Ung thư tuyến giáp có sinh con được không là thắc mắc chung của nhiều chị em đang ở độ tuổi sinh đẻ mà bắc căn bệnh này. Vậy những chị em mắc bệnh có cơ hội được làm mẹ hay không, hãy cùng tìm hiểu đáp án trong bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Ung thư tuyến giáp có sinh con được không?
1. Ung thư tuyến giáp là gì?
Ung thư tuyến giáp là bệnh ung thư nội tiết tố phổ biến, chiếm khoảng 1% tỷ lệ các bệnh ung thư. Đối tượng mắc bệnh cao nhất là phụ nữ từ 20-50. Đây là bệnh khó phát hiện nhưng lại khá lành tính, tỷ lệ chữa khỏi rất cao. Nếu kịp thời phát hiện ở giai đoạn đầu thì khả năng chữa bệnh thành công lên đến 97%.
Thông tin bài đọc:Dấu hiệu có thai khi đang cho con bú
Ung thư tuyến giáp là căn bệnh nội tiết khá phổ biến. Tỷ lệ nữ giới mắc bệnh cao.
Biểu hiện của ung thư tuyến giáp ở giai đoạn đầu gần như không có gì đặc biệt. Chỉ đến khi chuyển biến nặng hơn, bệnh nhân mới có thể sờ hoặc nhìn thấy một cục giáp nổi ở trước cổ, đôi khi đi kèm triệu chứng đau hàm, đau tai. Thông thường, bệnh ung thư tuyến giáp được phát hiện tình cờ qua siêu âm, thăm khám định kỳ. Đến khi khối u di căn, bệnh nhân sẽ thấy khó thở, khó nuốt, giọng nói thay đổi. Giai đoạn nặng thì việc điều trị bệnh sẽ khó khăn hơn.
Để chẩn đoán ung thư tuyến giáp, ban đầu bác sĩ sẽ siêu âm sau đó tiến hành sinh thiết tế bào. Phương pháp chẩn đoán ung thư tuyến giáp bằng sinh thiết tế bào có độ chính xác gần 100%.
Khi xác định được bị ung thư tuyến giáp, bệnh nhân bắt buộc phải trải qua phẫu thuật cắt bỏ tuyến sau đó tiếp tục điều trị bằng phóng xạ i ốt hoặc chỉ cần theo dõi. Thông thường thì tỷ lệ chữa khỏi bệnh của những người bị ung thư tuyến giáp là rất cao. Tuy nhiên, sau điều trị, bệnh nhân cần có những biện pháp phòng bệnh để tránh tái phát.
Bệnh tuy khó phát hiện nhưng lại dễ chữa khỏi hoàn toàn.
2. Bị ung thư tuyến giáp có sinh con được không?
Tỷ lệ phụ nữ mắc ung thư tuyến giáp rất cao, chiếm khoảng 80%. Thêm vào đó, bệnh nhân thường ở độ tuổi sinh sản. Tuyến giáp là nơi tiết ra các hormone ảnh hưởng trực tiếp đến chu kỳ kinh nguyệt của chị em. Một khi mắc bệnh về tuyến giáp, khả năng sinh sản của chị em sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Nhưng các nhà khoa học khẳng định bệnh nhân bị ung thư tuyến giáp khi chữa khỏi bệnh hoàn toàn có thể sinh con được.
Như đã nói ở trên, ung thư tuyến giáp tuy phổ biến nhưng tỷ lệ chữa khỏi hoàn toàn lại rất cao. Vì vậy, nếu chị em phát hiện ra bệnh sớm, điều trị tích cực thì có khả năng khỏi bệnh hoàn toàn.
Chị em sẽ được chỉ định làm phẫu thuật để cắt bỏ tuyến giáp sau đó điều trị bằng phóng xạ i ốt. Sau phẫu thuật, di chứng để lại có thể là thay đổi giọng nói, cơ cổ, cơ hô hấp hoạt động khó khăn.
Chị em muốn sinh con thì cần chờ thời gian tối thiểu 6 tháng sau khi điều trị ung thư tuyến giáp. Đến khi có thai, chị em vẫn cần sự theo dõi sát sao của bác sĩ bởi sau điều trị ung thư tuyến giáp, người bệnh cần uống hormone tuyến giáp thay thế. Nhu cầu hormone của mẹ bầu sẽ thay đổi trong suốt thai kỳ. Lượng hormone nạp vào cơ thể cần có sự chỉ định của bác sĩ.
Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu về phương pháp niềng răng không mắc cài
Sau khi cắt bỏ tuyến giáp, bệnh nhân sẽ phải uống hormone tuyến giáp thay thế.
3. Phòng ung thư tuyến giáp tái phát
Để đề phòng ung thư tuyến giáp tái phát, sau khi đã trị khỏi, chị em cần lưu ý:
– Trong chế độ ăn, bổ sung đầy đủ các thực phẩm giàu goitrogenic, vitamin A, C, E và các khoáng chất canxi, kẽm, i ốt, selen.
– Hạn chế những thực phẩm chứa cyanates (bắp cải, su hào, củ cải) và chất béo (dầu, mỡ, bơ).
– Thực hiện lối sống lành mạnh, tăng cường vận động để cơ thể chuyển hóa tốt.
– Không sử dụng các chất kích thích.
>>>>>Xem thêm: Viêm cổ tử cung n72 là gì? Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
Áp dụng chế độ ăn và lối sống lành mạnh để ung thư tuyến giáp không tái phát.
Trên đây là một số thông tin về bệnh ung thư tuyến giáp. Những chị em bị bệnh hãy yên tâm điều trị dứt điểm và không cần lo lắng về khả năng sinh con của mình. Chỉ cần điều trị khỏi, chị em hoàn toàn có thể có thai và sinh bé. Nếu còn thắc mắc về vấn đề này, chị em hãy liên hệ trực tiếp qua đường dây nóng 1900 55 88 92 của bệnh viện ĐKQT Thu Cúc để được hỗ trợ cụ thể nhé.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.