Ung thư đại trực tràng và những điều cần biết

Bệnh ung thư đại trực tràng được xem là một trong số những bệnh lý nguy hiểm hàng đầu, đặc biệt là khi không được phát hiện sớm và điều trị ngay. Căn bệnh này nguy hiểm thế nào và những thông tin nào người bệnh cần nắm rõ, cùng giải đáp những thắc mắc trên thông qua bài viết sau.

Bạn đang đọc: Ung thư đại trực tràng và những điều cần biết

1. Khái niệm của bệnh ung thư ở đại trực tràng

Đi cùng với sự phát triển của xã hội, tỷ lệ mắc các bệnh lý ác tính ngày càng tăng cao, trong đó phải kể đến bệnh ung thư trong hệ tiêu hóa bao gồm đại tràng và trực tràng. Căn bệnh ung thư tiêu hóa này đang có xu hướng trẻ hóa và ngày một gia tăng. Bệnh sẽ hình thành và phát triển từ đại tràng hoặc trực tràng và có thể lây lan đến những cơ quan khác nhau trong cơ thể.

Theo đó, bệnh ung thư ở cơ quan tiêu hóa này có thể xảy ra khi những tế bào của cơ thể tăng sinh nhanh chóng tại niêm mạc đường tiêu hóa(hay còn gọi là polyp). Bệnh ung thư đại tràng hay trực tràng cũng có thể xuất hiện khi những tổn thương ở hai bộ phận này kéo dài.

Căn bệnh này có thể ủ bệnh âm thầm trong nhiều năm mà không có nhiều biểu hiện bất thường nên đa số người bệnh phát hiện muộn, thường là khi khối u đã di căn.

Ung thư đại trực tràng và những điều cần biết

Bệnh ung thư trong cơ quan tiêu hóa là bệnh lý tiêu hóa ác tính phổ biến

Mỗi loại polyp sẽ có thời gian biến chuyển thành ung thư khác nhau và bệnh có thể phát triển theo xu hướng như sau:

– Các tế bào ung thư hình thành trong niêm mạc của đại tràng hoặc trực tràng, có thể tăng trưởng từ một vài lớp đến toàn bộ các lớp ở niêm mạc dạ dày.

– Sau đó, những tế bào ung thư có thể xâm lấn tới mạch máu, hệ thống hạch bạch huyết sau đó qua đường máu di căn tới nhiều cơ quan khác trong cơ thể.

– Sau đó, bệnh có thể phát triển thành ung thư và sẽ được phát hiện thông qua những xâm lấn hay di căn tới thành đại trực tràng và những cơ quan khác.

2. Tìm hiểu về những triệu chứng điển hình của bệnh ung thư nguy hiểm này

Một khi mắc phải các bệnh lý về tiêu hóa, tình trạng sức khỏe của người bệnh thường có những biểu hiện tương đối dễ nhận biết. Trong đó, đặc biệt là các bệnh ung thư tiêu hóa như ung thư đại trực tràng, người bệnh có thể gặp phải vấn đề:

2.1 Cảm giác đau bụng, đau thượng vị – dấu hiệu ung thư đại trực tràng dễ nhận biết

Tình trạng đau bụng có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân tuy nhiên đây là triệu chứng cơ bản người bệnh ung thư tiêu hóa gặp phải. Cơn đau thường không có quy luật rõ ràng và có thể đau trong nhiều thời gian một ngày.

Những cơn đau này diễn ra trong thời gian ngắn và thường trôi qua nhanh, nhưng sẽ gia tăng về cấp độ đau hay sôi bụng theo cơn.

2.2 Tình trạng rối loạn tiêu hóa – dấu hiệu ung thư đại trực tràng phổ biến

Bệnh nhân ung thư ở các cơ quan tiêu hóa có thể gặp phải tình trạng rối loạn tiêu hóa thường xuyên với những dấu hiệu như: đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, ăn uống kém trong thời gian dài, cảm giác không ngon miệng, đại tiện rối loạn.

Đa số tình trạng táo bón sẽ phổ biến hơn đối với những người bệnh ung thư đại tràng phía bên trái. Tình trạng táo bón khi ung thư tiêu hóa xảy ra khi khối u làm lòng ruột bị hẹp lại khiến phân bị ứ đọng và cản trở đường ra ngoài.

Do đó phân của người bệnh ung thư tiêu hóa thường nhỏ, mỏng và dẹt hơn so với thông thường, có thể có lẫn máu.

Tuy nhiên những triệu chứng này cũng có thể là biểu hiện của bệnh lỵ nên nhiều bệnh nhân chủ quan không điều trị sớm.

Tìm hiểu thêm: Có nên niềng răng hay không? Niềng răng có đau không?

Ung thư đại trực tràng và những điều cần biết

Rối loạn tiêu hóa kéo dài trên 2 tuần có thể là biểu hiện của bệnh ung thư đại tràng hoặc trực tràng

2.3 Phân có lẫn máu

Số lần đi đại tiện của người bệnh ung thư trong hệ tiêu hóa có xu hướng tăng so với thông thường và có thể lẫn máu hay chất nhầy của niêm mạc ruột ở trong phân. Nguyên nhân của hiện tượng này là bởi xuất huyết ở đường tiêu hóa đi xuống với:

– Máu màu đỏ sẫm là tình trạng xuất huyết đại tràng phải

– Máu màu đỏ tươi là tình trạng xuất huyết đại tràng trái và trực tràng.

2.4 Mệt mỏi, thiếu sức sống, cơ thể suy nhược

Cơ thể mệt mỏi và suy nhược kéo dài có thể là dấu hiệu bệnh ung thư bạn không nên chủ quan. Mặc dù đã nghỉ ngơi nhưng tình trạng mệt mỏi vẫn không suy giảm và người bệnh có thể giảm cân đột ngột không rõ nguyên nhân.

Đây đều là những triệu chứng cảnh báo ung thư ở đại tràng và trực tràng.

2.5 Tình trạng đại tiện thay đổi

Khi bị ung thư, phân của người bệnh thường không thành khuôn và tạo hình dẹt, số lần đại tiện nhiều hoặc có những biểu hiện của táo bón.

3. Những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư ở đại tràng và trực tràng

Bất kì ai đều có thể mắc phải bệnh ung thư đại tràng hoặc trực tràng nhưng nguy cơ cao hơn bình thường có thể gặp phải ở:

– Người thừa cân béo phì, cân nặng khó kiểm soát, nam giới

– Người lười vận động và tham gia những hoạt động thể chất

– Người có chế độ ăn uống thiếu khoa học: thường xuyên ăn đồ dầu mỡ, những thực phẩm chứa chất béo, đồ muối chua, đồ đóng hộp

– Người thường xuyên hút thuốc lá hoặc uống bia rượu

– Người lớn tuổi, đặc biệt là nam giới trên 50 tuổi

– Người có người thân trong gia đình mắc ung thư đại tràng, ung thư trực tràng hoặc viêm loét đại tràng mạn tính.

Ung thư đại trực tràng và những điều cần biết

>>>>>Xem thêm: Trồng răng có đau không và những lưu ý về trồng răng hiệu quả

Ung thư tiêu hóa có thể bắt nguồn từ viêm loét đại tràng

Để có thể phát hiện sớm bệnh ung thư trong hệ tiêu hóa, người bệnh cần thăm khám với bác sĩ chuyên khoa và thực hiện xét nghiệm cùng với khám cận lâm sàng như:

– Xét nghiệm máu trong phân: phát hiện sớm tổn thương ung thư

– Siêu âm ổ bụng: phát hiện tình trạng lồng ruột, thành đại tràng dày, tắc ruột bởi khối u

– Nội soi đại trực tràng: xác định có mắc phải ung thư hay không

– Chụp chẩn đoán hình ảnh: phát hiện những di căn tới xung quanh.

Bệnh nhân mắc ung thư trong đường tiêu hóa có thể điều trị khỏi bệnh nếu được phát hiện sớm nên ngay từ khi xuất hiện những dấu hiệu bất thường, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế để được điều trị với phác đồ đúng hướng.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *