Ung thư buồng trứng có chữa khỏi không phụ thuộc rất lớn vào thời gian phát hiện bệnh. Nếu phát hiện ở giai đoạn đầu, với sự phát triển của y học hiện đại, bệnh nhân hoàn toàn có thể điều trị tích cực và nâng cao thời gian sống.
Bạn đang đọc: Ung thư buồng trứng có chữa khỏi được không?
1. Bệnh ung thư buồng trứng có thể chữa khỏi được không?
1.1 Ung thư buồng trứng có chữa khỏi được không – Yếu tố ảnh hưởng
Những yếu tố quan trọng có thể ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị ung thư buồng trứng có thể kể đến như:
– Tình trạng sức khỏe của người bệnh: Đối với những bệnh nhân không có nhiều bệnh lý nền, tình trạng tổng quan sức khỏe tốt, việc đáp ứng điều trị ung thư cũng tốt hơn.
– Chế độ chăm sóc sức khỏe: Nếu người bệnh có chế độ ăn uống cân bằng dinh dưỡng, khoa học kết hợp với rèn luyện thể thao thì có thể có sức đề kháng và hệ miễn dịch tốt.
– Phác đồ điều trị của bác sĩ có phù hợp không: Nếu được điều trị với phác đồ phù hợp, hiệu quả điều trị của bệnh nhân sẽ cao hơn.
Nếu được điều trị với phác đồ phù hợp, hiệu quả điều trị của bệnh nhân sẽ cao hơn.
1.2 Ung thư buồng trứng có chữa khỏi không – Giải đáp
Đánh giá “chữa khỏi” ung thư dựa trên thời gian sống khỏe mạnh sau 5 năm của người bệnh. Căn bệnh này nếu được phát hiện ở thời điểm khởi phát thường có tỉ lệ chữa khỏi cao, kéo dài thời gian sống và nâng cao chất lượng sống cho người bệnh.
Bệnh ung thư buồng trứng nếu được phát hiện ở giai đoạn đầu thì tỉ lệ điều trị thành công thường rất cao, càng để kéo dài việc điều trị càng phức tạp hơn.
Căn bệnh này cũng có thể tái phát nếu người bệnh không duy trì chế đô ăn uống, sinh hoạt khoa học. Đồng thời, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, người bệnh cũng nên duy trì thăm khám sức khỏe định kỳ để tránh nguy cơ.
Đặc biệt, người bệnh nên theo dõi kĩ hơn tình trạng sức khỏe của bản thân để phát hiện kịp thời bất thường, đặc biệt là các dấu hiệu sau:
– Khó chịu và đau bụng dưới hoặc vùng xương chậu
– Rối loạn tiêu hóa hoặc các triệu chứng tiêu hóa bất thường thường xuyên: táo bón, đầy hơi, tiêu chảy, buồn nôn…
– Đi tiểu nhiều hơn do khối u làm tăng áp lực lên bàng quang
– Chán ăn và luôn cảm giác no nhanh
Tìm hiểu thêm: Đau bụng dưới và rong kinh có nguy hiểm không?
Người bệnh ung thư buồng trứng có cảm giác chán ăn và buồn nôn
– Cân nặng thay đổi đột ngột, cơ thể khó kiểm soát cân nặng
– Phụ nữ đã mãn kinh nhưng bị ra máu bất thường hoặc phụ nữ chưa mãn kinh có chu kì kinh nguyệt rối loạn.
– Khó chịu, đau đớn khi quan hệ.
2. Các phương pháp điều trị bệnh ung thư buồng trứng hiện nay
Khi được chẩn đoán ung thư buồng trứng, mỗi bệnh nhân sẽ được xây dựng một phác đồ điều trị chuyên biệt theo tình trạng bệnh. Có thể điều trị riêng lẻ từng phương pháp nhưng cũng có thể kết hợp nhiều phương pháp với nhau. Những phương pháp điều trị ung thư buồng trứng điển hình bao gồm:
2.1 Phẫu thuật
Đây là phương pháp điều trị chính trong điều trị ung thư buồng trứng cho bệnh nhân. Phương pháp này giúp loại bỏ khối u ra khỏi buồng trứng.
