Ung thư máu có lây không? Có thể chữa khỏi được không?

Chào các bác sĩ. Em họ em bị chẩn đoán ung thư máu (bệnh bạch cầu), 2 chị em em rất thân thiết với nhau nên khi biết tin đó em rất buồn và cũng cảm thấy rất lo lắng không biết bệnh ung thư máu có lây không? Liệu bệnh ung thư máu của em họ em có thể chữa khỏi được không ạ? Mong bác sĩ giải đáp giúp em ạ. Em xin cảm ơn bác sĩ nhiều ạ!

Bạn đang đọc: Ung thư máu có lây không? Có thể chữa khỏi được không?

(Huyền My – 20 tuổi, tỉnh Thái Bình)

Trả lời:

Chào em, cảm ơn em đã gửi câu hỏi tới chuyên mục tư vấn của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc. Với câu hỏi bệnh ung thư máu có lây không? và Ung thư máu có thể chữa khỏi được không? Tôi xin trả lời câu hỏi của em như sau:

1. Ung thư máu có lây không?

1.1 Ung thư máu là gì?

Ung thư máu là do số lượng bạch cầu trong cơ thể sản sinh quá nhiều và quá nhanh trong một thời gian ngắn. Bạch cầu vốn được sinh ra là để bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân từ bên ngoài. Nhưng khi chúng sản sinh quá nhiều sẽ “ăn” các tế bào hồng cầu. Khi đó hồng cầu sẽ bị phá hủy dần và người bệnh có dấu hiệu thiếu máu. Bệnh ung thư máu nhiều người còn gọi với tên là “bệnh máu trắng”.

Đây là một căn bệnh nguy hiểm và thường thì bệnh nhân phải tới giai đoạn bệnh nặng với các triệu chứng biểu hiện rõ ràng mới phát hiện ra bệnh. Nếu không được chữa trị kịp thời, có thể dẫn đến tử vong trong thời gian ngắn. Đây là căn bệnh ung thư ác tính không hình thành nên khối u. Bệnh ung thư máu có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào, từ trẻ em cho tới người lớn tuổi.

1.2 Ung thư máu có lây không?

Ung thư máu cũng giống như những loại ung thư khác do tổn thương gen gây nên, và có đến hơn 80% nguyên nhân gây tổn thương gen là do những tác động bên ngoài gây ra. Bệnh ung thư máu có thể di truyền, tuy nhiên tỷ lệ di truyền là không cao (khoảng 5% bệnh nhân ung thư máu do di truyền) còn lại hầu hết các trường hợp ung thư máu đều không phải do di truyền.

Vì vậy, ung thư máu không lây nhiễm, bạn Huyền My vẫn hoàn toàn có thể sống và sinh hoạt chung với người bệnh ung thư mà không phải lo lắng về sự an toàn cho sức khỏe của mình. Bạn có thể chia sẻ, động viên với người bệnh để người bệnh thoải mái và an tâm điều trị. Bên cạnh đó bạn cũng cần chăm sóc sức khỏe bản thân thật tốt, không để các tác nhân gây bệnh tấn công,  thì bạn hoàn toàn khỏe mạnh.

Mặc dù ung thư không có tính chất lây nhiễm, song ở những gia đình mà có một thành viên nào đó mắc ung thư (gia đình có tiền sử ông bà, bố mẹ, anh chị em ruột mắc bệnh ung thư) thì nguy cơ mắc bệnh ung thư của bạn so với những người mà gia đình không có tiền sử mắc bệnh ung thư cũng sẽ cao hơn. Do đó, bạn nên chú ý chăm sóc sức khỏe bằng cách: đi thăm khám sức khỏe định kỳ thường xuyên, ăn uống điều độ, môi trường sống lành lạnh, tập thể dục thường xuyên để cơ thể khỏe mạnh tăng cường sức khỏe,…

Tìm hiểu thêm: Răng bị lung lay: Nguyên nhân và cách xử lý

Ung thư máu có lây không? Có thể chữa khỏi được không?

>>>>>Xem thêm: Mách chị em cách phát hiện sớm ung thư vú – phụ khoa

Rất nhiều người cho rằng bệnh lây truyền qua tiếp xúc, hô hấp, vv… nên xa lánh người bệnh. Tuy nhiên, thực tế là ung thư máu cũng như các bệnh ung thư khác hầu hết không có khả năng lây truyền từ người này sang người kia.

2. Ung thư máu có chữa được không?

Hầu hết trẻ em được chẩn đoán bệnh bạch cầu lympho cấp tính (ALL) có thể được chữa khỏi. Ngoài ra, các bệnh bạch cầu mạn tính (CLL và CML) có thể kiểm soát trong nhiều năm. Ngay cả những trường hợp không thể chữa khỏi, các phương pháp điều trị có thể giúp bệnh nhân sống lâu dài.

Hiện nay, phương pháp điều trị ung thư máu phụ thuộc vào mức độ bệnh và sức khỏe của người bệnh. Các phương pháp điều trị ung thư máu hiện nay như: xạ trị, hóa trị, ghép tủy xương, điều trị kháng thể, cấy ghép tế bào gốc, truyền máu để tạo sinh huyết.

Hi vọng lời giải đáp trên có thể giúp bạn Huyền My giải tỏa được nỗi lo: Bệnh ung thư máu có lây không? Để biết phương pháp điều trị nào là phù hợp nhất với tình trạng của em bạn hiện nay. Bạn vui lòng bảo em bạn liên hệ bệnh viện sẽ sắp xếp lịch để bác sĩ khoa ung bướu thăm khám và tư vấn giúp bạn. Xin chân thành cảm ơn!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *