Ung thư nội mạc tử cung và những thông tin quan trọng cần nhớ

Căn bệnh ung thư nội mạc tử cung đang ngày càng tăng cao và trở thành bệnh ung thư phụ khoa phổ biến với các chị em phụ nữ. Do đó, mỗi người cần nắm được nguyên nhân và triệu chứng bệnh để có thể nắm bắt và điều trị sớm. 

Bạn đang đọc: Ung thư nội mạc tử cung và những thông tin quan trọng cần nhớ

1. Bệnh ung thư nội mạc ở tử cung và khái quát về triệu chứng bệnh

1.1 Khái niệm bệnh ung thư nội mạc ở tử cung

Ung thư nội mạc tử cung là bệnh ung thư ở nữ giới thường gặp với mọi độ tuổi, tuy nhiên bệnh thường phổ biến ở độ tuổi 45-57 tuổi. Độ tuổi bệnh nhân ung thư nội mạc ở tử cung thường được phát hiện là 60, tuy nhiên hiện nay bệnh có xu hướng trẻ hóa.

Bệnh thường gặp đối với những đối tượng béo phì, thừa cân, tiểu đường hoặc bệnh nhân hay sử dụng sản phẩm chứa nhiều hormone estrogen.

Ung thư nội mạc tử cung và những thông tin quan trọng cần nhớ

Những người thừa cân béo phì có nguy cơ mắc bệnh ung thư tử cung cao hơn người bình thường

1.2 Những dấu hiệu điển hình của bệnh cần biết

– Xuất huyết âm đạo bất thường

Đây là dấu hiệu thường gặp của bệnh và thường xảy ra với phụ nữ sau mãn kinh. Nhưng đa số bệnh nhân cũng nên quan tâm nhiều về vấn đề kinh nguyệt quá nhiều, thời gian hành kinh dài, ra máu bất thường không trong đợt kinh nguyệt…

– Có khí hư bất thường: Dịch âm đạo là điều bình thường của mỗi chị em phụ nữ nhưng nếu dịch ra quá nhiều hay có màu sắc lạ thì có thể là dấu hiệu của ung thư.

– Đau ở vùng chậu trong một thời gian: Đây là triệu chứng thường gặp đối với bệnh nhân ung thư cổ tử cung và khi tế bào ung thư phát triển và khối u lớn có thể khiến người bệnh chuột rút hoặc đau đớn.

– Thói quen đại tiện, tiểu tiện thay đổi: Khối u xuất hiện ở tử cung có thể chèn ép bàng quang khiến người bệnh gặp khó khăn trong tiểu tiện và áp lực đến xương chậu lớn khiến người bệnh bị đau hay khó khăn trong quá trình đi tiểu dẫn tới tiểu buốt, có máu trong nước tiểu, tiểu rắt…

– Sút cân đột ngột không do giảm cân: Đây là những triệu chứng thường gặp của ung thư ở tử cung cũng như bệnh ung thư nói chung. Người bệnh có thể sút cân kem theo những triệu chứng phụ khoa khác.

Người bệnh cần thăm khám ngay và thẳng thắn trao đổi với bác sĩ sớm để có thể chẩn đoán chính xác bệnh. Tùy theo trạng thái sức khỏe mà bệnh nhân có thể được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp khác nhau.

1.3 Những nguyên nhân đặc thù gây nên tình trạng bệnh

– Mất cân bằng nội tiết tố: gây tích mỡ trong cơ thể khiến lượng estrogen tăng cao, người bệnh không nên chủ quan.

– Kinh nguyệt không đều: Rối loạn kinh nguyệt có thể khiến bệnh ung thư khởi phát, đặc biệt đối với chị em có kinh nguyệt sớm hoặc muộn quá so với thông thường.

– Chế độ ăn uống thiếu lành mạnh: Bệnh nhân ăn nhiều dầu mỡ và thiếu khoa học có nguy cơ bệnh cao hơn so với những người ăn uống quy củ hơn. Bởi chất béo xấu có thể khiến tích trữ hormone estrogen khiến tăng sinh nội mạch tử cung dẫn tới ung thư.

