Ung thư dạ dày là một trong những bệnh ung thư ở đường tiêu hóa phổ biến và dễ mắc nhất ở cả 2 giới. Hiện nay, tỷ lệ mắc bệnh đang gia tăng và trẻ hóa. Thế nhưng không phải ai cũng biết nguyên nhân dẫn tới tình trạng này để kịp thời khắc phục.
Nguyên nhân khiến ung thư dạ dày gia tăng ở người trẻ tuổi
Bạn đang đọc: Ung thư dạ dày gia tăng ở người trẻ tuổi, bạn có biết nguyên nhân?
Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày, đặc biệt ở người trẻ tuổi.
- Do thói quen ăn uống
Người trẻ thường có sở thích ăn vặt, ăn những thực phẩm chiên rán, chế biến sẵn, thực phẩm bày bán ở vỉa hè, lòng đường… Những thực phẩm này không đảm bảo an toàn vệ sinh, chứa nhiều muối, mỡ, khiến dạ dày khó tiêu hóa. Đặc biệt, chúng còn chứa nhiều chất phụ gia, phẩm màu, chất bảo quản gây hại cho cơ thể nếu sử dụng trong thời gian dài. Chính vì thế, chế độ ăn và thói quen ăn thiếu khoa học này làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý ở đường tiêu hóa, trong đó có ung thư dạ dày.
Thói quen ăn uống ở vỉa hè, lòng đường làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày
Không chỉ dừng lại ở thói quen ăn thiếu khoa học, việc lạm dụng các loại đồ uống có cồn, có ga trong bữa cơm hoặc các buổi liên hoan, party… cũng khiến dạ dày bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Những loại đồ uống này có thể gây tổn hại dạ dày, khiến dạ dày dễ hình thành những vết viêm loét, đau ở dạ dày, lâu ngày hình thành khối u ác tính.
- Lười vận động
Thói quen lười vận động, thường xuyên ngồi một chỗ hay gặp ở người trẻ, người làm nghề văn phòng, người lái xe. Thói quen này cũng khiến cơ thể dễ bị tích lũy mỡ thừa, gây ra tình trạng thừa cân – béo phì, làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.
- Căng thẳng, mệt mỏi thường xuyên
Công việc bận rộn và áp lực khiến nhiều người rơi vào tình trạng căng thẳng, stress, mệt mỏi thường xuyên. Nếu không kịp thời khắc phục tình trạng này sẽ khiến dạ dày bị ảnh hưởng, gây ra các bệnh lý ở dạ dày như viêm loét dạ dày mạn tính. Các bệnh ở dạ dày nếu không điều trị triệt để cũng làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.
Tìm hiểu thêm: Bọc 1 răng sứ: Quy trình và lưu ý
Thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi cũng dễ mắc bệnh ung thư dạ dày
- Không điều trị triệt vi khuẩn HP
Theo thống kê có tới 70% dân số Việt Nam nhiễm vi khuẩn HP. Đây là loại vi khuẩn có khả năng lây lan từ người này sang người khác và gây ra các bệnh lý ở dạ dày, trong đó có ung thư dạ dày. Vì thế nếu không điều trị triệt để vi khuẩn này, sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở mọi lứa tuổi.
- Không khám sức khỏe định kỳ
Người trẻ tuổi do bận rộn với công việc nên ít quan tâm tới sức khỏe, không khám sức khỏe định kỳ, điều này gián tiếp khiến cho bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể nghiêm trọng hơn, đặc biệt là các bệnh ung thư.
Cách phát hiện sớm ung thư dạ dày
Theo các chuyên gia y tế, ung thư dạ dày thường không có biểu hiện rõ ràng ở giai đoạn đầu nên việc chủ động thăm khám, tầm soát ung thư định kỳ sẽ giúp phát hiện sớm bệnh ngay từ khi chưa có triệu chứng. Vì thế, tầm soát ung thư dạ dày được khuyến khích áp dụng cho mọi đối tượng, lứa tuổi, đặc biệt là những người có yếu tố nguy cơ cao mắc bệnh.
Khi tầm soát ung thư dạ dày, bạn sẽ được thực hiện đầy đủ các bước thăm khám, xét nghiệm, chẩn đoán chuyên sâu nhằm phát hiện sớm ung thư.
- Khám lâm sàng: bác sĩ sẽ trực tiếp thăm khám, kiểm tra toàn bộ cơ thể, hỏi tiền sử bệnh lý bản thân và gia đình nhằm có kết luận chính xác về tình trạng sức khỏe.
>>>>>Xem thêm: Lý giải nguyên nhân thiếu niên 16 tuổi mắc ung thư phổi
Tầm soát ung thư là cách tốt nhất và hiệu quả giúp phát hiện sớm ung thư dạ dày
- Xét nghiệm máu: các bất thường trong máu, dấu ấn ung thư cũng sẽ được phát hiện để từ đó bác sĩ làm căn cứ để chỉ định thực hiện các chẩn đoán chuyên sâu
- Chẩn đoán hình ảnh: để phát hiện sớm ung thư dạ dày, người bệnh cần siêu âm ổ bụng và nội soi dạ dày – thực quản. Qua các chẩn đoán chuyên sâu, bác sĩ sẽ phát hiện sớm mầm mống ung thư bên trong cơ thể, đồng thời xác định gia đoạn bệnh.
Hiện tại, bệnh viện Thu Cúc có xây dựng gói khám tầm soát ung thư dạ dày – thực quản – đại trực tràng. Với gói khám này, mọi bất thường ở đường tiêu hóa đều được phát hiện sớm. Qua đó các bác sĩ sẽ đánh giá được tình trạng sức khỏe và mức độ bệnh, đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.