Ung thư tuyến giáp là bệnh ung thư có tiên lượng tốt nếu được phát hiện và điều trị hiệu quả ở giai đoạn sớm. Do vậy việc hiểu rõ về ung thư tuyến giáp sẽ giúp ích rất nhiều cho chúng ta trong việc thoát khỏi căn bệnh này.
Bạn đang đọc: Ung thư tuyến giáp và kiến thức cần biết
1. Ung thư tuyến giáp là gì và phân loại
Ung thư tuyến giáp (thyroid cancer) là một căn bệnh trong đó các tế bào ác tính (ung thư) hình thành từ các tế bào của tuyến giáp. Đây là một loại ung thư phổ biến, có xu hướng phát triển khi độ tuổi càng cao, nguy cơ ở nữ giới cao hơn nam giới.
Ung thư tuyến giáp là một trong những bệnh thường gặp ở vùng đầu, mặt, cổ ở cả nam và nữ giới.
Tuyến giáp là một tuyến nội tiết quan trọng nằm ở vùng cổ trước, trước khí quản. Nó bao gồm 2 thùy hình cánh bướm và một eo kết nối chúng. Tuyến này tiết ra các hormone tuyến giáp tham gia vào trao đổi chất cơ bản của cơ thể, tác động tới nhịp tim, hoạt động của các cơ quan,…
Ung thư tuyến giáp được chia thành hai nhóm: Ung thư thể biệt hoá và ung thư thể không biệt hoá.
Trong đó, thể biệt hoá chiếm khoảng 90%, tiến triển chậm, tiên lượng tốt, bao gồm:
– Ung thư biểu mô tuyến giáp nhú.
– Ung thư biểu mô tuyến giáp thể nang.
– Ung thư biểu mô tuyến giáp loại kết hợp thể nhú và nang.
Nhóm ung thư thể không biệt hoá chiếm khoảng 10%, tiến triển nhanh, nhanh di căn như:
– Ung thư biểu mô tuyến giáp thể tủy.
– Ung thư biểu mô tuyến giáp thể không biệt hoá.
2. Triệu chứng ung thư tuyến giáp
Theo bác sĩ TCI, bệnh ở giai đoạn đầu có thể không gây ra bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào, thường người bệnh tình cờ phát hiện ra khi siêu âm khám sức khỏe kiểm tra hoặc khám bệnh khác vô tình thấy. Chỉ khi khối u to lên, có thể nhìn hoặc sờ thấy, thì người bệnh đi khám. Ngoài ra khi khối u to, xâm lấn, có thể bộc lộ các triệu chứng như:
– Khó thở
– Khó hoặc đau khi nuốt
– Khàn giọng hoặc thay đổi giọng nói
– Sụt cân không rõ nguyên nhân
– Mệt mỏi
– Sưng không đau ở phía trước cổ
Tìm hiểu thêm: Các bệnh về tuyến giáp thường gặp
Kích thước khối u tỷ lệ thuận với mức độ nghiêm trọng của bệnh.
3. Những đối tượng nguy cơ
Nữ giới (dễ mắc ung thư tuyến giáp hơn nam giới)
Độ tuổi hay mắc từ 25-65 tuổi. Độ tuổi và giới tính ảnh hưởng trực tiếp đến nguy cơ mắc bệnh.
Người châu Á
Người thường xuyên tiếp xúc với bất kỳ loại bức xạ
Tiền sử gia đình mắc các bệnh liên quan đến tuyến giáp
Một số điều kiện di truyền, chẳng hạn như ung thư tuyến giáp thể tủy.
4. Các biến chứng của bệnh
Ung thư tuyến giáp có thể gây ra các biến chứng do sự chèn ép và/hoặc xâm nhập vào các mô xung quanh. Nó cũng có thể di căn đến phổi và xương.
Bên cạnh đó, việc điều trị bệnh bằng can thiệp ngoại khoa cũng có thể gây ra các biến chứng. Điều này một phần là do việc giải phẫu cổ có thể gây ra sự thay đổi.
Các biến chứng có thể xảy ra bao gồm:
– Suy giáp
– Chứng khó nuốt do tổn thương dây thần kinh thanh quản trên
– Liệt dây thanh do tổn thương dây thần kinh thanh quản tái phát
– Suy tuyến cận giáp do cắt bỏ tuyến cận giáp
– Dùng thuốc phóng xạ có thể có những hậu quả sau:
– Viêm tuyến giáp do bức xạ và nhiễm độc giáp thoáng qua ở những bệnh nhân đã trải qua phẫu thuật cắt tiểu thùy đơn giản
– Buồn nôn, nôn, chán ăn và đau đầu (không phổ biến).
