Ung thư cổ tử cung có tiên lượng sống tốt nếu được phát hiện sớm và điều trị tích cực. Vậy ung thư cổ tử cung giai đoạn II sống được bao lâu?
Bạn đang đọc: Ung thư cổ tử cung giai đoạn II sống được bao lâu?
Ung thư cổ tử cung giai đoạn II
Ung thư cổ tử cung là bệnh lý ác tính phụ khoa đứng thứ hai ở nữ giới. Ngoài vi rút HPV – nguyên nhân chính gây ung thư cổ tử cung thì quan hệ tình dục không an toàn, sinh con ở độ tuổi quá trẻ (trước 17 tuổi), lạm dụng thuốc tránh thai… được coi là những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Ung thư cổ tử cung có 4 giai đoạn phát triển. Đặc điểm của ung thư cổ tử cung giai đoạn II là khối u mới chỉ hình thành tại tử cung, cổ tử cung, chưa lan đến thành khung chậu và phần dưới âm đạo và các cơ quan ở xa khác.
Ung thư cổ tử cung giai đoạn II sống được bao lâu?
Ngoài giai đoạn tiến triển bệnh, để khẳng định ung thư cổ tử cung giai đoạn II sống được bao lâu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi tác, thể trạng bệnh nhân cũng như mức độ đáp ứng điều trị bệnh.
Nhìn chung, so với các bệnh ung thư thường gặp ở nữ giới, ung thư cổ tử cung có tiên lượng tốt nếu được phát hiện sớm. Khả năng sống (trong 5 năm) của bệnh nhân ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm lên tới 93%. Tuy nhiên, đến giai đoạn II, cơ hội sống của người bệnh giảm chỉ còn 58 – 63%.
Trên đây chỉ là tiên lượng sống trong 5 năm của người bệnh. Nếu được điều trị tích cực, bệnh nhân ung thư cổ tử cung có thể kéo dài thêm sự sống và thậm chí là chữa khỏi ở giai đoạn này.
Điều trị ung thư cổ tử cung giai đoạn II như thế nào?
Cũng giống như cơ sở để khẳng định ung thư cổ tử cung giai đoạn II sống được bao lâu, lựa chọn phương pháp điều trị bệnh cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Một số phương pháp điều trị ung thư cổ tử cung giai đoạn II là:
Tìm hiểu thêm: Trắc nghiệm nhanh về ung thư buồng trứng
Phẫu thuật là một trong những phương pháp chính điều trị ung thư cổ tử cung giai đoạn II
- Phẫu thuật: là phương pháp được đánh giá cao trong điều trị ung thư cổ tử cung những giai đoạn đầu của bệnh. Tùy từng tình trạng cụ thể mà bác sĩ có thể chỉ định cắt bỏ cổ tử cung hoặc cả tử cung, một phần âm đạo và hạch bạch huyết xâm lấn. Phẫu thuật có thể kết hợp với một số phương pháp bổ trợ khác để tăng hiệu quả điều trị bệnh.
- Xạ trị: sử dụng tia năng lượng cao như tia X hay hạt proton để tiêu diệt, hạn chế sự nhân lên của các tế bào ung thư. Tia bức xạ có thể đến từ máy gia tốc tuyến tính bên ngoài cơ thể hoặc các thiết bị chứa chất phóng xạ được đặt cạnh cổ tử cung. Xạ trị bổ trợ tương đối tốt trước hoặc sau phẫu thuật ung thư cổ tử cung. Xạ trị cũng có thể được chỉ định riêng trong trường hợp bệnh nhân không đủ điều kiện phẫu thuật.
- Hóa trị: sử dụng thuốc, chủ yếu ở dạng viên hoặc truyền qua tĩnh mạch đi khắp cơ thể để tiêu diệt tế bào ung thư, hạn chế tối đa nguy cơ tái phát bệnh.
>>>>>Xem thêm: Tầm soát ung thư cổ tử cung như thế nào?
TS. BS See Hui Ti trực tiếp điều trị ung thư cổ tử cung tại Bệnh viện Thu Cúc
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.