Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phát triển trong tử cung của người phụ nữ. Đây là loại ung thư phổ biến thứ 2 ở nữ giới, sau ung thư vú. Ung thư cổ tử cung thường có tỷ lệ tử vong cao do bệnh thường ít gây triệu chứng ở giai đoạn đầu, các triệu chứng thường gặp nhất là chảy máu âm đạo bất thường, có thể xảy ra sau khi quan hệ tình dục, hoặc sau khi mãn kinh.
Bạn đang đọc: Ung thư cổ tử cung: mối đe dọa đối với mọi phụ nữ
- Ung thư cổ tử cung là bệnh ung thư thường gặp thứ 2 ở phụ nữ, sau ung thư vú.
Ai có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung?
Phụ nữ ở mọi lứa tuổi đều có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung, tuy nhiên bệnh chủ yếu xảy ra ở những phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, từ 30-45. Bệnh hiếm khi xảy ra ở phụ nữ dưới 25 tuổi.
Ung thư cổ tử cung thường xảy ra ở những người không có thói quen tầm soát ung thư bằng xét nghiệm Pap định kỳ. Ở nhiều nước trên thế giới, tỷ lệ tử vong do ung thư cổ tử cung là khá thấp, do họ có thói quen tầm soát bệnh thường xuyên, và có thể phát hiện ra bất thường trước khi chúng trở thành ung thư.
Nguyên nhân gây bệnh ung thư cổ tử cung?
- 70% các trường hợp ung thư cổ tử cung gây ra bởi virú HPV.
Hầu như tất cả các trường hợp ung thư cổ tử được gây ra bởi virus u nhú ở người (HPV). HPV là một virus rất phổ biến lây lan qua đường quan hệ tình dục.
Có hơn 100 loại HPV khác nhau, nhiều loại trong số đó là vô hại. Tuy nhiên, một số loại HPV có thể gây ra những thay đổi bất thường của các tế bào cổ tử cung, và cuối cùng có thể dẫn đến ung thư cổ tử cung.
Hai chủng của virus HPV (HPV 16 và HPV 18) chịu trách nhiệm tới 70% của tất cả các trường hợp ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, nhiễm HPV thường không có triệu chứng, vì vậy nhiều phụ nữ không phát hiện ra mình nhiễm bệnh.
Mặc dù vậy chị em cũng không nên quá lo lắng, bởi nhiễm trùng HPV là khá phổ biến, và hầu hết đều không phát triển bệnh ung thư cổ tử cung.
Sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục không thể bảo vệ chống lại HPV tuyệt đối, vì virus lây lan qua đường da tiếp xúc da với các bộ phận sinh dục rộng hơn.
Hiện nay, FDA đã chấp thuận cho sử dụng vắc-xin phòng ngừa HPV cho trẻ gái và phụ nữ độ tuổi từ 9-26, giúp phòng ngừa một số chủng HPV, đồng thời ngăn ngừa ung thư cổ tử cung.
Triệu chứng ung thư cổ tử cung như thế nào?
Tìm hiểu thêm: Hiểu biết cơ bản về ung thư tụy di căn gan
- Chảy máu âm đạo bất thường chẳng hạn như sau quan hệ tình dục, sau mãn kinh, vv… là những dấu hiệu thường gặp của ung thư cổ tử cung.
Trong hầu hết các trường hợp, chảy máu âm đạo là triệu chứng đáng chú ý đầu tiên của ung thư cổ tử cung. Chảy máu âm đạo có thể xảy ra sau, hoặc trong quan hệ tình dục, chảy máu âm đạo sau mãn kinh.
Các triệu chứng khác bao gồm:
– Đau đớn và khó chịu khi quan hệ tình dục
– Tiết dịch âm đạo nhiều, có mùi hôi
– Khi ung thư lây lan, người bệnh có thể gặp các triệu chứng như táo bón, tiểu ra máu, tiểu không tự chủ, đau xương, sưng một chân, giảm cân, vv…
Bạn nên tới bệnh viện nếu:
– Chảy máu sau khi quan hệ tình dục
– Chảy máu ngoài kỳ kinh
– Chảy máu sau mãn kinh
Điều trị ung thư cổ tử cung
- Phẫu thuật ung thư cổ tử cung.
Phương pháp điều trị cho ung thư cổ tử cung thường phụ thuộc chủ yếu vào giai đoạn bệnh.
Đối với ung thư cổ tử cung sớm: phương pháp điều trị thường là phẫu thuật để loại bỏ một số hoặc tất cả tử cung. Sau đó, người bệnh có thể được xạ trị sau phẫu thuật.
Đối với ung thư cổ tử cung giai đoạn muộn: Phương pháp điều trị thường là xạ trị hoặc hóa trị.
Tiên lượng cho bệnh ung thư cổ tử cung
Tiên lượng bệnh phụ thuộc chủ yếu vào giai đoạn lúc chẩn đoán. Ở giai đoạn sớm, ung thư cổ tử cung có thể chữa khỏi hoàn toàn.
Đối với giai đoạn muộn, dù không thể chữa khỏi nhưng việc điều trị có thể giúp làm chậm tiến triển bệnh, kéo dài thời gian sống, giảm các triệu chứng.
Tỷ lệ sống sau 5 năm cho từng giai đoạn là:
Giai đoạn 1 – 80-99%
Giai đoạn 2 – 60-90%
Giai đoạn 3 – 30-50%
Giai đoạn 4 – 20%
Tầm soát ung thư cổ tử cung là cách tốt nhất để phòng ngừa
>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu những phương pháp phát hiện sớm ung thư
- Xét nghiệm Pap định kỳ là cách tốt nhất giúp phát hiện bất thường ở cổ tử cung và điều trị sớm trước khi trở thành ung thư.
Ung thư cổ tử cung hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng cách xét nghiệm Pap smear định kỳ. Trong xét nghiệm này, bác sĩ sẽ lấy 1 mẫu nhỏ các tế bào từ cổ tử cung và kiểm tra dưới kính hiển vi. Xét nghiệm này có thể phát hiện ra những bất thường, tiền ung thư cổ tử cung và có biện pháp điều trị trước khi chúng trở thành ung thư.
Phụ nữ từ 25-49 nên làm xét nghiệm Pap 3 năm 1 lần.
Phụ nữ từ 50-64 nên làm xét nghiệm Pap 5 năm 1 lần.
Phụ nữ trên 65 tuổi và có kết quả Pap bình thường trong nhiều năm có thể không cần thực hiện tiếp.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.