiểm soát thì bệnh có thể gây ra những ảnh hưởng không mấy tích cực đến chất lượng cuộc sống của người mắc. Bài viết này chia sẻ: U tuyến thượng thận là gì và những điều cần biết về nguyên nhân, triệu chứng, cách chẩn đoán và điều trị bệnh.
Bạn đang đọc: U tuyến thượng thận là gì và những điều cần biết
1. Tổng quan về bệnh u tuyến thượng thận
1.1. Khái niệm: U tuyến thượng thận là gì?
U tuyến thượng thận là khối u hiếm và thường không phải ung thư, chúng phát triển ở bên trong tuyến thượng thận. Khối u này có thể ảnh hưởng đến một trong hai hoặc cả hai bên tuyến thượng thận.
U tuyến thượng thận thường giải phóng những hormone gây ra tình trạng cao huyết áp thường xuyên. Bệnh sẽ trở nên nguy hiểm nếu bệnh nhân không được điều trị đúng cách. Thông thường, bệnh có thể mắc ở tất cả mọi lứa tuổi, tuy nhiên đa số các ca bệnh ở độ tuổi 20- 50.
Hình ảnh mô tả tuyến thượng thận trong cơ thể
1. 2. Nguyên nhân gây ra tình trạng u tuyến thượng thận
Theo các chuyên gia, hiện nay lý do thực sự trực tiếp gây nên bệnh u tuyến thượng thận chưa được khẳng định. Tuy nhiên, xét về cơ chế, khối u này phát triển trong các tế bào chuyên biệt, được gọi với tên tế bào sáng Chromaffin. Chúng nằm ở trung tâm của tuyến thượng thận, có vai trò giải phóng những loại hormone nhất định như epinephrine. norepinephrine,.. giúp kiểm soát chức năng cơ thể như nhịp tim, huyết áp, đường trong máu,..
Khi có khối u trong tuyến thượng thận, việc điều tiết hormone này thường tăng lên. Cũng vì điều này mà huyết áp của người bệnh thường tăng lên gây ra nhiều triệu chứng bất thường.
Tìm hiểu thêm: Bạch cầu lympho là gì?hiểu bạch cầu lympho
Hình ảnh u tuyến thượng thận qua mô tả
1.3. Triệu chứng bệnh u tuyến thượng thận là gì?
Các triệu chứng mà loại bệnh lý này gây ra cho cơ thể biểu hiện thông qua: Hiện tượng huyết áp cao, toát mồ hôi, đau đầu, tim đập nhanh,.. Một số bệnh nhân khác thường bị xanh xao, khó thở và một số triệu chứng tấn công hoảng sợ hoặc táo bón, giảm cân không rõ lý do,..
Các triệu chứng bệnh có thể duy trì hoặc nặng lên dưới tác động của một số yếu tố như:
– Thể trạng của bệnh nhân: Người bệnh bị lo lắng, căng thẳng, phụ nữ sinh con hoặc người trải qua gây mê và phẫu thuật.
– Người bệnh sử dụng nhiều thực phẩm chứa tyramine – loại chất có ảnh hưởng không nhỏ đến huyết áp. Các chất này thường có trong thực phẩm như pho mát, bia, rượu, thịt khô, thực phẩm lên men,…
– Người bệnh đang sử dụng các loại thuốc chứa chất ức chế và chất kích thích (amphetamine, cocaine,…)
2. U tuyến thượng thận gây ra các biến chứng nguy hiểm
U tuyến thượng thận và huyết áp cao có liên quan mật thiết với nhau, do vậy huyết áp cao quá mức là một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh. Tình trạng này gây ra các tổn thương cho mô tim mạch, não, thận,… Huyết áp cao kết hợp với u tuyến thượng thận còn có thể gây ra hiện tượng suy thận, tăng các bệnh lý tim mạch, suy hô hấp, tổn thương dây thần kinh,…
Một vài trường hợp bệnh nhân bị u tuyến thượng thận là u ác tính, di căn đến các bộ phận khác gây nguy hiểm đến tính mạng. Các tế bào ung thư có thể đi từ tuyến thượng thận đến hệ thống xương, gan, bạch huyết,.
