Ung thư buồng trứng: cho con bú có thể giảm 2/3 nguy cơ mắc bệnh

Ung thư buồng trứng là một trong những bệnh ung thư phổ biến ảnh hưởng lớn đến cơ quan sinh sản ở nữ giới. Nguyên nhân chính xác gây ung thư buồng trứng chưa được xác định rõ nên mọi biện pháp phòng bệnh đều chỉ mang tính tương đối. Một nghiên cứu tại Úc đã chỉ ra, phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ trên 13 tháng có thể giảm 2/3 nguy cơ mắc bệnh.

Bạn đang đọc: Ung thư buồng trứng: cho con bú có thể giảm 2/3 nguy cơ mắc bệnh

Nuôi con bằng sữa mẹ: tốt cho cả mẹ và con

Tìm hiểu thêm: Cách cho bé bú đúng cách – mẹ sau sinh nên biết

Ung thư buồng trứng: cho con bú có thể giảm 2/3 nguy cơ mắc bệnh

>>>>>Xem thêm: Cung cấp kiến thức về sàng lọc ung thư vòm họng

Phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ trên 13 tháng có thể giảm 63% nguy cơ mắc bệnh

Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ tốt cho trẻ nhỏ mà còn có tác dụng rất lớn đổi với sức khỏe của người mẹ. Theo đó, phụ nữ có thời gian nuôi con bằng sữa mẹ ít, dưới 7 tháng có nguy cơ mắc ung thư buồng trứng cao hơn những phụ nữ khác. Trái lại, nữ giới nuôi con bằng sữa mẹ từ 13 tháng trở lên có thể giảm tới 63% nguy cơ mắc ung thư buồng trứng.

Nguyên nhân được giải thích là do nuôi con bằng sữa mẹ có thể trì hoãn quá trình rụng trứng – yếu tố thúc đẩy nguy cơ phát triển đột biến tế bào ung thư. Không chỉ được chứng minh có thể làm giảm nguy cơ ung thư buồng trứng, nuôi con bằng sữa mẹ trong 2 năm đầu có thể giảm 6% nguy cơ bị ung thư vú dạng nguy hại.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư buồng trứng

Nguyên nhân chính xác gây ung thư buồng trứng vẫn chưa được xác định rõ ràng nhưng các bác sĩ đã chỉ ra nhiều yếu tố nguy cơ có liên quan đến bệnh ung thư buồng trứng. Bao gồm:

Tìm hiểu thêm: Cách cho bé bú đúng cách – mẹ sau sinh nên biết

Ung thư buồng trứng: cho con bú có thể giảm 2/3 nguy cơ mắc bệnh

>>>>>Xem thêm: Cung cấp kiến thức về sàng lọc ung thư vòm họng

Thừa cân, béo phì gia tăng nguy cơ ung thư buồng trứng

  • Thừa cân, béo phì: lượng mỡ thừa tích tụ trong cơ thể có thể sản sinh ra chất kích thích sự phát triển của estrogen. Khi nồng độ estrogen trong cơ thể nữ giới cao dễ dẫn đến mất cân bằng hoóc môn và gây ung thư.
  • Tiền sử gia đình có người mắc ung thư buồng trứng: ung thư buồng trứng không di truyền nhưng các gen đột biến gây ung thư có thể di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Có khoảng 5 – 10% bệnh nhân mắc ung thư buồng trứng có liên quan đến yếu tố di truyền này. Ngoài ra, đột biến gen gây ung thư đại trực tràng, ung thư vú cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư buồng trứng trong gia đình.
  • Chế độ ăn uống không lành mạnh, thiếu rau xanh, hoa quả tươi, nhiều chất béo… cũng là một trong những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư buồng trứng ở nữ giới.
  • Một số bệnh lý phụ khoa mãn tính, căng thẳng kéo dài cũng thúc đẩy quá trình hình thành ung thư.

Do nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa được xác định rõ ràng nên cách phòng bệnh ban đầu là hạn chế tối đa các yếu tố làm tăng mắc bệnh như có chế độ ăn lành mạnh, đảm bảo thời gian nuôi con sữa mẹ trên một năm, điều trị dứt điểm các bệnh phụ khoa mạn tính, duy trì cân nặng hợp lý…

Tìm hiểu thêm: Cách cho bé bú đúng cách – mẹ sau sinh nên biết

Ung thư buồng trứng: cho con bú có thể giảm 2/3 nguy cơ mắc bệnh

>>>>>Xem thêm: Cung cấp kiến thức về sàng lọc ung thư vòm họng

Khám sàng lọc ung thư buồng trứng định kì có thể phát hiện bệnh ngay từ giai đoạn sớm

Thực tế, có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư buồng trứng mà nữ giới không thể kiểm soát được. Vì vậy, khám sức khỏe và sàng lọc ung thư định kì cần được nữ giới quan tâm, đặc biệt là ở những người thuộc nhóm có nguy cơ mắc bệnh cao.

Hiện tại, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc đã trang bị đầy đủ trang thiết bị y tế hiện đại cùng đội ngũ bác sĩ chuyên môn giỏi để khám và điều trị bệnh. Để thuận tiện cho người bệnh, bệnh viện cũng xây dựng gói khám sàng lọc ung thư buồng trứng với đầy đủ các xét nghiệm nhằm phát hiện bệnh sớm.

Để đăng kí khám hoặc biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ Hotline 0936 388 288.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *