Ung thư hạch bạch huyết là loại ung thư bắt đầu trong các tế bào chống nhiễm trùng của hệ thống miễn dịch, được gọi là tế bào lympho. Những tế bào lympho có mặt trong các hạch bạch huyết, lá lách, tuyến ức, tủy xương, và các bộ phận khác của cơ thể.
Bạn đang đọc: Ung thư hạch bạch huyết: có thể chữa khỏi hoàn toàn
-
Ung thư hạch bạch huyết có thể ảnh hưởng tới cả trẻ em và người lớn.
Ung thư hạch bạch huyết là một trong số ít bệnh ung thư có khả năng chữa khỏi rất cao.
Có hai loại chính:
– U lympho Hodgkin
– U lympho không Hodgkin: Hầu hết những trường hợp mắc hạch bạch huyết là loại này.
U lympho Hodgkin và không Hodgkin ảnh hưởng đến một loại tế bào lympho khác nhau, và cần điều trị khác nhau.
Chúng ta cần phân biệt ung thư hạch bạch huyết và ung thư bạch cầu. Mỗi loại bắt đầu trong các tế bào khác nhau. Hạch bạch huyết bắt đầu trong tế bào lympho chống nhiễm trùng. Trong khi đó, ung thư bạch cầu bắt đầu trong các tế bào tạo máu trong tủy xương.
1. Nguyên nhân gây ung thư hạch bạch huyết
Nguyên nhân gây bệnh chưa được biết đến, nhưng có một số yếu tố làm tăng nguy cơ gây bệnh:
– Những người trên 60 tuổi
– Nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nữ giới
– Hệ miễn dịch suy yếu do bị HIV/AIDS, cấy ghép nội tạng, hoặc hệ miễn dịch suy yếu bẩm sinh
– Bị bệnh hệ thống miễn dịch như viêm khớp dạng thấp, hội chứng Sjogren, lupus, hoặc bệnh celiac
– Bị nhiễm một loại virus như Epstein-Barr, viêm gan C, HHV8, vv…
– Có một người thân từng bị hạch bạch huyết
– Thường xuyên tiếp xúc với benzen hoặc hóa chất diệt côn trùng và cỏ dại
– Đã từng điều trị ung thư hạch trước đây, hoặc từng điều trị ung thư bằng xạ trị
– Béo phì
2. Các triệu chứng của ung thư hạch bạch huyết
Tìm hiểu thêm: Khám dị tật thai nhi định kì và những lưu ý quan trọng
Sưng hạch bạch huyết (cổ, nách, háng) là một trong những dấu hiệu phổ biến nhất của ung thư hạch bạch huyết
- Sưng hạch bạch huyết (cổ, nách, háng) là một trong những dấu hiệu phổ biến nhất của ung thư hạch.
Dấu hiệu cảnh báo rằng u lympho bao gồm:
– Các tuyến hạch bạch huyết ở cổ, nách, háng bị sưng
– Ho nhiều
– Khó thở
– Sốt cao
– Đổ mồ hôi đêm
– Đau bụng
– Mệt mỏi
– Giảm cân
– Ngứa
3. Chẩn đoán ung thư hạch bạch huyết
>>>>>Xem thêm: Chăm sóc sau sinh và những vấn đề thường gặp
Trước khi thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán, bác sĩ sẽ kiểm tra các dấu hiệu của ung thư hạch bạch huyết như sưng hạch bạch huyết, vv…
Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ hỏi về bệnh sử, các triệu chứng người bệnh gặp, kiểm tra những dấu hiệu của ung thư hạch, chẳng hạn như hạch có bị sưng không.
Các xét nghiệm chẩn đoán bao gồm: Sinh thiết, xét nghiệm máu, chụp X-quang, MRI, PET, vv…
4. Điều trị ung thư hạch bạch huyết
Việc điều trị phụ thuộc vào loại ung thư hạch và mức độ lan rộng của ung thư.
Các phương pháp điều trị chính cho u lympho không Hodgkin là: hóa trị, xạ trị, liệu pháp miễn dịch.
Các phương pháp điều trị chính cho u lympho Hodgkin là: hóa trị, xạ trị, cấy ghép tế bào gốc (tuy nhiên phương pháp này chưa thực hiện tại Việt Nam).
Tỷ lệ sống sau 5 năm ở những người mắc u lympho Hodgkin là 87%, trong khi u lympho không Hodgkin là 71%. Trẻ em và người trưởng thành mắc bệnh có cơ hội chữa khỏi bệnh rất cao, hoặc có thể kiểm soát bệnh trong thời gian khá dài và có sức khỏe bình thường.