>>>>>Xem thêm: Nguy cơ cắt cụt chi do biến chứng bệnh đái tháo đường
Huyết áp cao là biến chứng nguy hiểm của u tuyến thượng thận
3. Có thể chẩn đoán và điều trị u tuyến thượng thận bằng cách nào?
3.1. Những phương pháp chẩn đoán bệnh u tuyến thượng thận hiệu quả hiện nay
Hiện nay, có một số kỹ thuật hiện đại được áp dụng để chẩn đoán khối u tuyến thượng thận nhanh chóng với độ chính xác cao.
– Xét nghiệm trong phòng thí nghiệm để đo mức adrenaline, noradrenaline và một số chất khác. Bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm như xét nghiệm nước tiểu 24h (lấy mẫu nước tiểu trong khoảng thời gian 24h) hoặc xét nghiệm máu. Ngoài ra, bác sĩ sẽ lưu ý thêm về những điều bệnh nhân cần đặc biệt lưu ý khi làm các xét nghiệm này.
– Xét nghiệm hình ảnh: Đây là bước sau của bước xét nghiệm trong phòng thí nghiệm. Nếu bệnh nhân được chẩn đoán có khả năng bị u tuyến thượng thận hoặc các u khác như u cận hạch, bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm hình ảnh để định vị chúng. Các xét nghiệm này có thể bao gồm: scan CT, MRI, Chụp M-iodobenzylguanidine, chụp cắt lớp phát xạ positron,…
– Bên cạnh đó, bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm di truyền để xác định nguyên nhân của khối u có đến từ di truyền hay không. Điều này có ý nghĩa quan trọng bởi ba lý do sau. Thứ nhất, các rối loạn di truyền gây ra nhiều tình trạng sức khỏe, xét nghiệm di truyền có thể biểu hiện nhiều vấn đề y tế khác. Thứ hai, rối loạn có thể tái phát hoặc gây ra ung thư, việc xét nghiệm có thể ảnh hưởng đến việc điều trị trong thời gian dài. Ngoài ra, điều này có thể giúp người thân trong gia đình cảnh giác hơn và cũng cần được sàng lọc để phát hiện các vấn đề sức khỏe sớm.
3.2. Điều trị u tuyến thượng thận ra sao để đạt hiệu quả và an toàn cho bệnh nhân?
Hiện nay, có một số phương pháp hiệu quả được áp dụng để điều trị u tuyến thượng thận. Việc điều trị hướng đến loại bỏ khối u bằng phẫu thuật. Trước khi tiến hành, bác sĩ sẽ kê đơn những thuốc huyết áp cụ thể để ngăn chặn hormone adrenaline hoạt động gây cao huyết áp trong quá trình phẫu thuật.
Quy trình phẫu thuật thường như sau:
– Sử dụng thuốc trước khi phẫu thuật: Bác sĩ sẽ kê toa thuốc sử dụng trong khoảng 7-10 ngày trước phẫu thuật. Các loại thuốc này bên cạnh làm hạ huyết áp còn làm cho nhịp tim chậm hơn, ít lực hơn, các mạch máu nở ra và thư giãn.
– Phẫu thuật: Tuyến thượng thận và khối u sẽ được loại bỏ bằng nội soi qua một lỗ nhỏ. Các thiết bị được đưa vào qua lỗ và thực hiện phẫu thuật. Tuyến thượng thận phẫn còn khỏe mạnh sẽ được giữ lại và thực hiện những chức năng như thường lệ.
– Đối với trường hợp u tuyến thượng thận là ung thư (điều này khá hiếm gặp), các phương pháp điều trị hiện nay chưa thực sự toàn diện. Thông thường điều trị thường bám theo các phương pháp xạ hình, hóa trị,.. Hiệu quả của phẫu thuật dựa vào việc có thể loại bỏ hết khối u kèm theo các mô ung thư hay không.
Trên đây là những thông tin giải đáp u tuyến thượng thận là gì, nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách xử lý hiệu quả với căn bệnh này.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.