– Xơ phổi ở những bệnh nhân có di căn phổi lớn.
– Phù não ở bệnh nhân di căn não
– Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, thiểu sản huyết thoáng qua hoặc kinh nguyệt không đều.
– Tăng nhẹ nguy cơ mắc bệnh bạch cầu hoặc ung thư biểu mô vú và bàng quang.
– Biến chứng nghiêm trọng nhất là di căn và tử vong. Các vị trí di căn thường xuyên nhất là phổi và xương, sau đó là não và gan. Khối u cũng có thể di căn đến các vị trí khác trên cơ thể.
5. Chẩn đoán ung thư tuyến giáp
7.1. Chẩn đoán lâm sàng ung thư tuyến giáp
Bác sĩ có thể kiểm tra thăm khám vùng cổ: Tuyến giáp, hạch cổ, hỏi tiền sử bệnh tật của người bệnh và gia đình.
7.2. Các xét nghiệm chẩn đoán ung thư tuyến giáp
Bác sỹ sẽ chỉ định làm các xét nghiệm chẩn đoán bao gồm:
Siêu âm tuyến giáp và hạch vùng cổ: Phát hiện, đánh giá vị trí, kích thước, tính chất, số lượng khối u tuyến giáp, hạch vùng cổ.
>>>>>Xem thêm: Chế độ ăn uống cho người bệnh tiểu đường dịp Tết
Siêu âm chẩn đoán kích thước, vị trí, mức độ xâm lấn của khối u ác tính.
Xét nghiệm tế bào học u tuyến giáp, hạch cổ dưới hướng dẫn của siêu âm (chọc hút kim nhỏ – FNA): Kim được đưa qua da vào tuyến giáp để lấy một số tế bào từ khối u, từ hạch cổ. Bác sĩ sẽ kiểm tra các tế bào dưới kính hiển vi để tìm tế bào ung thư.
Chụp CT và MRI vùng cổ: Đánh giá kỹ hơn mức độ xâm lấn của u tuyến giáp và hạch với các cơ quan xung quanh như phần mềm vùng cổ, khí quản, thực quản.
Sinh thiết tức thì trong mổ: Bác sĩ sẽ cắt bỏ nhân giáp hoặc một thùy của tuyến giáp trong quá trình phẫu thuật, làm xét nghiệm mô bệnh học ngay trong mổ để có hướng xử trí kịp thời và phù hợp.
Chỉ điểm sinh học: Với ung thư thể biệt hoá sau mổ thì chỉ số Tg sẽ dùng để đánh giá điều trị và theo dõi tái phát; Với ung thư thể tuỷ thì chỉ số Calcitonin và CEA có vai trò trong tiên lượng và theo dõi sau điều trị.
6. Các phương pháp điều trị
Có nhiều lựa chọn điều trị khác nhau cho nhóm ung thư tuyến giáp biệt hóa và không biệt hóa. Mỗi hình thức điều trị phù hợp như thế nào sẽ phụ thuộc vào giai đoạn và loại phân loại ung thư của người bệnh. Ung thư thể biệt hóa hay gặp nhất với tỷ lệ khoảng 90% và có thể chữa khỏi hoàn toàn.
Các phương pháp điều trị bao gồm phẫu thuật, liệu pháp iốt phóng xạ (I-131), thuốc nhắm trúng đích (ức chế tyrosine kinase – TKI), và liệu pháp hormone. Các phương pháp điều trị sẽ tuỳ vào giai đoạn bệnh và thể mô bệnh học….
7. Cách phòng ngừa nguy cơ ung thư tuyến giáp
Bác sĩ TCI khuyến nghị, để giảm nguy cơ mắc bệnh, mọi người nên hạn chế tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ như tia bức xạ, chế độ ăn thiếu hoặc thừa iod; nên ăn uống và sinh hoạt lành mạnh và thực hành thói quen kiểm tra sức khỏe định kỳ mỗi 6 tháng một lần hoặc ít nhất mỗi năm một lần để phát hiện sớm các tình trạng bất thường.
Tốt nhất, những người từ độ tuổi 40 và những người có các yếu tố nguy cơ nên làm tầm soát ung thư tuyến giáp.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.