Ung thư trực tràng là bệnh ung thư trong đường tiêu hóa phổ biến và ngày càng trẻ hóa nếu không được phát hiện sớm. Ung thư trực tràng di căn là tình trạng nguy hiểm và có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh, vậy chúng được biểu hiện như thế nào và cần khắc phục ra sao?
Bạn đang đọc: Ung thư trực tràng di căn và những điều cần biết
1. Khái niệm ung thư trực tràng xâm lấn
1.1 Tìm hiểu về khái niệm ung thư trực tràng khi di căn
Ung thư trực tràng xuất hiện khi các tế bào trong trực tràng bị đột biến và nhân lên không kiểm soát từ đó hình thành khối u chèn ép đến các cơ quan khác của cơ thể. Những triệu chứng bệnh thường không rõ ràng và dễ nhầm lẫn trong thời kì đầu và thường rõ ràng hơn khi tiến đến các giai đoạn sau.
Triệu chứng bệnh thường không rõ ràng và dễ nhầm lẫn trong thời kì đầu và thường rõ ràng hơn khi tiến đến các giai đoạn sau
Khi tế bào ung thư trực tràng phát triển, chúng có thể xâm lấn đến các cơ quan khác nhau trên cơ thể bao gồm phúc mạc, gan, phổi, xương…(ung thư đại tràng giai đoạn 4) và được chia thành các giai đoạn nhỏ như:
– Giai đoạn IVA: những tế bào ung thư xâm lấn đến khu vực hoặc cơ quan xa của trực tràng: gan, phổi, xương… hoặc một hạch bạch huyết ở xa .
– Giai đoạn IVB: ung thư đi theo đường máu và các hạch bạch huyết đến các cơ quan khác như thành bụng, buồng trứng và xâm lấn 5 đến 6 hạch bạch huyết.
– Giai đoạn IVC: ung thư đã di căn đến mô lót thành bụng và có thể lan tới các khu vực hoặc cơ quan xa và đồng thời xâm lấn trên 7 hạch bạch huyết ở xa.
1.2 Những dấu hiệu thường thấy của ung thư trực tràng khi di căn
– Rối loạn tiêu hóa: có thể tiêu chảy hoặc táo bón
– Đau tức bụng ở vùng đại tràng
– Có cảm giác bụng căng chướng, không được rỗng hoàn toàn
– Đi ngoài ra máu hoặc phân có lẫn dịch nhầy
– Phân hẹp hoặc có hình dạng khác thường
– Thường xuyên cảm giác khó tiêu, đầy hơi hoặc bị chuột rút
– Ăn uống kém, ăn không ngon miệng
– Cơ thể mệt mỏi, suy nhược mặc dù ăn uống đủ chất và nghỉ ngơi đầy đủ
– Sụt cân nhanh chóng mà không rõ nguyên nhân
Nếu không được điều trị sớm thì người bệnh có thể gặp phải nguy cơ bị liệt, các khối u lây lan và phát triển có thể phá hủy những mô xương hoặc chèn ép cấu trúc xương dẫn tới:
– Đau nhức xương khớp
– Xương yếu hơn và dễ gãy hơn
– Tăng hàm lượng canxi ở trong máu dẫn tới táo bón, mệt mỏi, buồn nôn hoặc đi tiểu nhiều…
Tìm hiểu thêm: Răng bị mảng bám vàng thì phải làm sao?
Khi ung thư trực tràng bị di căn có thể dẫn tới đi tiểu nhiều bởi tăng hàm lượng canxi trong máu
– Chèn ép cột sống.
2. Những cách để chẩn đoán tình trạng ung thư trực tràng xâm lấn
Hiện nay khoa học công nghệ đang phát triển hiện đại theo nhiều hình thức do đó việc chẩn đoán ung thư đại tràng di căn cũng trở nên nhanh chóng và thuận tiện nhất. Khi thăm khám với bác sĩ, bạn sẽ được tư vấn cách thức chẩn đoán phù hợp nhất để chẩn đoán bệnh.