Tìm hiểu thêm: Thông tin quan trọng về ung thư gan di căn ổ bụng

Ung thư nội mạc tử cung và những thông tin quan trọng cần nhớ

Ăn nhiều đồ chiên dầu và ăn uống thiếu khoa học có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư ở nữ giới

– Có bệnh tiểu đường, huyết áp cao: hoạt động của tuyến yên có thể bị ảnh hưởng dẫn tới nồng độ estrogen tăng khiến nguy cơ buồng trứng đa nang hoặc tăng sinh nội mạc tử cung dẫn tới ung thư.

– Có yếu tố di truyền: Khi người thân trong gia đình bị ung thư cổ tử cung thì bạn đang trong diện có nguy cơ cao và do đó bạn nên thường xuyên kiểm tra sức khỏe sớm để phát hiện và điều trị kịp thời.

2. Tiên lượng và chẩn đoán bệnh ung thư nội mạc ở tử cung

2.1 Bệnh nhân ung thư ở nội mạc tử cung sống được bao lâu?

Đối với những bệnh nhân mắc ung thư tử cung thì thời gian sống luôn là điều mà mỗi bệnh nhân băn khoăn. Nếu phát hiện bệnh vào thời điểm tế bào ung thư ở lớp nội mạc tử cung chưa lây lan thì có rất nhiều cơ hội sống cho người bệnh.

Nhưng nếu phát hiện khi tế bào ung thư đã di căn đến cơ quan khác thì đồng nghĩa với tiên lượng sống của người bệnh tương đối thấp.

Bệnh ung thư nội mạc ở tử cung có thời gian sống tùy thuộc vào thời điểm phát hiện và phác đồ điều trị bệnh. Do đó, cần tầm soát và điều trị bệnh kịp thời để tăng tỷ lệ sống cho bệnh nhân, đồng thời kiểm soát triệu chứng.

Chị em phụ nữ – đặc biệt là đã từng quan hệ tình dục hoặc viêm phụ khoa cần thăm khám phụ khoa thường xuyên để phát hiện sớm bệnh nếu có.

2.2 Cách chẩn đoán bệnh ung thư ở nội mạc tử cung hiện nay

– Xét nghiệm Pap Smear:

Đây là xét nghiệm lấy tế bào từ niêm mạc tử cung rồi nhuộm soi dưới kính hiển vi để tìm tế bào bất thường, tiền ung thư, loạn sản hoặc ung thư… Khi kết quả bình thường tức là chị em không mắc bệnh nhưng nếu có bệnh thường do viêm hoặc ung thư, bác sĩ cần theo dõi kĩ hơn thông qua sinh thiết hoặc soi tử cung.

Ung thư nội mạc tử cung và những thông tin quan trọng cần nhớ

>>>>>Xem thêm: Điểm danh các xét nghiệm trước sinh mà mẹ bầu cần lưu ý?

Để phát hiện và điều trị sớm ung thư tử cung, người bệnh cần theo dõi bất thường và khám ngay với chuyên gia

Trong thời gian đầu, mỗi bệnh nhân cần làm xét nghiệm này khoảng 6 tháng đến 1 năm và nếu âm tính thì cần làm test 2 năm 1 lần cho đến khi 60 tuổi.

– Soi tử cung:

Phương pháp dùng để phát hiện sớm tình trạng ung thư và bác sĩ sẽ dùng phương pháp này nếu thấy tử cung xuất hiện tổn thương bất thường, đặc biệt với những phụ nữ trên 40 tuổi nguy cơ cao.

Phương pháp này dùng máy soi với độ phóng đại cao đến khoảng 10-30 lần và kết nối máy tính để có hình ảnh tử cung và theo dõi.

– Sinh thiết tử cung:

Đây là phương pháp cho kết quả chính xác nhất và tiến hành thông qua tách lấy mô có tổn thương ở tử cung và soi qua kính hiển vi để tìm tế bào ác tính.

Bệnh nhân nên thực hiện các phương pháp này ở những cơ sở y tế uy tín và có trình độ chuyên môn cao, phương pháp chẩn đoán hiện đại để có được kết quả chính xác nhất.

Nếu bệnh nhân có nhu cầu tư vấn hay thăm khám tại các cơ sở của Hệ thống Y tế Thu Cúc, vui lòng đặt lịch để được hỗ trợ!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *