Chế độ ăn uống cho bệnh nhân ung thư gan rất quan trọng. Việc tránh ăn một số loại thực phẩm sẽ giúp người bệnh phục hồi tốt hơn, tránh ảnh hưởng xấu đến quá trình điều trị. Vậy bệnh nhân ung thư gan nên kiêng ăn gì?
Bạn đang đọc: Ung thư gan nên kiêng ăn gì?
1. Các nhóm thực phẩm bệnh nhân ung thư gan cần tránh
Bệnh nhân ung thư gan có thể gặp rất nhiều các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, nôn ói…Ngoài ra trong quá trình điều trị người bệnh cũng phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, chính vì thế việc xây dựng một chế độ ăn tốt sẽ giúp tăng cơ hội phục hồi sức khỏe. Cụ thể, trong chế độ ăn hàng ngày, người bệnh cần chú ý giảm một số loại thực phẩm được cho là không tốt cho sức khỏe. Ung thư gan nên kiêng ăn gì? Dưới đây là 5 nhóm thực phẩm bệnh nhân ung thư gan cần hạn chế, gia đình và người nhà bệnh nhân nên chú ý để sử dụng và chế biến cho phù hợp.
1.1 Thực phẩm có hàm lượng protein quá cao
Theo MedlinePlus, ở bệnh nhân ung thư gan, chức năng gan bị suy giảm và các protein có thể sẽ không được xử lý đúng cách. Ăn quá nhiều đạm có thể góp phần tích tụ chất thải độc hại trong gan và cơ thể của bạn khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ về hàm lượng protein hợp lý trong khẩu phần ăn để lựa chọn cho mình chế độ dinh dưỡng tốt nhất.
1.2 Các loại thực phẩm giàu chất béo
Việc tiêu thụ quá nhiều chất béo có thể làm tăng áp lực gan vốn đang hoạt động không tốt. Để giảm lượng chất béo, bạn nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm như bánh quy, bánh nướng, khoai tây chiên, đồ ăn sẵn…
1.3 Các loại thực phẩm chế biến mặn
Theo MedlinePlus, ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều muối có thể làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh. Các chuyên gia cho biết, muối có thể làm trầm trọng hơn các triệu chứng sưng và tích tụ dịch trong gan. Muối có nhiều trong các loại thực phẩm chế biến sẵn, cá muối, thịt muối…
1.4 Thịt đỏ và thực phẩm đóng hộp
Thịt đỏ chứa nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể tuy nhiên việc sử dụng nhiều thịt đỏ sẽ làm các tế bào ung thư phát triển nhanh hơn. Người bệnh chỉ nên hạn chế sử dụng đúng đủ lượng chứ không phải kiêng hoàn toàn.
Thực phẩm đóng hộp đã được chế biến, và có hạn sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định tuy nhiên chúng không còn là sản phẩm tươi. Ngoài ra trong các thực phẩm đóng hộp cũng sẽ chứa nhiều phụ gia, lượng muối, đường cao, chất bảo quản, phẩm màu… nên khi người bệnh ung thư gan sử dụng sẽ gây hại thêm nữa cho gan.
1.5 Rượu bia, đồ uống có cồn
Đây là những thực phẩm cần tránh xa vì khi gan đã bị tổn thương, tiếp tục sử dụng sẽ làm tình trạng gan thêm nặng nề hơn nữa. Hơn nữa trong quá trình điều trị rượu bia có thể tương tác với thuốc điều trị làm ảnh hưởng đến kết quả điều trị.
2. Những lưu ý khác trong quá trình điều trị ung thư gan đạt hiệu quả
Trong suốt quá trình điều trị và kiểm soát ung thư gan, bên cạnh chế độ dinh dưỡng phù hợp, người bệnh còn cần tuân thủ tuyệt đối chỉ định của bác sĩ về:
– Phác đồ điều trị, lịch thăm khám, tái khám định kỳ.
– Sức khỏe tinh thần cần được đảm bảo, tránh lo nghĩ khiến sức khỏe suy sụp.
– Tích cực ăn uống, vận động phù hợp với sức khỏe, nghỉ ngơi đầy đủ.
3. Thay đổi phong cách sống để hạn chế mắc ung thư gan
Một trong những yếu tố thúc đầy hình thành nên ung thư gan là chế độ ăn uống không có lợi cho sức khỏe đặc biệt là lá gan. Để hạn chế khả năng mắc bệnh, nhất định bạn nên thực hiện những thay đổi sau trong lối sống:
– Không sử dụng thuốc lá, hạn chế tối đa việc sử dụng rượu bia, đồ uống có cồn. Việc kết hợp sử dụng cả 2 yếu tố nguy hại này sẽ thúc đẩy các tổn thương ở gan, từ đó hình thành nên ung thư.
– Tập thể dục thể thao thường xuyên để tăng cường trao đổi chất, đào thải các chất độc hại có trong cơ thể, giữ trọng lượng cơ thể ở mức trung bình.
– Đặc biệt nên đi thăm khám sức khỏe định kỳ hàng năm để phát hiện sớm các bệnh lý về gan, theo dõi và điều trị triệt để các bệnh lý này sớm để ngăn cơ hội tiến triển thành ung thư. Bên cạnh đó tầm soát ung thư gan với những đối tượng có nguy cơ cao là một việc nên làm hàng đầu để phát hiện bệnh sớm, thậm chí là dấu ấn ung thư nhỏ nhất, giúp gia tăng cơ hội điều trị.
Thực tế, bệnh nhân ung thư gan nên kiêng ăn gì phụ thuộc vào nhiều yếu tố, phụ thuộc vào tình trạng bệnh cũng như phương pháp điều trị… Để tìm cho mình chế độ dinh dưỡng hợp lý nhất, người bệnh nên tham khảo ý kiến tư vấn trực tiếp của bác sĩ điều trị.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
>>>>>Xem thêm: Vì sao khi mang thai dễ bị viêm họng?