Ung thư gan giai đoạn 2 có chữa được không?

Ung thư gan ở giai đoạn 2 có là giai đoạn khối u xâm lấn đến các mạch máu và khối u có kích thước nhiều với kích thước nhỏ hơn 5cm. Vậy với tình trạng như vậy, ung thư gan giai đoạn 2 có chữa được không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những thắc mắc nói trên cho bạn.

Bạn đang đọc: Ung thư gan giai đoạn 2 có chữa được không?

1. Ung thư gan giai đoạn 2 là gì?

1.1 Định nghĩa ung thư gan giai đoạn 2

Khi phát hiện ung thư gan ở giai đoạn 2, người bệnh cần thăm khám và điều trị ngay để bảo vệ sức khỏe và sinh mạng của mình càng sớm càng tốt. Ung thư gan có 4 giai đoạn và giai đoạn 2 là giai đoạn ung thư đang phát triển. Khối u lúc này có thể lây lan như sau:

– Khối u ở gan chưa di căn ra ngoài, đường kính dưới 2cm và đã xâm lấn đến mạch máu.

– Có nhiều khối u nhưng chỉ ở tại một thùy gan, không có cụm khối u với kích thước trên 2cm và chưa xâm lấn đến động mạch.

– Gan có khối u với đường kính trên 2cm nhưng chưa xâm lấn đến tĩnh mạch.

– Không có khối u di căn đến hạch bạch huyết.

– Ung thư gan giai đoạn này chưa xâm lấn đến các cơ quan khác.

Ung thư gan giai đoạn 2 có chữa được không?

Tế bào và khối u ung thư ở gan có thể xâm lấn đến các cơ quan khác

1.2 Ung thư gan ở giai đoạn 2 có nghiêm trọng không?

Ung thư gan giai đoạn 2 là giai đoạn phát triển và còn khá nhiều cơ hội, tỉ lệ sống sau 5 năm trung bình là 20-30%.

Tiên lượng của bệnh còn chịu tác động của các yếu tố như:tuổi tác, thể trạng, tình trạng viêm gan virus, phác đồ điều trị…

Bệnh nhân cần phải được điều trị ung thư gan càng sớm càng tốt để tránh ung thư tiến triển sang giai đoạn 3 hay giai đoạn 4.

Ung thư gan nói riêng và ung thư nói chung đều có tiến triển nhanh chóng nên ngay khi phát hiện ra bệnh, bệnh nhân nên điều trị sớm nhất có thể để có được cơ hội điều trị tốt nhất, nâng cao hiệu quả điều trị.

1.3 Biểu hiện ung thư gan trong giai đoạn 2 thế nào?

Ở giai đoạn 2, biểu hiện của ung thư gan có thể nhận dạng như sau:

– Bệnh nhân mệt mỏi, khó chịu, giảm khả năng sinh hoạt và làm việc mà không rõ nguyên nhân.

– Đau nhức cơ thể, đau âm ỉ hoặc đau thắt khu vực gan, đau tăng từ gan đến lưng và vai.

– Gan bị sưng to.

– Người bệnh có thể sút cân liên tục không rõ nguyên nhân.

– Sốt cao dai dẳng không đỡ, đồng thời cơ thể người bệnh mỏi nhừ, thiếu sức sống và không thể tập trung làm việc, học tập, sinh hoạt… như bình thường được.

– Vàng da hoặc vàng mắt, đặc biệt là da đang từ hồng hào chuyển sang vàng vọt, xanh xao.

– Lá lách sưng to.

Tìm hiểu thêm: Dấu hiệu mang thai tuần đầu là điều mà các chị em cần biết và nắm rõ

Ung thư gan giai đoạn 2 có chữa được không?

Nếu thăm khám hoặc phát hiện lá lách sưng to bất thường thì người bệnh nên gặp bác sĩ để nắm được nguyên nhân

2. Điều trị bệnh ung thư gan ở giai đoạn 2

Căn bệnh này nếu được phát hiện sớm với phác đồ điều trị tích cực có thể thành công kiểm soát bệnh và nâng cao cơ hội sống. Tỉ lệ sống sau 5 năm của giai đoạn này là 31%(theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kì) nếu điều trị tích cực. Các phương pháp điều trị bao gồm:

2.1 Phẫu thuật

– Đây là phương pháp điều trị chính cho bệnh nhân ung thư gan ở giai đoạn 2, cũng là biện pháp được đánh giá về hiệu quả điều trị cao nhất.

– Tùy theo từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định hướng điều trị bảo tồn hay không. Bác sĩ có thể cắt bỏ một phần gan hoặc cắt đi thùy gan.

– Phương pháp này thường áp dụng với khối u dưới 2cm và không có tình trạng xơ hóa. Đồng thời chức năng gan có thể đáp ứng điều trị.

– Khối u ở giai đoạn này nhỏ và chưa xâm lấn nhiều đến các cơ quan khác. Phẫu thuật có thể loại bỏ khu vực này thông qua cắt phần gan do khối u.

2.2 Đốt sóng cao tần

– Phương pháp này sử dụng nhiệt sóng radio để tiêu diệt tế bào ung thư qua da. Cụ thể bác sĩ sẽ từ da tiếp xúc với khối u và làm tế bào ung thư biến mất.

– Đây là một phương pháp hiện đại và chưa phổ biến trong nước ta hiện nay.

2.3 Tiêm cồn ethanol

– Phương pháp này bác sĩ sẽ thực hiện tiêm ethanol(cồn tuyệt đối) qua da vào khối u dưới sự quan sát bởi siêu âm.

– Ethanol sẽ tác động đến khối u, ngăn chặn nguồn nước đến khối u và làm khối u bị chết mạch máu, hoại tử và dần biến mất.

2.4 Hóa trị

– Hóa trị là sử dụng thuốc để tiêm vào động mạch gan để loại bỏ tế bào ung thư.

– Phương pháp này có thể sử dụng thông qua đường tiêm hoặc đường uống để ngăn chặn và cản trở phát triển ung thư và tiêu diệt chúng. Tuy nhiên chúng có thể làm tổn thương cả các tế bào khỏe mạnh.

– Hóa trị có thể sử dụng đơn lẻ hoặc bổ trợ cho các phương pháp khác, trong đó có phẫu thuật, xạ trị…

2.5 Xạ trị

– Phương pháp này sử dụng tia X năng lượng cao để tiêu diệt ung thư.

– Phương pháp này rất phổ biến và thường được sử dụng trong điều trị ung thư gan trong giai đoạn tiến triển này. Các tia năng lượng hoặc các chùm hạt phóng xạ có năng lượng cực lớn chiếu vào khối u giúp thu nhỏ kích thước khối u.

– Đây cũng là phương pháp ít đau đớn, tuy nhiên có thể khiến người bệnh mệt mỏi, buồn nôn sau điều trị.

2.6 Phương pháp ghép gan

– Đây là một phương pháp tối ưu cho bệnh nhân ung thư gan khi ở giai đoạn này, người bệnh sẽ được thay thế lá gan bị ung thư bằng một lá gan khỏe mạnh.

Ung thư gan giai đoạn 2 có chữa được không?

>>>>>Xem thêm: Tầm soát tế bào ung thư phổi bằng những phương pháp nào?

Ghép gan là một trong số những biện pháp tối ưu trong điều trị bệnh ung thư gan ở giai đoạn tiến triển

– Sau phẫu thuật gan sẽ dần phục hồi và tăng sinh sau khi bị cắt bỏ.

– Tuy nhiên, phương pháp này có nhiều yếu tố quan trọng ảnh hưởng như:

+ Người bệnh cần có sức khỏe nền ổn định, không có bệnh tim, phổi…

+ Không có tình trạng ung thư nào ngoài ở gan

+ Không sử dụng rượu bia và chất kích thích kể từ trước và sau khi nhận gan

+ Cần có người đồng ý hiến gan tự nguyện.

Trên đây là những thông tin quan trọng người bệnh cần biết về bệnh ung thư gan giai đoạn 2, người bệnh nên tìm hiểu và nắm bắt sớm về những thông tin bệnh để có thể điều trị sớm nhất. Đồng thời, khi thấy những dấu hiệu bất thường nghi ung thư gan thì người bệnh nên đến ngay các cơ sở y tế uy tín để xác nhận nguyên nhân.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, khô
ng thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *