Ung thư hạch bạch huyết là bệnh lý ác tính bắt đầu từ tế bào bạch huyết. Ung thư hạch có chữa khỏi được không là thắc mắc của rất nhiều độc giả.
Bạn đang đọc: Ung thư hạch có chữa khỏi được không?
Ung thư hạch bạch huyết là một loại ung thư máu bắt đầu từ tế bào bạch huyết. Có 2 loại chính của u lympho là các U Lympho không Hodgkin và U Lympho Hodgkin.
Bệnh ung thư hạch có chữa khỏi được không?
Tùy vào từng trường hợp, giai đoạn bệnh, loại bệnh, thể trạng người bệnh… mà tiên lượng của từng bệnh nhân sẽ khác nhau. Tỷ lệ sống cho những người trẻ tuổi tốt hơn so với người lớn tuổi. Chẩn đoán sớm và phác đồ điều trị thích hợp đã giúp cải thiện đáng kể tỷ lệ sống cho người bệnh ung thư hạch.
Tùy từng trường hợp mà tiên lượng ung thư hạch sẽ khác nhau
Ung thư hạch bạch huyết được chia làm 2 cấp độ:
- Cấp độ A: không có các triệu chứng của ung thư hạch.
- Cấp độ B: có ít nhất một trong những triệu chứng: giảm cân đột ngột, sốt và đổ mồ hôi ban đêm
Tỷ lệ sống sau 5 năm cho u lympho Hodgkin:
- Giai đoạn I: Khoảng 90%
- Giai đoạn II: Khoảng 90%
- Giai đoạn III: Khoảng 80%
- Giai đoạn IV: Khoảng 65%
Tỷ lệ sống sau 5 năm cho u lympho không Hodgkin:
- Giai đoạn tại chỗ: 81,6%
- Giai đoạn khu vực (lây lan đến hạch bạch huyết khu vực): 72,9%
- Di căn xa: 61,6%
Tìm hiểu thêm: Những thắc mắc thường gặp về bệnh ung thư
Giai đoạn IV của bệnh nhân U lympho không Hodgkin
Điều trị ung thư hạch thế nào?
Tùy vào từng trường hợp mà các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị khác nhau:
- Hóa trị: các thuốc hóa trị giúp tiêu diệt các tế bào ung thư, tuy nhiên nó cũng ảnh hưởng đến một số tế bào bình thường, chẳng hạn như các tế bào máu. Như vậy, các biến chứng như thiếu máu và dễ bị nhiễm trùng có thể xảy ra. Việc kiểm soát bệnh trong quá trình điều trị là vô cùng quan trọng.
- Xạ trị: hai loại xạ trị được sử dụng cho những người bị bệnh u lympho:
- Bức xạ bên ngoài: Đây là liệu pháp điều trị cục bộ bởi vì nó chỉ ảnh hưởng đến các tế bào trong khu vực được điều trị.
- Bức xạ toàn thân: Bệnh nhân u lympho được tiêm chất phóng xạ hoạt tính mà nó đi khắp cơ thể. Chất phóng xạ hoạt tính này được gắn với các kháng thể mà nó nhắm đến và tiêu diệt các tế bào u lympho.
>>>>>Xem thêm: Chụp cộng hưởng từ có phát hiện ung thư tử cung không?
Đây là liệu pháp điều trị cục bộ bởi vì nó chỉ ảnh hưởng đến các tế bào trong khu vực được điều trị.
- Cấy ghép tế bào gốc: phương pháp này có thể được sử dụng trong điều trị các u lympho. Phương pháp này thường dùng trong các trường hợp tái phát hoặc các trường hợp khó.
- Liệu pháp sinh học: chủ yếu bao gồm các kháng thể đơn dòng. Đây là những phân tử protein chuyên biệt có thể liên kết với các tế bào u lympho nhất định (thông qua các dấu hiệu trên bề mặt tế bào) và tiêu diệt chúng trong quá trình này.
Hiện nay, Bệnh viện Thu Cúc chưa triển khai điều trị ung thư máu. Để đăng ký khám và chẩn đoán ung thư máu, quý khách vui lòng liên hệ 1900 55 88 92 hoặc 0936 388 288.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.