Chào bác sĩ. Nhà tôi có người mới phát hiện mắc ung thư dạ dày giai đoạn cuối. Hiện tại đang điều trị hóa chất. Cả gia đình đang lo lắng không biết ung thư dạ dày giai đoạn cuối sống được bao lâu? Ung thư dạ dày giai đoạn cuối có lây không bác sĩ?
Bạn đang đọc: Ung thư dạ dày giai đoạn cuối có lây không?
Nguyễn Linh Chi (Đan Phượng – HN)
Trả lời
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc. Với thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được giải đáp như sau:
Trước tiên bạn và gia đình không nên quá lo lắng về tình trạng của người bệnh mà ảnh hưởng tới sức khỏe. Mặc dù được chẩn đoán đã ở giai đoạn cuối nhưng bệnh vẫn có thể điều trị và kéo dài cơ hội sống.
Ung thư dạ dày giai đoạn cuối sống được bao lâu?
Ung thư dạ dày sống được bao lâu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ tuổi, tình trạng sức khỏe, khả năng đáp ứng với phương pháp điều trị.
Ở giai đoạn cuối, phương pháp điều trị chủ yếu là hóa trị. Lý do là bởi ở giai đoạn này, kích thước khối u đã phát triển mất kiểm soát, xâm lấn và di căn sang nhiều cơ quan khác nhau trong cơ thể như xương, não, phổi, các hạch bạch huyết… Vì thế việc sử dụng hóa trị sẽ giúp giảm triệu chứng do khối u gây ra, đồng thời ngăn ngừa bệnh phát triển và tiếp tục di căn.
Hóa trị là phương pháp sử dụng nhiều loại thuốc hóa chất khác nhau, được tiêm vào cơ thể qua đường tĩnh mạch. Thuốc sẽ được vận chuyển qua máu tới khắp cơ thể, kìm hãm sự phát triển và lây lan của tế bào ung thư dạ dày. Đồng thời tại các vị trí mà khối u di căn tới, thuốc hóa chất sẽ giúp thu nhỏ kích thước khối u.
Tìm hiểu thêm: Kinh nghiệm nội soi dạ dày – đại tràng không đau
Nhiều trường hợp người bệnh sẽ được điều trị kết hợp với xạ trị nhằm tăng hiệu quả của quá trình điều trị ung thư dạ dày giai đoạn cuối.
Tỷ lệ sống sau 5 năm của người bệnh ung thư dạ dày giai đoạn cuối tương đối dè dặt, chỉ khoảng 4%. Tuy nhiên nếu được điều trị triệt để, đúng phương pháp và có chế độ chăm sóc đặc biệt, nghỉ ngơi, thư giãn, thoải mái tinh thần sẽ hỗ trợ tối đa quá trình điều trị bệnh, giúp người bệnh cải thiện sức khỏe, kéo dài cơ hội sống.
Ung thư dạ dày giai đoạn cuối có lây không?
Hiện chưa có bằng chứng khoa học nào chứng mình sự lây lan của bệnh ung thư dạ dày giai đoạn cuối sang người bình thường. Thế nhưng, trong các yếu tố gây ung thư dạ dày có sự tham gia của vi khuẩn HP – một loại vi khuẩn cộng sinh trong niêm mạc dạ dày, gây ra các bệnh lý viêm loét trong dạ dày. Vi khuẩn HP khi không được điều trị triệt để có thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.
>>>>>Xem thêm: Viêm vùng chậu có nguy hiểm không?
Vi khuẩn HP có khả năng lây lan từ người này sang người khác qua ăn uống chung đụng. Theo đó, nếu mọi người trong gia đình ăn chung đũa, bát, thìa, chung nước chấm, chung chén rượu… với người nhiễm vi khuẩn HP sẽ có khả năng lây bệnh.
Vì thế, để chắc chắn bạn có nhiễm vi khuẩn HP không, đồng thời phát hiện sớm vi khuẩn này, điều trị triệt để nhằm giảm khả năng mắc ung thư dạ dày, bạn cần chủ động kiểm tra sức khỏe và tầm soát ung thư dạ dày định kỳ.
Đặc biệt, nếu có tiền sử gia đình mắc ung thư dạ dày hoặc từng mắc các bệnh lý mạn tính ở dạ dày, có chế độ ăn uống sinh hoạt thiếu khoa học… cũng nên tầm soát sớm ung thư dạ dày.
Việc tầm soát ung thư dạ dày định kỳ sẽ giúp phát hiện sớm mầm mống ung thư ngay từ khi chưa có triệu chứng cụ thể, điều trị kịp thời, ngăn bệnh tiến triển sang giai đoạn muộn, tỷ lệ sống dè dặt.
Chúc bạn sức khỏe!