Ung thư phổi giai đoạn II chữa khỏi không?

Ung thư phổi giai đoạn II đã phát triển với kích thước tương đối lớn, lan đến các hạch bạch huyết trung tâm ngực. Ung thư phổi giai đoạn II chữa khỏi không là quan tâm của rất nhiều người bệnh.

Bạn đang đọc: Ung thư phổi giai đoạn II chữa khỏi không?

1. Ung thư phổi giai đoạn 2 chữa khỏi không?

Tìm hiểu thêm: Khi nào nên khám tuyến giáp?

Ung thư phổi giai đoạn II chữa khỏi không?

>>>>>Xem thêm: Phụ nữ đi khám phụ khoa có cần cạo lông hay không?

Ung thư phổi giai đoạn II có chữa khỏi không phụ thuộc nhiều yếu tố

Ung thư phổi là bệnh ung thư có tỷ lệ mắc mới và tử vong cao trên toàn cầu. Tại Việt Nam, ung thư phổi phổ biến hàng đầu trong các bệnh ung thư ở nam giới và đứng thứ ba ở nữ giới

Ung thư phổi được chia thành hai loại chính là ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư phổi không tế bào nhỏ, trong đó ung thư phổi không phải tế bào nhỏ phổ biến hơn, chiếm khoảng 80% ca mắc.

Với bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ, giai đoạn II kích thước khối u tương đối lớn, có thể đạt đến 7 cm, ung thư đã lan rộng từ phổi đến hạch bạch huyết lân cận, cấu trúc thành ngực, cơ hoành, màng phổi, xuất hiện nhiều khối u nhỏ trong một thùy phổi…

Ngoài giai đoạn tiến triển ung thư, ung thư phổi giai đoạn II có chữa được không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại ung thư, mức độ đáp ứng điều trị, lựa chọn phương pháp điều trị của bệnh nhân… Trung bình, bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn II có khoảng 30 – 31% cơ hội sống.

Thực tế, theo các bác sĩ, cơ hội sống cho bệnh nhân ung thư phổi còn có sự khác biệt giữa các nước có nền khoa học y tế phát triển so với các nước còn lại. Số liệu từ Hiệp hội Ung thư Quốc gia Hoa Kì cho biết, bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn II vẫn có khoảng 53 – 60% cơ hội sống sau 5 năm chẩn đoán bệnh. Với bệnh nhân ung thư phổi tế bào nhỏ, tỷ lệ sống thấp hơn, chỉ khoảng 19%.

2. Điều trị cho bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn II như thế nào?

Cũng giống như cơ sở để bác sĩ đưa ra dự đoán ung thư phổi giai đoạn II chữa khỏi không, lựa chọn phương pháp điều trị cho bệnh nhân ung thư giai đoạn này cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tùy từng loại ung thư phổi và thể trạng bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị cụ thể.

Tìm hiểu thêm: Khi nào nên khám tuyến giáp?

Ung thư phổi giai đoạn II chữa khỏi không?

>>>>>Xem thêm: Phụ nữ đi khám phụ khoa có cần cạo lông hay không?

Phẫu thuật là một trong những phương pháp có thể chỉ định cho bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn này

  • Phẫu thuật: thường được áp dụng cho bệnh nhân ung thư phổi không phải tế bào nhỏ. Tùy từng trường hợp mà bác sĩ có thể chỉ định một số hình thức phẫu thuật như cắt thùy phổi kèm theo vét hạch vùng rốn thùy, cắt lá phổi kèm theo vét hạch rốn phổi và trung thất, phẫu thuật tiết kiệm nhu mô phổi bằng cắt phân thùy, cắt góc…
  • Xạ trị: với bệnh nhân ung thư phổi tế bào nhỏ, xạ trị sọ dự phòng thường được chỉ định để phòng ung thư di căn não. Với bệnh nhân ung thư phổi không phải tế bào nhỏ, trường hợp bệnh nhân không đủ điều kiện phẫu thuật thì xạ trị triệt căn thường được bác sĩ lựa chọn.
  • Hóa trị liệu: là phương pháp điều trị toàn thân sử dụng hóa chất để tiêu diệt tế bào ung thư. Tùy từng trường hợp cụ thể mà liều lượng, thời gian cũng như kết hợp các loại hóa chất trong điều trị có thể khác nhau. Hóa trị liệu thường được chỉ định cho bệnh nhân ung thư phổi tế bào nhỏ sau điều trị tia xạ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *