Ung thư trực tràng giai đoạn đầu có đặc điểm khối u có thể phát triển tới thành trực tràng với kích thước nhỏ, tế bào ung thư chưa lan đến các hạch bạch huyết hay cơ quan ở xa.
Bạn đang đọc: Ung thư trực tràng giai đoạn đầu
Ung thư trực tràng phổ biến trong các bệnh ung thư đường tiêu hóa
Tại Việt Nam, năm 2000 chỉ có khoảng 3 nghìn nam giới 3 nghìn nữ giới mắc bệnh ung thư trực tràng thì đến năm 2010 con số này đã tăng lên gấp 3, 4 lần ở mức khoảng 12 nghìn ca mắc ở nam giới và gần 9 nghìn ca mắc ở nữ giới.Nguy cơ mắc ung thư trực tràng tăng theo độ tuổi. Bệnh thường gặp ở những người trên 50 tuổi, có thói quen hút thuốc lá, béo phì, ít vận động, chế độ ăn nhiều thịt đỏ…
Dấu hiệu ung thư trực tràng giai đoạn đầu
Ung thư trực tràng giai đoạn I ít có biểu hiện và dễ bị bỏ qua do khá tương đồng với một số bệnh lý đường ruột thông thường. Một số dấu hiệu ung thư trực tràng giai đoạn đầu có thể gặp là:
Táo bón là triệu chứng có thể gặp ở bệnh nhân ung thư trực tràng giai đoạn đầu
- Táo bón
- Thay đổi thói quen đại tiện
- Khuôn phân thay đổi, lỏng và dẹt hơn bình thường
- Đau bụng dưới
- Đi ngoài phân đen, có dính máu
- Mệt mỏi, sút cân không rõ nguyên nhân…
Không phải tất cả bệnh nhân ung thư trực tràng đều có những biểu hiện bệnh trên, có những bệnh nhân không có triệu chứng bệnh ở những giai đoạn đầu. Vì vậy, khám sức khỏe định kì và thực hiện khám sàng lọc ung thư sớm cho đối tượng có nguy cơ cao luôn được khuyến khích.
Điều trị ung thư trực tràng giai đoạn I
Ngoài giai đoạn tiến triển bệnh, lựa chọn phương pháp điều trị bệnh ung thư trực tràng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như độ tuổi, thể trạng bệnh nhân, dự đoán mức độ đáp ứng điều trị bệnh cũng như mong muốn điều trị của từng bệnh nhân.
Tùy từng trường hợp mà bác sĩ có thể chỉ định một hoặc kết hợp nhiều phương pháp bổ trợ khác để tăng hiệu quả điều trị bệnh.
Tìm hiểu thêm: Điểm danh các loại răng sứ cao cấp
Phẫu thuật cắt bỏ đoạn có khối u là phương pháp điều trị chính cho đa số bệnh nhân ung thư trực tràng giai đoạn đầu
- Phẫu thuật: phẫu thuật có vai trò chính trong điều trị triệt căn ung thư trực tràng. Khối u ở giai đoạn 1 vẫn chỉ giới hạn trong trực tràng và chưa có sự lây lan đến hạch bạch huyết hay di căn xa bác sĩ thường sẽ chỉ định cắt bỏ một phần trực tràng, một số cơ quan khác như đại tràng, nạo vét hạch có thể được chỉ định phụ thuộc vào khoảng cách của khối u với hậu môn. Trường hợp khối u cách rìa hậu môn 6 – 10 cm, bác sĩ có thể chỉ định cắt bỏ đoạn trực tràng có xuất hiện khối u, đại tràng sigma kết hợp với nạo vét hạch. Sau khi cắt bỏ, trực tràng được nối lại với đại tràng và hậu môn. Bác sĩ cũng có thể để hậu môn nhân tạo cho bệnh nhân phòng trừ trường hợp miệng nối bị thắt.
- Xạ trị: dù đã có nhiều cải tiến trong phẫu thuật cắt bỏ trực tràng nhưng đây là bệnh có tỷ lệ tái phát tương đối cao. Xạ trị sử dụng tia năng lượng cao có tác dụng tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại sau phẫu thuật, giảm nguy cơ tái phát bệnh ở mức thấp nhất.
- Hóa trị liệu: dùng thuốc gây độc tế bào ung thư để tiêu diệt chúng. Thuốc hóa trị cũng làm tăng độ nhạy của tế bào ung thư với tia xạ, giúp quá trình điều trị bệnh hiệu quả hơn.
>>>>>Xem thêm: Cách chữa tắc tia sữa vón cục hiệu quả cho mẹ tại nhà
TS BS Zee Ying Kiat có quan tâm đặc biệt đến các bệnh ung thư đường tiêu hóa
Trên đây là những thông tin tham khảo về ung thư trực tràng giai đoạn I. Để có được hiệu quả tốt nhất cần đi khám và điều trị sớm và có phác đồ điều trị đúng hướng.