Trường hợp các tế bào ung thư đã di căn đến các cơ quan sinh sản khác thì cần cắt bỏ toàn bộ buồng trứng. Việc có loại bỏ hoàn toàn buồng trứng hay không phụ thuộc vào mong muốn có con của bệnh nhân.
Phẫu thuật sẽ được thực hiện khi bệnh nhân gây mê toàn thân nên bệnh nhân cần được theo dõi tại viện và cần một vài tuần để hồi phục cơ thể.
2.2 Xạ trị
Phương pháp này sử dụng các chùm bức xạ để chiếu vào các tế bào ung thư. Phương pháp này thường được áp dụng để tiêu diệt tế bào ung thư còn sót lại sau khi phẫu thuật.
Phương pháp này cũng được áp dụng để giảm triệu chứng ung thư buồng trứng khi đã di căn đồng thời giúp người bệnh có được tình trạng sức khỏe tốt nhất.
Một số tác dụng phụ có thể gặp phải khi thực hiện phương pháp này: kích ứng da, buồn nôn, rụng tóc, mệt mỏi, mãn kinh sớm…
2.3 Hóa trị
Hóa trị là phương pháp sử dụng thuốc để đưa vào tĩnh mạch người bệnh hỗ trợ tiêu diệt ung thư. Phần lớn bệnh nhân ung thư buồng trứng đều hóa trị sau phẫu thuật để loại bỏ hoàn toàn tế bào ung thư.
Phương pháp này có thể thực hiện trước phẫu thuật để thu nhỏ kích cỡ ung thư giúp phẫu thuật dễ dàng hơn.
Hóa trị cũng cần thực hiện theo chu kì, trung bình khoảng 6 chu kì, mỗi chu kì khoảng 3 tuần với những tác dụng phụ sẽ dần hết sau điều trị như: buồn nôn, thiếu máu, suy nhược, rụng tóc, mất ngủ, viêm niêm mạc miệng, tiêu chảy…
2.4 Liệu pháp hormone
Phương pháp này sử dụng hormone hoặc thuốc để ngăn chặn hormone đưa tới các khối u tại buồng trứng.
Tùy vào tình trạng của từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ xem xét lựa chọn phương pháp phù hợp nhất.
2.5 Liệu pháp nhắm trúng mục tiêu(liệu pháp điều trị đích)
Phương pháp này sử dụng thuốc để thay đổi nguyên tắc hoạt động và ngăn chặn ung thư phát triển, di căn.
Những loại thuốc này chỉ nhắm vào những “đối tượng” nhất định nên phù hợp với từng trường hợp bệnh nhân.
Tác dụng phụ không mong muốn của phương pháp này bao gồm: kích ứng da, ngứa chân tay, rụng tóc, cao huyết áp, vết thương lâu lành, khó thở, mệt mỏi…
Bên cạnh đó, để duy trì cơ thể khỏe mạnh, tăng sức đề kháng cho cơ thể, người bệnh lưu ý những điều sau:
– Xây dựng chế độ ăn lành mạnh: bổ sung nhiều rau xanh, củ quả tươi, uống nhiều nước… và hạn chế thực phẩm chiên dầu, đóng hộp.
– Tuyệt đối không hoặc bỏ hút thuốc lá, chất kích thích và bia rượu.
– Có kế hoạch tập luyện tăng cường sức khỏe ít nhất 30 phút mỗi ngày.
>>>>>Xem thêm: 4 loại thực phẩm giúp bạn phòng bệnh ung thư phổi
Người bệnh ung thư buồng trứng nên xây dựng chế độ tập luyện khoa học
– Tránh sử dụng những loại thuốc chứa hormone như: tránh thai, điều hòa kinh nguyệt chứa nhiều hormone…
– Tránh stress căng thẳng, giữ tinh thần lạc quan tích cực.
– Duy trì thói quen đi ngủ sớm và ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày.
Bài viết trên chúng tôi đã giải đáp cho người đọc những thắc mắc xoay quanh việc ung thư buồng trứng có chữa khỏi không. Để
có những kiến thức cần thiết về bệnh và điều trị bệnh hiệu quả nhất, người bệnh nên chủ động tìm hiểu sớm.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.