Những phương pháp chẩn đoán bệnh ung thư trực tràng và ung thư trực tràng di căn bao gồm:
– Chụp cắt lớp: Chụp CT Scan dùng để xem liệu ung thư trực tràng có lan đến hạch bạch huyết haycác cơ quan khác chưa (ngực, xương chậu, bụng…). Chụp CT cũng có thể được dùng để hướng dẫn sinh thiết để xác định tình trạng di căn.
– Siêu âm: Siêu âm bụng có thể được dùng để xem ung thư trực tràng có di căn đến gan chưa. Sinh thiết cũng có thể thực hiện cùng với siêu âm.
– Chụp MRI: Chụp MRI vùng chậu hay vùng bụng có thể được sử dụng để đánh giá ung thư đã xâm lấn tới đâu ở khung chậu và đặc biệt là hạch bạch huyết.
– Chụp X: thường được sử dụng để đánh giá ung thư trực tràng có di căn đến phổi không hoặc dùng để kiểm tra di căn xương.
– Chụp PET / CT: Chụp PET thường được sử dụng để đánh giá mức độ di căn toàn thân, bao gồm cả não. Đồng thời cũng có thể sử dụng để phân giai đoạn và đánh giá phương pháp điều trị phù hợp.
3. Những vị trí ung thư trực tràng xâm lấn phổ biến
src3.1 Ung thư trực tràng xâm lấn phổi
Phổi là cơ quan nhận lượng máu nhiều và các tế bào của trực tràng có thể từ đường máu xâm lấn đến phổi và khi di căn thì thường ảnh hưởng lớn đến hệ hô hấp với các triệu chứng như:
– Ho mạn tính trên 2 tuần không khỏi
– Cảm thấy tức ngực hoặc đau ngực
– Xuất hiện máu trong đờm
– Khó thở hay thở khò khè
– Sút cân nghiêm trọng.
src3.2 Ung thư đại tràng di căn hạch bạch huyết
Hạch bạch huyết là một phần trong hệ thống miễn dịch của cơ thể, có hình bầu dục và xuất hiện ở nhiều bộ phận trong cơ thể như nách, bẹn, cổ… Đây cũng là một trong số những con đường lây lan phổ biến của ung thư và có thể khu trú tế bào ung thư.
>>>>>Xem thêm: 6 cách chữa đau răng khi mọc răng khôn an toàn và hiệu quả
Để kiểm soát tình trạng ung thư trực tràng khi di căn thì bạn cần sự tư vấn và xây dựng phác đồ điều trị chuyên biệt của chuyên gia ung bướu
Những dấu hiệu khi ung thư xâm lấn đến hạch bạch huyết bao gồm:
– Xuất hiện các khối u ở bụng hoặc cảm giác chướng bụng.
– Các bạch huyết ở cổ, háng hay cánh tay bị sưng.
– Đau bụng, đầy hơi hoặc khó tiêu
– Có thể bị co giật, chóng mặt hay sốt cao trong thời gian dài
– Giảm cân nhanh chóng dù không luyện tập hay kiêng khem.
src3.3 Ung thư trực tràng bị di căn não
Não là cơ quan có chức năng quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Khi não bị tổn thương, sức khỏe của người bệnh có ảnh hưởng nghiêm trọng, đặc biệt là khi ung thư trực tràng xâm lấn lên đến não.
Tỷ lệ ung thư trực tràng xâm lấn lên não khá hiếm và mất khá nhiều thời gian tuy nhiên khi di căn đến não thì khối u thường phát triển nhanh và tỷ lệ sống của người bệnh kéo xuống khá thấp với những biểu hiện như sau:
– Đau đầu dữ dội.
– Chóng mặt, mắt mờ
– Thị lực kém hẳn đi
– Buồn nôn, nôn hoặc co giật
– Suy giảm khả năng vận động hoặc khả năng ngôn ngữ.
Ung thư trực tràng di căn là tình trạng khó điều trị vì khối u đã lây lan đến các cơ quan khác trong cơ thể và các phương pháp điều trị lúc này giúp giảm đi những đau đớn, giảm triệu chứng và duy trì sự sống. Những phương pháp thường được dùng bao gồm: phẫu thuật, hóa hoặc xạ trị, liệu pháp hormone…
Người bệnh nên rèn luyện thói quen sống khoa học và thăm khám sức khỏe ngay khi có bất thường để tránh những nguy cơ bệnh nguy hiểm.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.