Ung thư tuyến giáp giai đoạn II có những biểu hiện khác nhau tùy từng đối tượng mắc bệnh. Nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh nhân có cơ hội sống rất tốt.
Bạn đang đọc: Ung thư tuyến giáp giai đoạn II
Đặc điểm ung thư tuyến giáp giai đoạn II
Ung thư tuyến giáp giai đoạn II có đặc điểm khác nhau, phụ thuộc vào độ tuổi mắc bệnh và loại ung thư tuyến giáp. Bệnh thường được phân chia thành ung thư tuyến giáp thể nhú, ung thư tuyến giáp thể nang và ung thư tuyến giáp thể tủy.
Đối với trường hợp bệnh nhân trên 45 tuổi, khối u vẫn giới hạn ở tuyến giáp, kích thước nhỏ hơn 4 cm và chưa di căn. Ung thư tuyến giáp thể tủy giai đoạn II cũng vẫn giới hạn tại tuyến giáp và chưa di căn đến các bộ phận ở xa.
Tìm hiểu thêm: Ra máu báo bao lâu thì biết có thai?
>>>>>Xem thêm: Nhắc mẹ các mốc khám thai định kỳ không được bỏ qua
Bệnh ung thư tuyến giáp giai đoạn 2
Biểu hiện ung thư tuyến giáp giai đoạn II
Ung thư tuyến giáp giai đoạn II đã xuất hiện nhiều triệu chứng hơn so với giai đoạn đầu của bệnh. Một số biểu hiện bệnh có thể gặp ở giai đoạn này là:
- Khối u hạch lớn dần ở vùng cổ, thường khó di động, dính chặt vào cổ và có viền không rõ ràng
- Bệnh nhân ở giai đoạn này có thể cảm thấy nuốt khó và đau khi nuốt khi các khối u bắt đầu phát triển lớn dần ảnh hưởng đến khí quản, thực quản
- Giọng nói thay đổi, khàn giọng cũng là một trong những dấu hiệu bệnh điển hình khi khối u phát triển ảnh hưởng đến sự đóng mở của dây thanh âm
- Mệt mỏi không rõ nguyên nhân, sự thay đổi về tâm lý (dễ cáu gắt, trầm cảm…)… có thể là những biểu hiện toàn thân có thể gặp ở bệnh nhân ung thư tuyến giáp giai đoạn này.
Ung thư tuyến giáp giai đoạn II có chữa khỏi không
Như đã khẳng định, ung thư tuyến giáp được xếp vào nhóm bệnh có tiên lượng sống rất tốt khi khối u chưa di căn. Ung thư tuyến giáp giai đoạn II thường vẫn giới hạn ở tuyến giáp nên vẫn có tiên lượng sống tốt. Theo đó, bệnh nhân sẽ có khoảng trên 98% cơ hội sống trong 5 năm. Với tiên lượng sống cao như vậy, bệnh nhân hoàn toàn có cơ hội điều trị bệnh thành công nếu được điều trị với phác đồ tích cực.
Ngoài giai đoạn tiến triển bệnh, lựa chọn phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp giai đoạn II cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như độ tuổi, thể trạng bệnh nhân cũng như dự đoán mức độ đáp ứng điều trị và mong muốn điều trị của người bệnh.
Một số phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp giai II thường được chỉ định là phẫu thuật, liệu pháp hoóc môn tuyến giáp, I ốt phóng xạ, xạ trị ngoài hoặc hóa trị liệu.
Phẫu thuật là phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp thường được chỉ định nhất. Phẫu thuật nhằm mục đích loại bỏ triệt căn khối u, kết hợp với nạo vét hạch cổ mà ung thư di căn tới.
Liệu pháp hoóc môn tuyến giáp thường được chỉ định sau phẫu thuật nhằm mục đích cung cấp các nội tiết tố tuyến giáp mà bình thường tuyến này sản xuất và ngăn chặn sự sản xuất của hoóc môn kích thích tuyến giáp phát triển.
I ốt phóng xạ (I – 131) có đặc tính chỉ nhạy cảm với các tế bào ung thư mà ít bắt dính đến các tế bào khỏe mạnh nên giảm được tác dụng phụ của quá trình điều trị cho bệnh nhân.
Xạ trị ngoài sử dụng tia năng lượng cao như tia X để tiêu diệt tế bào ung thư còn sót lại sau phẫu thuật.
Hóa trị liệu cũng có thể được bác sĩ chỉ định. Đây là phương pháp điều trị toàn thân sử dụng thuốc hóa chất để tiêu diệt các tế bào ung thư trên cơ thể.
Với mục đích nâng cao hiệu quả điều trị bệnh, tăng cơ hội sống và giảm gánh nặng chi phí trong điều trị bệnh ung thư, Bệnh viện Thu Cúc đã hợp tác với đội ngũ bác sĩ giỏi từ Singapore trong xây dựng phác đồ điều trị bệnh. Bệnh nhân sẽ được hưởng dịch vụ khám chữa bệnh tương đương với chất lượng ở Singapore với chi phí tiết kiệm hơn nhiều. Phụ trách chính trong điều trị cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp có TS. BS Lim Hong Liang, bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm điều trị các bệnh ung thư khu vực đầu cổ ở nhiều nước trên thế giới.
Trên đây là những thông tin về ung thư tuyến giáp giai đoạn II và một số thông tin tham khảo về phương pháp điều trị bệnh. Để đăng kí khám hoặc biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ Hotline 0936 388 288.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.